UBER đi, “GO-JEK” vào?

Ngày 24/5, hãng điều hành Go-Jek (một ứng dụng đi chung xe phổ biến nhất Indonesia) đã ra thông báo sẽ đầu tư khoảng 500 triệu USD để gia nhập 4 thị trường mới là: Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines trong vài tháng tới.

uber-gojek-01

Go-Jek được thành lập vào năm 2010 và hiện dẫn đầu thị trường gọi xe với khoảng 900.000 tài xế đối tác tại Indonesia, thị trường lớn nhất Đông Nam Á. Không dừng lại ở dịch vụ gọi xe công nghệ, định hướng của Go-Jek là trở thành một nền tảng phục vụ người dùng ở nhiều dịch vụ khác nhau như gọi thức ăn, hỗ trợ khách hàng đi chợ, giúp việc tại nhà, thanh toán trực tuyến,…

uber-gojek-02
“hệ sinh thái” thương hiệu của tập đoàn Go Jek ở Indonesia (Nguồn: WIPO)

Vào đầu năm 2018, tập đoàn Go-Jek đã được định giá ở mức 5 tỷ USD sau khi có tin đồn huy động vốn thành công từ Google, JD.com, KKR, Warburg Pincus, Tencent. Mức định giá của Go-Jek đã gần bằng Grab ngay cả khi Go-Jek chưa mở rộng ra các nước khác.

Theo công bố của Cục Sở hữu trí tuệ, cuộc chiến thương hiệu “Go Jek” ở Việt Nam cũng rất hấp dẫn vì có đến 2 người khác nhau (một người Hàn Quốc và một công ty ở Cần Thơ) nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ và hiện vẫn đang trong giai đoạn thẩm định. Theo luật Việt Nam, người nộp đơn đăng ký sau sẽ bị từ chối (nếu không có ngày ưu tiên).

uber-gojek-03
Thông tin đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền thương hiệu (Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ)

Có thể vì lí do này mà đã có thông tin cho rằng Go-Jek sẽ chuyển giao công nghệ cũng như đầu tư mạnh về mặt tài chính cho một công ty Việt Nam hoạt động dưới thương hiệu là “GoViet”.

uber-gojet-04

Tuy nhiên, đến nay thì “GoViet” cũng vẫn chưa có thông tin nộp đơn đăng ký hoặc được cấp Văn bằng bảo hộ thương hiệu ở Việt Nam.

Phòng Sở hữu trí tuệ.

(Tham khảo từ: Vnexpress, Vneconomy và dữ liệu từ Cục Sở hữu trí tuệ)