Những công việc cần thực hiện khi quyết định giải thể doanh nghiệp

Trong 11 tháng đầu năm 2017, cả nước có 116.045 doanh nghiệp thành lập mới. Trong đó, số lượng doanh nghiệp đang chờ hoặc đã hoàn tất thủ tục giải thể là 4.767 doanh nghiệp (thống kê từ Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia).

Trên thực tế, sau khi thành lập và hoạt động kinh doanh một thời gian không đem lại hiệu quả, nhiều Doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức giải thể để bảo toàn vốn và hạn chế những rủi ro phát sinh. Mặc khác, cũng tồn tại cơ số Doanh nghiệp bị giải thể do cơ quan chức năng yêu cầu theo quy định Pháp Luật.

§ Có cần thiết làm thủ tục giải thể Doanh nghiệp?

Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sẽ được hưởng những quyền lợi và đi kèm nghĩa vụ nhất định. Một trong những nghĩa vụ mà Doanh nghiệp phải đảm bảo hoàn tất với Nhà nước là: kê khai thuế, lập sổ sách kế toán, trả lương cho người lao động, nộp các loại phí, nộp phạt vi phạm,…

Đặc biệt, đối với nghĩa vụ kê khai nộp thuế Doanh nghiệp phải thực hiện đúng thời hạn theo quy định Luật Quản lý thuế. Nếu nộp chậm thì tiền lãi phạt đóng càng cao. Mặc dù, Doanh nghiệp trên thực tế đã dừng hoạt động nhưng vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế và thực hiện thủ tục giải thể, thì Doanh nghiệp vẫn có nguy cơ bị cơ quan quản lý thuế cưỡng chế, phạt vi phạm.

§ Trình tự, thủ tục giải thể Doanh nghiệp:

1> Điều kiện:

Tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về các trường hợp và điều kiện để giải thể Doanh nghiệp, bao gồm:

  • Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp (lương của người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và khoản nợ đối với các đối tác).
  • Doanh nghiệp không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Án hoặc Trọng tài thương mại

*Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán (mất khả năng thanh toán) thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014.

2> Các bước giải thể Doanh nghiệp:

Trên thực tế, Doanh nghiệp thường tiến hành thủ tục giải thể tự nguyện, theo quyết định của:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp tư nhân);
  • Chủ sở hữu công ty hoặc của Hội đồng thành viên (Công ty trách nhiệm hữu hạn);
  • Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần)

(Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014; Thông tư 95/2016/TT-BTC; Điều 140 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư)

Doanh nghiệp cần lưu ý:

Chỉ khi nào Doanh nghiệp đã hoàn thành các thủ tục về thuế (Có quyết định đóng Mã số thuế doanh nghiệp của Cục thuế tỉnh, thành phố) và làm đầy đủ các hồ sơ gửi Phòng Đăng ký kinh doanh thì Doanh nghiệp mới nộp trả con dấu (đối với doanh nghiệp có con dấu do công an quản lý).

Để tìm hiểu thêm về quy trình, điều kiện để giải thể Doanh nghiệp, vui lòng tham khảo: Tại đây

Để nhận được hướng dẫn và tư vấn trực tiếp về vấn đề Giải thể Doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Cis Law Firm:

CIS Law Firm
Hotline : 84.028.3911 85 81

Email: info@cis.vn

Địa chỉ: 109 Hoàng Sa, Phường Đa kao, Quận 1, TPHCM

Tác giả: Hồ Thị Thủy Tú