Hướng dẫn Thủ tục đăng ký bảo hộ logo cho Văn phòng Thừa phát lại

Thừa phát lại là một nghề mới trong thị trường dịch vụ pháp lý, đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình, được người dân và xã hội đón nhận. Chính vì thế, các văn phòng thừa phát lại ngày càng nâng cao hình ảnh và xây dựng thương hiệu. Việc đăng ký bảo hộ logo cho Văn phòng Thừa phát lại là cách duy nhất để logo được xem xét cấp độc quyền trên toàn quốc.

Công ty Luật CIS xin mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để nắm rõ Thủ tục đăng ký bảo hộ logo cho Văn phòng Thừa phát lại.

1. Logo là gì?

Logo biểu tượng thương hiệu dưới hình thức thiết kế đồ họa, có thể bao gồm chữ, hình ảnh, hoặc sự kết hợp của cả hai yếu tố này, và thường phản ánh đặc trưng của thương hiệu. Logo giúp tạo ra sự nhận diện thương hiệu, giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và phân biệt thương hiệu đó với các thương hiệu khác.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, logo của Văn phòng Thừa phát lại được xem như là nhãn hiệu, cụ thể Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về nhãn hiệu như sau:

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Bạn đọc có thể tham khảo một số logo của Văn phòng Thừa phát lại đã đăng ký thành công tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Mục 7 dưới đây.

huong-dan-thu-tuc-dang-ky-bao-ho-logo-cho-van-phong-thua-phat-lai

2. Đăng ký bảo hộ logo là gì?

Đăng ký bảo hộ logo cho Văn phòng Thừa phát lại (hay còn gọi là thủ tục đăng ký nhãn hiệu) là việc Văn phòng Thừa phát lại nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ logo tại Cục Sở Hữu trí tuệ (Cục SHTT) để được xem xét cấp độc quyền đối với logo. Nếu logo đăng ký đáp ứng đầy đủ điều kiện bảo hộ theo quy định, thì Văn phòng Thừa phát lại sẽ được cấp độc quyền để sử dụng logo đó và ngăn chặn hành vi xâm phạm logo.

Tuy nhiên không phải hồ sơ đăng ký bảo hộ logo cho Văn phòng Thừa phát lại nào cũng được Cục SHTT chấp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (hay Văn bằng nhãn hiệu). Để được cấp Văn bằng bảo hộ, bản thân logo cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được độc quyền, trong đó nổi bật là việc không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với bất kỳ logo nào khác đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ cho nhóm ngành tương ứng.

Theo đó, những nội dung cần lưu ý khi đăng ký bản quyền logo sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết tại Mục 5 dưới đây, hy vọng nó hữu ích cho bạn đọc và giúp bạn tiết kiệm được một phần chi phí và tối ưu hóa thời gian khi đăng ký bản quyền logo.

huong-dan-thu-tuc-dang-ky-bao-ho-logo-cho-van-phong-thua-phat-lai

3. Thủ tục đăng ký bảo hộ logo cho Văn phòng Thừa phát lại.

Thủ tục đăng ký bảo hộ logo cho Văn phòng Thừa phát lại được Công ty Luật CIS cô đọng trong sơ đồ dưới đây:

quy-trinh-dang-ky-bao-ho-logo

Theo sơ đồ trên, thủ tục này trải qua 06 bước, cụ thể là:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Bạn đọc chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký logo cho Văn phòng Thừa phát lại theo hướng dẫn của Công ty Luật CIS tại Mục 4 bên dưới.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký tại Bước 1, bạn đọc nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ bằng một trong ba cách sau đây:

♦ Cách 1: Nộp hồ sơ giấy

Bạn đọc có thể nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ logo bản giấy trực tiếp hoặc qua bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục dưới đây:

– Trụ sở chính Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội: Địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. HCM. Địa chỉ: Số 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. Đà Nẵng. Địa chỉ: Tầng 1, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.

♦ Cách 2: Nộp hồ sơ online

Nộp hồ sơ online yêu cầu bạn đọc phải có chứng thư số và chữ ký số, đã đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn của Cục và đã được Cục phê duyệt tài khoản để thực hiện việc nộp đơn.

Theo đó, bạn đọc nộp hồ sơ theo đường link https://dichvucong.ipvietnam.gov.vn/

♦ Cách 3: Nộp hồ sơ thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp

Bạn có thể nộp thông qua Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp như Công ty Luật CIS. Chúng tôi là một trong các Tổ chức dịch vụ Sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong hỗ trợ đăng ký bảo hộ logo. Chúng tôi đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy phép hoạt động và ghi nhận trong hệ thống quản lý của Cục.

Xem thêm Giấy phép đại diện và bằng cấp của Chuyên gia chúng tôi tại đây.

Nộp hồ sơ theo cách này, bạn đọc chỉ cần ký giấy ủy quyền và cung cấp cho chúng tôi mẫu logo của Văn phòng Thừa phát lại cùng với các dịch vụ mà Văn phòng bạn đang cung cấp. Với chuyên môn và kinh nghiệm hơn 16 năm trong lĩnh vực về sở hữu trí tuệ, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn phân nhóm dịch vụ theo quy định, tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ trước khi nộp hồ sơ chính thức và thay bạn chuẩn bị các giấy tờ còn lại, theo dõi tình trạng hồ sơ của bạn cho đến khi nhận được kết quả của thủ tục.

Bước 3: Cục SHTT thẩm định hình thức hồ sơ

Sau khi Cục SHTT tiếp nhận hồ sơ, trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp, hồ sơ sẽ được kiểm tra tính hợp lệ về hình thức, chẳng hạn như:

– Mẫu logo và nội dung mô tả có thống nhất với nhau hay không?

– Nhóm ngành, lĩnh vực có được phân loại đúng theo Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ hay không?

Nếu hồ sơ đáp ứng quy định về hình thức, Cục SHTT sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

Nếu hồ sơ còn thiếu sót, Cục SHTT sẽ ra Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn và ấn định 02 tháng để bạn có ý kiến/khắc phục thiếu sót.

Bước 4: Cục SHTT công bố thông tin đơn đăng ký

Trong thời gian 02 tháng kể từ ngày ký Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về hình thức, đơn đăng ký bảo hộ logo sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp, đánh dấu việc chính thức chuyển sang Bước 5 – thẩm định nội dung.

Bước 5: Cục SHTT thẩm định nội dung hồ sơ

Tại giai đoạn này, Cục SHTT sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá khả năng độc quyền của logo dựa trên các tiêu chí bảo hộ theo quy định của pháp luật, từ đó đưa ra quyết định bảo hộ tương ứng với từng yếu tố trong logo. Thời gian thẩm định nội dung theo quy định là 09 tháng kể từ ngày đơn đăng ký bảo hộ logo được công bố.

Cục SHTT sẽ ra Thông báo dự định cấp văn bằng và hướng dẫn người nộp đơn đóng phí, lệ phí cấp Văn bằng nếu hồ sơ đáp ứng điều kiện bảo hộ.

Ngược lại, nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục sẽ ra Thông báo kết quả thẩm định nội dung (dự định từ chối cấp văn bằng) và ấn định 03 tháng để bạn có ý kiến giải trình bằng văn bản.

Bước 6: Cục SHTT cấp hoặc từ chối cấp Văn bằng bảo hộ

Tại Bước này, có 02 trường hợp có thể xảy ra:

♦ Trường hợp 1: Hồ sơ đăng ký bảo hộ logo trôi chảy, suôn sẻ (không có dự định từ chối), Văn bằng độc quyền logo sẽ được gửi về cho bạn sau khi bạn đã đóng đầy đủ phí, lệ phí trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ký Thông báo dự định cấp bằng.

♦ Trường hợp 2: Hồ sơ đăng ký bảo hộ logo của bạn có dự định từ chối và bạn không có ý kiến giải trình trong thời hạn 03 tháng do Cục ấn định hoặc có giải trình nhưng nội dung giải trình không có cơ sở để chấp thuận, khi đó Cục sẽ ra Quyết định từ chối chính thức đối với hồ sơ đăng ký bảo hộ logo, thủ tục chính thức khép lại.

dich-vu-lam-the-apec

4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ logo cho Văn phòng Thừa phát lại.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ logo cho Văn phòng Thừa phát lại cần chuẩn bị gồm có:

– Tờ khai đăng ký bảo hộ logo;

– Mẫu logo đăng ký;

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục SHTT).

– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).

– Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

5. Logo được bảo hộ bao lâu? Có được gia hạn không?

Một logo khi được cấp Văn bằng độc quyền dưới hình thức nhãn hiệu sẽ được bảo hộ từ ngày cấp và có thời hạn là 10 năm kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần được gia hạn thêm 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký kèm theo logo, cụ thể khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ:

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

6. Những lưu ý khi đăng ký bảo hộ logo cho Văn phòng Thừa phát lại.

Không phải logo Văn phòng Thừa phát lại nào đăng ký cũng sẽ được bảo hộ. Vì vậy, khi đăng ký bảo hộ logo cho Văn phòng Thừa phát lại, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để tránh tốn kém chi phí và thời gian trong quá trình làm thủ tục:

Tối thiểu logo dự định đăng ký phải đáp ứng được các điều kiện chung để được bảo hộ dưới danh nghĩa là nhãn hiệu, cụ thể:

+ Logo là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

+ Logo có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Nếu logo chỉ đơn thuần là các hình học đơn giản như hình tam giác, hình vuông, hình tròn mà không có sự cách điệu đáng kể thì sẽ không được bảo hộ.

– Logo nếu có các dấu hiệu TRÙNG hoặc TƯƠNG TỰ đến mức gây nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc huy của các nước, biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, …sẽ không được bảo hộ độc quyền.

– Logo yêu cầu bảo hộ cần đảm bảo được khả năng phân biệt với các nhãn hiệu khác thì mới được bảo hộ, thông thường yếu tố giúp phân biệt nhãn hiệu là “tên riêng” của Văn phòng Thừa phát lại, các thành phần chung mang tính mô tả cho dịch vụ của Văn phòng Thừa phát lại có trong logo như “Văn phòng Thừa phát lại” hoặc “BAILIFF” sẽ không được bảo hộ độc quyền.

– Ngoài ra logo trong đơn đăng ký không được chứa dấu hiệu TRÙNG hoặc TƯƠNG TỰ đến mức gây nhầm lẫn với các logo khác đã đăng ký trước. Để kiểm tra logo đăng ký có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với logo của người khác hay không, đòi hỏi người đánh giá phải am hiểu quy định pháp luật, có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn thì mới có thể xây dựng nhiều thuật toán tra cứu và đưa ra đánh giá một cách đầy đủ nhất, ví dụ một số trường hợp bị cho là tương tự, gây nhầm lẫn như:

huong-dan-thu-tuc-dang-ky-bao-ho-logo-cho-van-phong-thua-phat-lai

7. Một số logo của Văn phòng Thừa phát lại đã đăng ký bảo hộ

Dưới đây là một số logo của Văn phòng Thừa phát lại đã đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT:

huong-dan-thu-tuc-dang-ky-bao-ho-logo-cho-van-phong-thua-phat-lai

8. Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo cho Văn phòng Thừa phát lại của Công ty Luật CIS.

Công ty Luật CIS là Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Với kinh nghiệm dày dặn và được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Luật sư và chuyên viên của chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn trong Thủ tục đăng ký bảo hộ logo Văn phòng Thừa phát lại:

Tra cứu thông tin liên quan đến logo cho Văn phòng Thừa phát lại;

Tư vấn về khả năng đăng ký và sử dụng logo;

– Tư vấn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ logo;

– Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ logo;

Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ logo;

– Ghi nhận những thay đổi liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký logo;

– Tư vấn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với logo;

– Quản lý hồ sơ đăng ký logo cho cửa hàng trầm hương đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan đăng ký.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

Trên đây là các hướng dẫn chi tiết về Thủ tục, hồ sơ đăng ký bảo hộ logo cho Văn phòng Thừa phát lại. Nếu bạn có vướng mắc nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8580                Hotline: 0919118580

Email: info@cis.vnsohuutritue@cis.vn