Tăng lương tối thiểu vùng từ 01/01/2019

Ngày 16/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, thay thế Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2017 của chính phủ.

tang-luong-toi-thieu-2019-01

Nghị định 157/2018/NĐ-CP có những điểm mới đáng chú ý sau đây:

tang-luong-toi-thieu-2019-02

Bên cạnh đó, nghị định 157/2018/NĐ-CP cũng điều chỉnh Vùng của một số địa phương (danh sách chi tiết tại Phụ lục kèm theo Nghị định

1. Quy định về cách áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2019

Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.

2. Doanh nghiệp cần làm gì khi lương tối thiểu vùng tăng lên?

  • Rà soát lại mức lương đang áp dụng đối với người lao động: Nếu mức lương đang áp dụng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp cần tăng lương cho người lao động tối thiểu bằng mức lương tối thiểu vùng.
  • Rà soát lại thang bảng lương đã đăng ký: Nếu doanh nghiệp đã đăng ký thang bảng lương với mức lương tại bậc 1 thấp hơn mức lương tối thiểu vùng 2019 thì doanh nghiệp cần điều chỉnh và đăng ký lại thang bảng lương cho phù hợp với quy định mới về mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP
  • Rà soát lại mức lương tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động: với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội thấp hơn mức lương tối thiểu vùng 2019 thì cũng phải điều chỉnh lại lương tham gia bảo hiểm xã hội.

3. Mức phạt người sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Nếu người sử dụng lao động trả mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP sẽ bị xem là hành vi trái pháp luật và bị xử phạt hành chính. Tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định:

Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

– Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

– Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Như vậy, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng có thể bị phạt từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng.

Theo đó, hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng, buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

(Tác giả: Trần Thị Diễm Trang)