Thủ tục xin cấp lại thẻ APEC

thu-tuc-xin-cap-lai-the-apec

Thẻ đi lại của doanh nhân APEC (sau đây viết tắt là thẻ APEC) là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước và vùng lãnh thổ tham gia Chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC cấp cho doanh nhân của mình để tạo thuận lợi cho việc đi lại thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ; tham dự các hội nghị, hội thảo và các mục đích kinh tế khác tại các nước và vùng lãnh thổ thuộc APEC tham gia Chương trình.

Thẻ APEC là một loại giấy tờ thông hành quốc tế, mang lại rất nhiều giá trị và lợi ích cho người sở hữu nó. Thẻ APEC có thời hạn sử dụng lên đến 05 năm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thẻ APEC, doanh nhân cần lưu ý rằng trong một số trường hợp, dù còn thời hạn nhưng do nhu cầu hoặc theo quy định của pháp luật, thẻ APEC cần được cấp lại để có giá trị sử dụng tiếp. Bài viết này sẽ làm rõ những trường hợp đó cũng như điều kiện và thủ tục doanh nhân cần biết khi xin cấp lại thẻ APEC

Những trường hợp cấp lại thẻ APEC?

Theo quy định tại Điều 12 Quyết định 45/2006/QĐ-TTg, khi thuộc những trường hợp sau đây, doanh nhân cần làm thủ tục cấp lại thẻ APEC nếu muốn tiếp tục sử dụng:

  • Thẻ APEC còn giá trị sử dụng nhưng doanh nhân đề nghị cấp lại. (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Quyết định 54/2015/QĐ-TTg)
  • Khi doanh nhân được cấp hộ chiếu mới thì cũng phải cấp lại thẻ APEC cho phù hợp với nội dung mới của hộ chiếu.
  • Khi cơ quan có thẩm quyền của một nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên ghi trong thẻ APEC trở lên thông báo thẻ không còn giá trị để nhập cảnh.
  • Khi thẻ APEC bị mất và doanh nhân đề nghị cấp lại.
  • Khi thẻ APEC bị hỏng và doanh nhân đề nghị cấp lại.
  • Khi có kết luận của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, Cơ quan thi hành án các cấp về việc doanh nhân không vi phạm pháp luật hoặc đã chấp hành xong các nghĩa vụ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Quyết định 45/2006/QĐ-TTg.

Doanh nhân cần chuẩn bị những hồ sơ gì?

thu-tuc-cap-lai-the-apec

Theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BCA, thành phần hồ sơ xin cấp lại thẻ APEC bao gồm:

  1. 01 tờ khai Mẫu X05, có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của Thủ trưởng doanh nghiệp hoặc cơ quan tổ chức cán bộ của các ngành kinh tế, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hoạt động của các doanh nghiệp;
  2. 02 ảnh mới chụp, cỡ 3cm x 4cm, đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, phông nền màu trắng;
  3. Tùy từng trường hợp cụ thể nộp thêm các giấy tờ sau đây:
  • Trường hợp doanh nhân giữ nguyên vị trí công tác so với lần cấp thẻ trước đó thì nộp lại thẻ cũ và văn bản xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp nơi doanh nhân làm việc (thẻ APEC còn giá trị sử dụng);
  • Trường hợp doanh nhân thay đổi vị trí công tác so với lần cấp thẻ trước đó thì nộp thẻ cũ và văn bản thông báo đề nghị cấp thẻ hoặc văn bản cho phép sử dụng thẻ của cấp có thẩm quyền (thẻ APEC còn giá trị sử dụng);
  • Trường hợp cấp lại do thẻ còn giá trị sử dụng nhưng doanh nhân được cấp hộ chiếu mới thì nộp kèm thẻ cũ và bản chụp hộ chiếu mới;
  • Trường hợp cấp lại do bị cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên thông báo thẻ không còn giá trị nhập cảnh thì nộp lại thẻ đó và văn bản thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
  • Trường hợp cấp lại do thẻ bị mất thì nộp giấy xác nhận của Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Trường hợp khi mất thẻ chưa trình báo thì nộp đơn trình bày về việc mất thẻ (Mẫu X09);
  • Trường hợp thẻ APEC bị hư hỏng thì nộp lại thẻ đó;
  • Trường hợp doanh nhân đã được cấp có thẩm quyền (cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án các cấp) có văn bản kết luận không còn vi phạm pháp luật hoặc đã chấp hành xong các nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ khác về tài chính thì nộp lại thẻ và văn bản kết luận của các cơ quan đó.
  • Trường hợp doanh nhân đề nghị bổ sung tên nền kinh tế thành viên thì nộp lại thẻ và văn bản của cơ quan, doanh nghiệp nơi doanh nhân làm việc.

Trình tự thực hiện hồ sơ xin cấp lại thẻ APEC

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, doanh nhân đến nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tiếp nhận sẽ viết giấy biên nhận giao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí.

* Lệ phí

Theo quy định của Thông tư 219/2016/TT-BTC.

* Thời hạn giải quyết

Theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an có trách nhiệm trao đổi dữ liệu nhân sự của người đề nghị với cơ quan có thẩm quyền của các nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên tham gia chương trình ABTC. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý cấp thẻ ABTC của cơ quan có thẩm quyền của một nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên trở lên, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an cấp lại thẻ ABTC cho người đề nghị.

Tuy nhiên, thời gian thực tế tùy thuộc vào tiến độ giải quyết hồ sơ thực tế tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thời hạn của thẻ APEC được cấp lại

Cũng như thẻ APEC được cấp lần đầu, doanh nhân cần lưu ý rằng thẻ APEC được cấp lại có thời hạn sử dụng và không được gia hạn. Cụ thể:

Thẻ APEC được cấp lại trong trường hợp sau đây thì có thời hạn 05 năm tính từ ngày cấp thẻ mới (được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Quyết định 54/2015/QĐ-TTg):

  • Thẻ APEC còn giá trị sử dụng nhưng doanh nhân đề nghị cấp lại.
  • Có kết luận của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, Cơ quan thi hành án các cấp về việc doanh nhân không vi phạm pháp luật hoặc đã chấp hành xong các nghĩa vụ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Quyết định 45/2006/QĐ-TTg.

Trường hợp thẻ APEC được cấp lại vì các lí do sau thì thời hạn của thẻ mới được cấp bằng với thời hạn còn lại của thẻ cũ (khoản 3 Điều 8 Thông tư 28/2016/TT-BCA)

  • Doanh nhân được cấp hộ chiếu mới;
  • Doanh nhân bị một nền kinh tế thành viên trở lên thông báo thẻ APEC không còn giá trị nhập cảnh nền kinh tế thành viên đó;
  • Thẻ APEC của doanh nhân bị mất;
  • Thẻ APEC của doanh nhân bị hư hỏng;
  • Doanh nhân đề nghị bổ sung nền kinh tế thành viên vào thẻ APEC.

Thẻ APEC không chỉ là một phương tiện thuận tiện cho doanh nhân trong việc đi lại giữa các nước và vùng lãnh thổ trong khối APEC mà còn là một lợi thế trong việc xin thị thực xuất nhập cảnh tại nhiều quốc gia. Sở hữu thẻ APEC, doanh nhân sẽ dễ dàng thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại, tham dự các hội nghị, hội thảo và các mục đích kinh tế khác. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thẻ APEC, doanh nhân cần lưu ý đến những trường hợp luật định về việc cấp lại cũng như tìm hiểu kĩ thủ tục để việc cấp lại thẻ diễn ra thuận lợi, không ảnh hưởng đến công việc và nhu cầu sử dụng thẻ của doanh nhân.

Dịch vụ xin cấp thẻ APEC tại CIS law firm

Với bề dày kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp thẻ APEC, CIS Law Firm tự hào mang đến dịch vụ hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp đã hỗ trợ cho nhiều đối tác được sở hữu chiếc thẻ ưu việt này.

Những lợi thế của bạn khi sử dụng dịch vụ tại CIS Law Firm

  • Tỉ lệ hồ sơ đã xử lý thành công: 100%.
  • Dịch vụ làm thẻ APEC trọn góigiá cả cạnh tranh.
  • Nhiều kinh nghiệm và quan hệ tốt với cơ quan Nhà nước;
  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí;
  • Soạn thảo và nộp hồ sơ làm thẻ APEC nhanh chóng;
  • Theo dõi, cập nhật tình trạng hồ sơ thường xuyên;
  • Nhiều dịch vụ hậu mãi: tư vấn lập báo cáo tình hình sử dụng thẻ APEC hàng năm miễn phí, tư vấn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu công ty miễn phí.

Nếu Quý khách hàng đang phân vân làm thẻ APEC ở đâu hoặc có nhu cầu biết thêm thông tin về dịch vụ của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ với luật sư  của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.3911.8581Email: info@cis.vn