Bạo lực gia đình và hình thức xử lý

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc thì mới là những tế bào lành mạnh, góp phần tạo nên một xã hội văn minh và phát triển. Tuy nhiên, vấn nạn bạo lực gia đình ngày càng trở nên nhức nhối trong xã hội hiện đại. Bạo lực gia đình không chỉ là những hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe của thành viên gia đình mà còn ở nhiều hình thức khác. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể hơn về những quy định của pháp luật liên quan đến bạo lực gia đình và hình thức xử lý.

1. Bạo lực gia đình là gì?

Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 định nghĩa về bạo lực gia đình như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

2. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Như vậy, bạo lực gia đình là hành vi bạo lực và/hoặc lạm dụng tinh thần, vật chất hoặc tình dục xảy ra trong gia đình hoặc giữa các thành viên trong gia đình. Điều này có thể bao gồm những hành động như đánh đập, hăm dọa, ép buộc hoặc kiểm soát người khác, lạm dụng tình dục, xâm hại hoặc đe dọa.

Bạo lực gia đình là một vấn đề nghiêm trọng và có thể gây hậu quả lớn cho các thành viên trong gia đình như tổn thương tâm lý, vật lý, tình cảm và gây tác động đến quá trình phát triển của trẻ em. Bạo lực gia đình không chỉ là một vấn đề riêng tư của gia đình mà còn là một vấn đề xã hội. Các chính phủ và tổ chức xã hội trên toàn thế giới đang làm việc để ngăn chặn và giải quyết vấn đề này.

bao-luc-gia-dinh-cach-xu-ly

2. Hành vi bạo lực gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định rõ về hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình tại khoản 1, Điều 2.

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Như vậy, pháp luật Việt Nam đã có những quy định rất cụ thể về các hành vi bị xem là hành vi bạo lực gia đình, bao gồm:

– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

– Cưỡng ép quan hệ tình dục;

– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; và

– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

dich-vu-lam-the-apec

Bên cạnh Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, có một số văn bản khác điều chỉnh vấn đề này như:

– Nghị định 02/2013/NĐ-CP quy định về công tác gia đình

– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội

– Thông tư 02/2010/TT-BVHTTDL về cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 23/2014/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch

– Thông tư 24/2011/TT-BVHTTDL về tham gia phòng, chống bạo lực gia đình

– Thông tư liên tịch 143/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL của Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc quy định chế độ quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ngoài công lập

– Thông tư 07/2017/TT-BVHTTDL quy định việc thu thập, báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình

– Thông tư 24/2017/TT-BYT chăm sóc y tế, báo cáo nạn nhân bạo lực gia đình

– Quyết định 21/2016/QĐ-TTg về Quy chế phối hợp liên ngành về phòng chống bạo lực gia đình

3. Cần làm gì khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình?

Người phát hiện hành vi bạo lực gia đình có thể là nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình hoặc người không phải là nạn nhân nhưng biết được người khác có hành vi bạo lực gia đình.

Nếu là nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình, bạn cần có những phương án xử lý để tự bảo vệ mình. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có những quy định mang tính định hướng cho những cá nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình tại Điều 5, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được quy định tại điểm b, khoản 1, điều luật này được nêu tại Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:

Điều 19. Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ

1. Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:

a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;

b) Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;

c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;

d) Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).

2. Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

3. Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự.

4. Việc áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật này.

Các biện pháp cấm tiếp xúc được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được nêu tại Điều 20 và Điều 21 Luật này.

Có thể thấy, nạn nhân của bạo lực gia đình có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp luật định để bảo vệ mình, được cung cấp dịch vụ y tế, tâm lý, pháp luật, được bố trí nơi tạm lánh và giữ bí mật về thông tin nơi tạm lánh. Bên cạnh các quyền được nêu, nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi được yêu cầu.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình không thể tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của chính người thân trong gia đình mình. Trong trường hợp đó, gia đình là nơi dễ dàng phát hiện và xử lý nhất. Để bạo lực gia đình không xảy ra, không tiếp diễn, tái diễn, gia đình phải là nơi đầu tiên giải quyết những vấn đề giữa các thành viên với nhau. Điều 13, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành có quy định:

Điều 13. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do gia đình, dòng họ tiến hành

Gia đình có trách nhiệm kịp thời phát hiện và hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

Trường hợp gia đình không hòa giải được hoặc có yêu cầu của thành viên gia đình thì người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ chủ động hòa giải hoặc mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải.

Như vậy, hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên là trách nhiệm của gia đình.

Khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình, người phát hiện (bất kể có phải là thành viên trong gia đình hay không) có nghĩa vụ báo tin về bạo lực gia đình theo Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:

Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình

1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

Theo đó, cơ quan tiếp nhận tin báo về bạo lực gia đình là cơ quan công an gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.

4. Xử lý hành vi bạo lực gia đình và mức phạt

Mức phạt hiện nay đối với các hành vi bạo lực gia đình được quy định từ Điều 52 đến Điều 59 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi bạo lực gia đình là từ 30.000.000 đồng, tùy vào mức độ hành vi, tính chất của hành vi bạo lực gia đình mà có các biện pháp xử lý nghiêm minh.

Trên đây là thông tin về Bạo lực gia đình và hình thức xử lý. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề này hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8580 – 028 3911 8581

Email: info@cis.vn