Lĩnh vực ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

kiinh-doanh-co-dieu-kien

Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là gì?

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng các điều kiện mà luật pháp Việt Nam có quy định.

Sở dĩ, luật pháp quy định riêng biệt những ngành, nghề này là vì việc thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Có bao nhiêu lĩnh vực và ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện?

Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Luật Đầu tư 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2016). Cho đến hiện nay, có khoảng 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.[1]

kinh-doanh-co-dieu-kien

Phân loại thành các lĩnh vực sau đây:

1.      Lĩnh vực An ninh quốc phòng 2.      Lĩnh vực Tư pháp
3.      Lĩnh vực Tài chính 4.      Lĩnh vực Công Thương
5.      Lĩnh vực Lao động, Thương Binh và Xã hội 6.      Lĩnh vực Giao thông vận tải
7.      Lĩnh vực Xây dựng 8.      Lĩnh vực Thông tin và Truyền thông
9.      Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo 10. Lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
11. Lĩnh vực Y tế 12. Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ
13. Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch 14. Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường
15. Lĩnh vực Ngân hàng 16. Lĩnh vực Tư pháp

Làm thế nào mới đáp ứng đủ điều kiện để kinh doanh? 

Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo một hoặc một số hình thức sau đây: [2]

  • Giấy phép;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện;
  • Chứng chỉ hành nghề;
  • Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
  • Văn bản xác nhận;
  • Các điều kiện không dưới hình thức văn bản.

kinh-doanh-co-dieu-kien

Điều kiện cụ thể để kinh doanh các ngành, nghề này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thông thường, doanh nghiệp sẽ được phép đi vào hoạt động kinh doanh khi được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp nhưng đối với kinh doanh ngành, nghề có điều kiện thì còn tùy vào từng trường hợp cụ thể:

  • Đối với những ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật quy định phải có điều kiện là giấy phép hoặc giấy có giá trị là giấy phép thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp các loại giấy này.[3]
  • Đối với những ngành, nghề mà điều kiện kinh doanh không phải là giấy phép hoặc giấy có giá trị là giấy phép thì doanh nghiệp được kinh doanh khi có đủ điều kiện.[4]

Như vậy, việc cần làm trước khi đầu tư kinh doanh là xác định xem ngành, nghề đó có phải là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không. Và nếu ngành, nghề đó thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì để việc đầu tư kinh doanh được đi vào hoạt động một cách hợp pháp thì cần thiết phải tuân thủ các điều kiện thủ tục luật định.

Nếu như bạn mong muốn thành lập công ty, đầu tư hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh nhưng còn băn khoăn về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, thì việc DUY NHẤT bạn cần làm là liên hệ với chúng tôi để được LUẬT SƯ của chúng tôi tư vấn và giải đáp miễn phí.

CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, Phường Đakao, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: 028.3911.8581 – Email: info@cis.vn

( Tác giả: Quỳnh Như )


  • [1] Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi bổ sung Điều 6 Phụ lục 4 Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
  • [2] Khoản 2 Điều 9 Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư 2014
  • [3] Khoản 8 Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • [4] Khoản 3 Điều 9 Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư 2014