Thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền Slogan

1. Slogan là gì?

Slogan là một câu nói hoặc một cụm từ đơn giản, dễ nhớ và có sức lôi cuốn.

Trong lịch sử, “slogan” được dùng làm tiếng hô mỗi khi ra trận của những chiến binh Scotland, nhưng nay slogan là một phương tiện dùng để gói gọn sự hấp dẫn của sản phẩm hoặc biểu trưng cho tinh thần của một doanh nghiệp và gây ấn tượng gợi nhớ cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của mình.

Mỗi slogan thường có ý nghĩa trong một giai đoạn nhất định. Khi chuyển sang giai đoạn khác hoặc chiến lược của doanh nghiệp thay đổi, thì slogan cũng thay đổi cho phù hợp với điều kiện lúc đó. Chính vì vậy mà slogan đóng vai trò không nhỏ đến thương hiệu của một doanh nghiệp.

Một số slogan đã góp phần xây dựng nên các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như là:

slogan-nike-just-do-it

Nike – Just Do It

slogan-kitkat

Kit Kat – Have a break, have a Kit Kat

Một số slogan nổi tiếng ở Việt Nam:

viettel-slogan

Viettel – Hãy nói theo cách của bạn

slogan-vinamilk

Vinamilk – Vươn cao Việt Nam

bitis-slogan

Bitis – Nâng niu bàn chân Việt

prudential-slogan

Prudential – Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu.

2. Tại sao có rất nhiều người muốn được độc quyền slogan?

Cùng với sự phát triển trí tuệ của con người mà hiện nay xuất hiện rất nhiều slogan gắn với nhiều doanh nghiệp, cùng với đó là việc ai ai cũng muốn sở hữu độc quyền slogan đó. Vì sao lại như vậy?

Thứ nhất, khi nghĩ ra được slogan thì bất kỳ ai cũng mong muốn được xác nhận “chủ quyền” đối với slogan đó.

Thứ hai, muốn được đảm bảo không bị bất kỳ ai ngăn cấm sử dụng slogan trong hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, muốn ngăn chặn hành vi sử dụng slogan tương tự, nhầm lẫn với slogan của mình đã đăng ký trong hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, muốn góp phần tạo nên giá trị thương hiệu trong nhận thức của người tiêu dùng.

Thứ năm, muốn có quyền cho phép người khác sử dụng slogan trong phạm vi được sở hữu độc quyền, tạo nên nguồn thu nhập cho doanh nghiệp.

Vậy, muốn được sở hữu độc quyền slogan thì phải làm thế nào?

Bạn phải tiến hành thủ tục đăng ký slogan dưới dạng đăng ký nhãn hiệu và được Cấp văn bằng bảo hộ (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu):

van-bang-bao-ho

Thủ tục đăng ký bảo hộ slogan:

Bước 1: Tự tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ của Slogan (không bắt buộc)

Trước khi nộp đăng ký nhãn hiệu, Bạn nên tiến hành tra cứu sơ bộ slogan của mình có đáp ứng được các điều kiện (tiêu chuẩn bảo hộ) hay không? Bạn có thể tự thực hiện hoặc liên hệ đến các Luật sư có chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này để có thể đánh giá được khả năng bảo hộ slogan của bạn

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ, các tài liệu tối thiểu theo quy định và nộp tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nộp trực tiếp hoặc thông qua Đại diện Sở hữu công nghiệp như CIS để nộp)

Bước 3: Thẩm định hình thức

Kể từ ngày Cục SHTT tiếp nhận đơn, đơn của bạn sẽ được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn, thời hạn thẩm định là 01 tháng.

Bước 4: Công bố

Đơn đăng ký Nhãn hiệu được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ. Hình thức công bố là đăng lên Công báo Sở hữu công nghiệp hằng tháng của Cục SHTT

Bước 5: Thẩm định nội dung

Tại bước này, đơn của bạn sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho slogan theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 6: Cấp Văn bằng bảo hộ/ Từ chối bảo hộ

Tại giai đoạn thẩm định nội dung, slogan của bạn đã đáp ứng được các điều kiện bảo hộ thì Cục SHTT sẽ ra thông báo cấp văn bằng bảo hộ, bạn phải theo dõi để đóng lệ phí cấp văn bằng đầy đủ. Trường hợp hồ sơ của bạn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định, Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định từ chối bảo hộ và ấn định thời hạn là 03 tháng để bạn phản biện lại ý kiến của Cục, nếu bạn không phản biện hoặc phản biện không thuyết phục thì Cục sẽ quyết định từ chối bảo hộ.

quy-trinh-dang-ky

3. Đăng ký bảo hộ slogan cần lưu ý gì?

Không phải mọi trường hợp khi đăng ký bảo hộ slogan đều được chấp thuận bảo hộ mà cần phải đáp ứng nhiều điều kiện theo pháp luật quy định.

Trong quá trình hỗ trợ, hướng dẫn cho rất nhiều chủ nhãn hiệu có nhu cầu đăng ký bảo hộ slogan, chúng tôi đã thống kê và điểm qua 03 lí do phổ biến khiến cho slogan bị từ chối khi đăng ký như sau:

1) Bị từ chối vì có tính mô tả quá rõ ràng về sản phẩm, dịch vụ

Đây là lí do dễ bị vướng nhất, thông thường những slogan thường sẽ chứa từ ngữ là tên gọi của sản phẩm và thể hiện một số công dụng, giá trị, đặc tính, chất lượng của sản phẩm,

Nhưng theo quy định pháp luật, những dấu hiệu chỉ về thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ sẽ bị coi là “yếu tố không có tính phân biệt”.

Thực tế, trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký nhãn hiệu, các slogan như “Thơm Ngon Đến Giọt Cuối Cùng” (một slogan dùng cho nước mắm), “Mọi Lúc Mọi Nơi” (slogan dùng cho dịch vụ viễn thông di động), “Không mong 1000 khách đến 1 lần. Chỉ mong 1 khách đến 1000 lần” (slogan dùng cho dịch vụ quán ăn)… đều đã bị từ chối.

2) Bị từ chối vì bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với slogan của người khác đã nộp đơn trước về cấu trúc, phát âm, nội dung ý nghĩa.

Việc kiểm tra này cần được thực hiện bởi Tổ chức chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong đánh giá và lên phương án giải quyết nếu phát hiện có khả năng tương tự với slogan của người khác.

Để giảm khả năng bị từ chối khi nộp đơn đăng ký bảo hộ slogan, bạn nên được Luật sư chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ đặc biệt là các tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp như công ty Luật CIS để được tư vấn, đánh giá về khả năng bảo hộ của slogan và tra cứu trước khi tiến hành đăng ký.

3) Bị từ chối vì không quản lý, theo dõi hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký, chủ nhãn hiệu slogan không cập nhật theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ, dẫn đến không kịp trả lời các thông báo của cơ quan đăng ký hoặc đáng tiếc hơn là slogan đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ nhưng vẫn bị từ chối vì lí do quá đáng tiếc là không đóng phí cấp Văn bằng đúng hạn.

Vấn đề này thường xảy ra khi doanh nghiệp của bạn thay đổi nhân sự phụ trách, không có người tiếp tục theo dõi tiến độ xử lý, hoặc đã nhờ các dịch vụ không chuyên (không phải là đại diện SHCN) để thực hiện đăng ký nhãn hiệu, và đặc biệt là doanh nghiệp của bạn thay đổi địa chỉ trụ sở nhưng không làm thủ tục cập nhật địa chỉ trong hồ sơ đăng ký… hệ quả là các văn bản, thông báo của Cơ quan Nhà nước không gửi được đến bạn và có khi bạn phải tiến hành đăng ký lại từ đầu.

Công ty Luật HD Bản quyền Quốc tế (CIS Law Firm) là tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề bảo hộ nêu trên, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 3911 8581
Email: info@cis.vn