Hội thảo trao đổi kiến thức, kỹ năng hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế phù hợp với các cam kết quốc tế

Ngày 10-7, tại Nhà khách Văn phòng Quốc Hội, Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp đã tổ chức 02 buổi hội thảo với sự tham gia của nhiều Cán bộ tư pháp, các Luật sư và các chuyên gia về:

– Tư vấn, soạn thảo và đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế và

– Những điểm lưu ý của Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

1/ Hội thảo tư vấn, soạn thảo và đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế

Hội thảo diễn ra vào buổi sáng ngày 10-7 với sự trình bày, tham gia trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của rất nhiều Luật sư, chuyên gia.

♦ Thực trạng:

Những số liệu thống kê cho thấy tác động và sức ảnh hưởng to lớn về nhượng quyền thương mại: Trung bình mỗi năm có khoảng 300 công ty bắt đầu kinh doanh nhượng quyền thương mại, trong một ngày kinh doanh bình thường, cứ 8 phút lại có một cửa hàng nhượng quyền thương mại được mở cửa.

Riêng tại Việt Nam, tính đến đầu năm 2020, có hơn 270 thương nhân nhượng quyền thương mại nước ngoài đã được đăng ký nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và con số này có xu hướng tăng dần qua các năm. Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người cao nhất Châu Á, cho thấy tiềm năng phát triển về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam là vô cùng lớn.

Pháp luật Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam: Thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT hướng dẫn nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ là văn bản pháp luật đầu tiên có quy định về “franchise” (cấp phép đặc quyền kinh doanh). Cho đến hiện nay, quy định về nhượng quyền thương mại được quy định rất rõ ràng tại Thỏa thuận gia nhập WTO năm 2007, Bộ luật dân sự năm 2015, Luật thương mại năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019.

hoi-thao-thuong-mai-quoc-te
Đại diện phòng pháp lý doanh nghiệp Công ty Luật CIS tham gia tập huấn

♦ Điều kiện cần lưu ý khi hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam:

Đối với thương nhân nhượng quyền: cần lưu ý nguyên tắc “Một năm” – tức hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất một năm

Đối với thương nhân nhận quyền: được quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, quy định này đã bị bãi bỏ theo Điều 9 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, hiện tại điều kiện đối với bên nhận quyền không có quy định.

2/ Hội thảo về những điểm đáng lưu ý của Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hội thảo diễn ra vào chiều ngày 10/7 với sự trình bày của Tiến sỹ, Luật sư, Trọng tài viên VIAC Nguyễn Quốc Vinh và nhận được sự quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm của nhiều Luật sư, chuyên gia về những lưu ý khi áp dụng Công ước Viên 1980 (CISG). Nổi bật như:

  • Điều kiện áp dụng công ước Viên cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
  • Sự không chặt chẽ của các khái niệm như “mua bán”, “hàng hóa”, “địa điểm kinh doanh”.
  • Các loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không áp dụng Công ước Viên.
  • Lưu ý một số quốc gia đã dùng quyền bảo lưu việc áp dụng Công ước Viên như: Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc,….
  • Các Luật sư, chuyên gia đồng tình quan điểm không nên phụ thuộc hoàn toàn vào bản dịch công ước Viên.
thuong-mai-quoc-te
Đại diện phòng pháp lý doanh nghiệp Công ty Luật CIS tham gia tập huấn