Triển lãm Quốc tế về ngành xây dựng – VIETBUILD 2018

VIETBUILD – là Triển lãm định kỳ hằng năm của Ngành Xây dựng và cũng là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, giới thiệu thành tựu công nghệ, giao lưu xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.

Được sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Xây dựng, Triển lãm Quốc tế VIETBUILD 2018 tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề : Xây dựng – vật liệu xây dựng- bất động sản- trang trí nội ngoại thất được diễn ra tại Trung Tâm Hội Chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC)- TP. Hồ Chí Minh, từ 21/06 đến 25/06/2018. Sự kiện năm nay được tổ chức vô cùng hoành tráng và ấn tướng khi thu hút 2500 gian hàng thuộc 800 doanh nghiệp đến từ 27 quốc gia tham gia trưng bày và giới thiệu những sản phẩm.

vietbuild 2018

CIS LAW FIRM vừa qua cũng đã tham gia giao lưu và gặp gỡ nhiều đối tác quan trọng. Giao lưu tại nhiều gian hàng khác nhau, CIS LAW FIRM nhìn chung nhận thấy các gian hàng trưng bày năm nay tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, nhiều gian hàng được trang trí vô cùng tỉ mỉ, công phu, và vô cùng độc đáo thu hút rất nhiều khách tham quan, nổi bật là không gian trưng bày hài hoà, tinh tế và nhiều hoạt động hoạt náo thú vị của Tập đoàn Hoa Sen, Công Ty cổ phần Apollo Silicone hay Công Ty TNHH TM An Cường,.. đã thu hút hàng nghìn lượt tham quan.

vietbuild 2018

Trong thời gian diễn ra triển lãm, chương trình cũng có tổ chức nhiều buổi hội thảo, hội thi, diễn đàn doanh nghiệp – là nhịp cầu hỗ trợ doanh nghiệp và công chúng gặp gỡ, trao đổi, nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để định hướng chiến lược trong kinh doanh.

vietbuild 2018

Trao đổi với Luật sư thuộc Phòng Sở hữu trí tuệ (CIS Law Firm), ngành nghề Xây dựng – vật liệu xây dựng – bất động sản – trang trí nội ngoại thất rất dễ bị xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ vì toàn bộ đối tượng từ sản phẩm cho đến thương hiệu đều là đối tượng cần được bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ. Tình trạng sản phẩm bị sao chép kiểu dáng đang diễn ra ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp. Bên cạnh các doanh nghiệp sớm cảnh giác và đi đăng ký sớm kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm và thương hiệu thì còn không ít doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình “đẩy sản phẩm ra thị trường trước rồi mới đi đăng ký sau” nên dẫn đến tình trạng chậm đăng ký, đánh mất thương hiệu, hoặc hi hữu hơn là tự làm mất tính mới đối với kiểu dáng công nghiệp chuẩn bị đăng ký.

(Tác giả: Phạm Thị Tiểu Ngân – CIS Law Firm)