Hướng dẫn thủ tục đăng ký Sáng chế tại Việt Nam

Sáng chế là một loại tài sản vô hình có giá trị kinh tế cực kỳ cao, được xem là công cụ để doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh của mình. Khi đã “nắm được” sáng chế thì việc khai thác giá trị thương mại của sáng chế sẽ giúp giá trị của doanh nghiệp tăng cao, đồng thời cũng kích thích và tạo động lực cho cả nền kinh tế phát triển.

bang-sang-che

Vậy:

  • Sáng chế là gì?
  • Tại sao nên đăng ký Sáng chế?
  • Điều kiện để được cấp bằng độc quyền Sáng chế?
  • Và thủ tục đăng ký Sáng chế sẽ trải qua các bước nào.

1. Sáng chế là gì?

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng SẢN PHẨM hoặc QUY TRÌNH nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, ví dụ:

Tên sáng chế Hình vẽ
Phương pháp và thiết bị thu nhận ánh sáng mặt trời  

Chậu trồng cây thích hợp cho cấp nước tự động  

Phương tiện giao thông  

Quạt trần  

Hợp chất  

2. Tại sao nên đăng ký Sáng chế?

Thứ nhất, Cơ sở hợp pháp DUY NHẤT để xác nhận quyền sở hữu giải pháp kỹ thuật tại Việt Nam là Văn bằng độc quyền sáng chế (được cấp theo thủ tục Đăng ký Sáng chế/GPHI);

Thứ hai, Bằng độc quyền sáng chế/GPHI là cơ sở để chuyển giao công nghệtăng giá trị công nghệ được chuyển giao.

Thứ ba, Bằng độc quyền sáng chế/GPHI là cơ sở chứng minh quyền ưu tiên khi đăng ký Sáng chế ở các nước là thành viên Công ước Paris và tham gia Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT).

Thứ tư, đăng ký Sáng chế/GPHI để phòng tránh bị chiếm đoạt quyền đăng ký Sáng chế ở Việt Nam và các quốc gia khác (như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu…).

3. Thủ tục đăng ký sáng chế

SC/GPHI đăng ký bảo hộ ở Việt Nam sẽ nộp ở Cục Sở hữu trí tuệ, bạn có thể tự nộp hoặc thông qua đơn vị đại diện Sở hữu công nghiệp để nộp, hồ sơ gồm:

– Tờ khai đăng ký sáng chế;

– Bản mô tả sáng chế;

– Bản tóm tắt sáng chế;

– Giấy ủy quyền nếu nộp thông qua tổ chức đại diện SHCN như Công ty Luật CIS.

Đơn đăng ký sáng chế sau khi nộp sẽ trải qua các 4 giai đoạn sau:

Thứ nhất (thẩm định hình thức): 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, đơn đăng ký SC sẽ được thẩm định hình thức để kiểm tra về các điều kiện về hình thức của đơn (ví dụ: phân loại Sáng chế, tên Sáng chế, các tài liệu cần có trong đơn, các hình vẽ,..) mà chưa xem xét gì đến các điều kiện bảo hộ. Kết thúc giai đoạn này là Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn và yêu cầu chủ đơn phải khắc phục các thiếu sót trong 1 thời hạn ấn định.

Thứ hai (công bố đơn): Sau khi đơn có Quyết định hợp lệ, chủ đơn sẽ cần quyết định có cần công bố đơn sớm hay không (để sớm có kết quả), nếu cần thì sẽ chủ động yêu cầu công bố đơn sớm, nếu không thì đơn sẽ tự động công bố trong tháng thứ 19 kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có).

Thứ ba (thẩm định nội dung): Trong thời hạn 42 tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên, chủ đơn cần yêu cầu Cục SHTT thẩm định nội dung đơn. Thời hạn thẩm định nội dung là không quá 18 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung nộp trước ngày công bố đơn, hoặc kể từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung nếu nộp sau ngày công bố đơn. Kết thúc giai đoạn thẩm định nội dung là thông báo dự định cấp Văn bằng bảo hộ hoặc từ chối và yêu cầu chủ đơn trả lời, khắc phục thiếu sót trong thời hạn ấn định.

Thứ tư (cấp văn bằng): trường hợp kết thúc giai đoạn thẩm định nội dung, SC/GPHI đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ thì chủ đơn cần đóng đầy đủ phí, lệ phí cấp Văn bằng và phí duy trì hiệu lực cho năm đầu tiên, sau đó trong thời hạn 1 tháng, Cục SHTT sẽ ra Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ độc quyền SC/GPHI cho chủ SC/GPHI đó.

4. Điều kiện bảo hộ sáng chế

Bạn sẽ được cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện sau đây:

1) Có tính mới: Tính mới được hiểu là sáng chế của bạn chưa bị bộc lộ công khai dưới BẤT KỲ hình thức nào, ở trong nước và cả nước ngoài trước ngày nộp đơn, hoặc trước ngày ưu tiên.

2) Có trình độ sáng tạo, tức là nếu so sánh với các giải pháp đã có trước đó, thì sáng chế của bạn là một BƯỚC TIẾN SÁNG TẠO, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

3) Có khả năng áp dụng công nghiệp, tức là giải pháp nêu trong SC có thể được chế tạo, sản xuất hàng hoạt, hoặc áp dụng lặp đi lặp lại và thu được kết quả ổn định. Nếu giải pháp của bạn không đáp ứng về trình độ sáng tạo thì bạn có thể yêu cầu bảo hộ giải pháp đó dưới hình thức “Giải pháp hữu ích”.

Thực tế thì việc theo đuổi các đơn đăng ký sáng chế/GPHI là khá lâu; tổng thời gian kể từ ngày nộp đơn đến khi có kết quả thẩm định nội dung khoảng hơn 2-5 năm, trong từng giai đoạn đều sẽ có các thông báo và có ấn định thời hạn để trả lời, nếu không trả lời đúng hạn và thỏa đáng thì đơn đăng ký có thể bị từ chối và coi như bị rút bỏ. Vì vậy, nếu có dự định đăng ký, các bạn nên ủy quyền cho tổ chức đại diện SHCN như Công ty Luật CIS để theo dõi đơn trong suốt thời gian này nhé!

Công ty Luật HD Bản Quyền Quốc Tế (CIS Law Firm) là tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề bảo hộ nêu trên, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 028 3911 8581
Email: info@cis.vn