Một số vấn đề về bản quyền từ trường hợp của ca sĩ Mỹ Tâm (*).

Bài tạm dịch: (bài viết nguyên gốc bằng Tiếng Anh của Vincent Sellier, Arthur Forgerit – học viên cao học Trường ĐH Luật TP.HCM, thực tập sinh CIS Law Firm, english below)

Gần đây, tất cả ánh nhìn đều hướng về Mỹ Tâm, một ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam về hành vi phạm bản quyền mà cô đã hát và chỉnh sửa lời bài hát “Em thì không (I do not)” mà không có sự cho phép của tác giả Vũ Xuân Hùng. Mỹ Tâm đã xin lỗi vì sự cố này và yêu cầu một nhạc sĩ khác viết lại lời bài hát. Hơn nữa, khi nội dung lời bài hát tương ứng với bản dịch tiếng Việt của bài hát tiếng Pháp “Toi Jamais” được sáng tác bởi tác giả Michel Mallory và lần đầu tiên được hát bởi ca sĩ Sylvie Vartan. Trường hợp này tạo cơ hội để so sánh luật của Pháp và Việt Nam trong phạm vi bảo vệ quyền tác giả.

Quyền tác giả được quy định trong Luật của nước Pháp là bảo vệ “tổ chức về âm thanh mang tính trí tuệ”. Nó nhắm vào các yếu tố đặc trưng của tác phẩm âm nhạc như giai điệu, hòa âm, nhịp điệu và lời bài hát. Người nhạc sĩ và người biểu diễn vẫn còn sống. Hơn nữa, nhạc sĩ (của bài hát Toi Jamais) đã nộp nhạc khúc và Lời bài hát tại “BNF” (Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Pháp) đầu tiên vào năm 1976 và sau đó là năm 2006. Pháp luật Pháp bảo vệ tác phẩm trong suốt cuộc đời của tác giả và sự bảo vệ được đảm bảo. Sự vi phạm các quyền kinh tế và nhân thân gắn liền với bài hát có thể dẫn đến hình phạt dân sự và phạt tiền.

Hơn nữa, một vấn đề được đặt ra trong trường hợp này. Phần lời bài hát có thể dịch được ở mức độ nào, và nó có thể được coi như là một tác phẩm mới để được bảo vệ hay không?

Tác phẩm phái sinh được định nghĩa, theo luật pháp Pháp, là một tác phẩm mới được kết hợp với một tác phẩm tồn tại trước đó mà không có sự hợp tác của tác giả tác phẩm gốc. Theo một quyết định tư pháp của Pháp, “Có tác phẩm phái sinh ngay khi có sử dụng các yếu tố hình thức vay mượn từ tác phẩm đã được bảo vệ bản quyền”.

Do đó, nó sẽ cần phải có sự chấp thuận của tác giả của tác phẩm gốc khi kết hợp tạo thành tác phẩm mới, và phải trả cho tác giả tác phẩm gốc một khoản thù lao theo tỷ lệ tùy thuộc vào tầm quan trọng của việc sử dụng tác phẩm đó. Về phương diện khác, Pháp luật Pháp cũng bảo vệ bản dịch, chuyển thể hoặc mô phỏng dựa trên tác phẩm gốc. Do đó, chủ sở hữu tác phẩm ban đầu cũng sẽ có quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm phái sinh.

Tuy nhiên, dường như có sự khác biệt đáng kể giữa hệ thống pháp luật về “chia sẻ quyền lợi chính đáng” (quy định tỷ lệ chi trả bản quyền). Để so sánh, Hệ thống Luật pháp của Nhật Bản quy định một tỷ lệ phân phối là 50% tiền bản quyền cho nhạc sĩ tác phẩm gốc và 50% cho tác giả của bản tác phẩm phái sinh, trong khi Pháp luật Pháp quy định tỷ lệ là 90/10. Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Điều 14 2): “Các tác phẩm phái sinh chỉ được luật pháp bảo vệ nếu điều này không ảnh hưởng đến quyền tác giả đối với các tác phẩm được sử dụng để tạo ra các tác phẩm phái sinh” và cũng quy định rằng ” Nếu không có sự cho phép của tác giả hoặc người giữ bản quyền tác phẩm được sử dụng để tạo ra các tác phẩm phái sinh đó được coi là hành vi xâm phạm bản quyền” (Điều 28.7) (không đề cập đến tỷ lệ chi trả).

Ở Việt Nam, trong một thời gian dài (từ những năm 80 đến 90), nhạc sĩ Việt Nam thường chọn giai điệu các bài hát phổ biến ở nước ngoài, viết lại lời bài hát bằng tiếng Việt. Hầu hết thời gian, ý nghĩa của lời bài hát tiếng Việt và nguyên gốc đều giống nhau. Theo luật sở hữu trí tuệ, một tác phẩm dựa trên một tác phẩm hiện tại có thể được coi là một “tác phẩm phái sinh”. Tuy nhiên, mặt khác, luật bản quyền bảo vệ chống sao chép. Tác phẩm phải được định dạng dưới dạng văn bản, giai điệu thì được bảo vệ dưới hình thức sắp xếp nhạc nốt. Khi so sánh với nhau nếu chúng có cùng một hình thức thì quyền tác giả sẽ bị vi phạm (một hành vi “sao chép”). Nếu người ta thể hiện cùng một nội dung nhưng dưới các hình thức khác nhau thì nó sẽ không được xem là vi phạm bản quyền, trừ khi có sự trùng lặp 100%.

Trong trường hợp này, ca sĩ Mỹ Tâm đã sử dụng và sửa đổi, không có sự cho phép, phiên bản tiếng Việt của bài hát do nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng dịch. Người biểu diễn đã vi phạm quyền nhân thân của tác giả tác phẩm gốc người Pháp. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét hai giả thiết:

Trường hợp 1: Vũ Xuân Hùng viết lời bài hát nhưng nội dung khác với lời bài hát gốc (do đó ông ấy có thể chứng minh được rằng: phiên bản của ông ấy không phải bản dịch) và ông ấy không sử dụng giai điệu, do đó nó sẽ không được coi là một tác phẩm phái sinh . Vì vậy, Vũ Xuân Hùng và tác giả của “Toi Jamais” không có quan hệ nào.

+ Khi Mỹ Tâm sử dụng lời bài hát Vũ Xuân Hùng, Mỹ Tâm sẽ vi phạm quyền tác giả của Vũ Xuân Hùng;

+ Khi Mỹ Tâm sử dụng giai điệu “Toi Jamais”, Mỹ Tâm sẽ vi phạm quyền tác giả của Michel Mallory.

Trường hợp 2: Giả sử Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng có sử dụng giai điệu nhưng không có sự cho phép từ tác giả gốc, và vì thế Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng sẽ không có sự bảo vệ (quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc). Kết quả là người biểu diễn chỉ chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm đối với tác giả gốc, Vũ Xuân Hùng cũng thế. Hậu quả, tiền bản quyền sẽ chỉ được thanh toán trực tiếp cho tác giả gốc.

————————–

Recently, all eyes were on My Tam, famous singer of Vietnam for the copyright infringement she did by singing and modifying the lyrics of the song “Emthikhong (I do not)” without the permission of the author Vu Xuan Hung. Lately, My Tam has apologized for the incident and asked another musician to rewrite the lyrics. Furthermore, the song already corresponds to the Vietnamese translation of the French music “Toi Jamais”. Originally written by French composing author: Michel Mallory and firstly sung by the singer “Sylvie Vartan”.This case provides an opportunity to compare French and Vietnamese Law in the spectrum of Rights Protection of Authors.

Author’s Rights as presented in French Law protect “the intellectual organization of sounds”. It aims characteristic elements of the musical work such as melody, harmony, rhythm and lyrics. The compositor and fist performer are still alive. Furthermore, the original compositor placed the Partitions and the Lyrics of the songs at the “BNF” (French National Archive), at first in 1976 and then another time in 2006. French Law protects the work during the whole lifetime of his author, hence the protection is ensured. The violation of economic and moral rights attached to the song can lead to civil and penal sanctions.

Furthermore, an issue tends to arise in this case. To what extent the lyrics of a song can be translated, and how far can it be considered as a new work subject to protection?

The derivative work is defined, in French law, as a new piece of work to which is incorporated a pre-existent work without any collaboration of the original author. According to a French judicial decision, “There is derivative work as soon as there is a use of formal elements borrowed from a copyright protected work”.

It will therefore need to obtain the approval of the author of the piece of work incorporated to the new one, and award him a proportional remuneration depending on the importance of the use of such piece of work. Otherwise, French law provide protection for the translations, transformation or adaptation of original piece of work. Thus, the original owner will have intellectual property right on derivative works.

However, there would appear to be substantial differences between law system on the mean of “rights fair sharing”. By comparison, Japanese Law System provides a distribution of 50% of the royalties to the original compositor and 50% for the creator of the derivative when French Law provides a 90/10 System. According to Vietnamese Intellectual Property Law (Art 14 2): “Derivative works shall be protected by the law only if this does not prejudice the copyright to works used to create these derivative works”.The same law also provides that “Making a derivative work without permission from the author or copyright holder of the work used to make such derivative work is considered as an act of infringement of copyright.” (Article 28.7)

In Vietnam, for a long period (80s-90s), Vietnamese musicians used to choose melodies of popular songs abroad, re-writing the lyrics in Vietnamese. Most of the time, the meaning of Vietnamese and original lyrics are the same. As far as the intellectual property law is concerned, a work based on an existing work can be considered as a “derivative work”. However, on the other hand, copyright law protects against copying. The work must be shaped in the form of text, the melody is protected by the score. When compared to each other if there is a same shape, the author right will be infringed (a “copy” act). If people wishes to express same substances but by different formalities, it will be not considered as a copyright infringement, unless there is a 100%-duplication.

In this case, the performer My Tam used and modified, without authorization, the Vietnamese version of the song translated by Vu Xuan Hung. The performer has violated the spirit of the original work written by the French author. We will consider from now two hypothesis:

  • Case I: Vu Xuan Hung write the lyrics but the contents were different with the original lyrics (therefore, he can prove that his version is not a translated version) and he does not use the melody, it will not be considered a derivative work. So, Vu Xuan Hung and author of “Toi Jamais” do not have any relation.

– When My Tam uses Vu Xuan Hung lyrics, My Tam will infringe author right of Vu Xuan Hung;

– When My Tam uses melody of “Toi Jamais”, My Tam will infringe author right of Michel Mallory.

  • Case II: Assuming that Vu Xuan Hung just use the melody without authorization from the original author, he doesn’t possess any protection. As a result the performer is liable for infringement only towards the original author, as well as Vu Xuan Hung. In consequences, royalties shall be paid directly to the latter.

Ho Chi Minh city, 22/03/2017.