Danh sách bệnh viện khám sức khỏe để xin cấp Giấy phép lao động mới nhất

Giấy khám sức khoẻ (hay Giấy chứng nhận sức khỏe) là một trong những giấy tờ bắt buộc để Người nước ngoài xin Giấy phép lao động tại Việt Nam. Theo quy định, nếu khám sức khoẻ không đúng bệnh viện thì khi nộp hồ sơ xin Giấy phép lao động sẽ không được chấp nhận.

Vậy thì phải khám sức khỏe làm Giấy phép lao động ở đâu? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

1. Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động (hay còn gọi là Work permit) là loại giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho Người nước ngoài để được làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

Để được cấp Giấy phép lao động, Người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện theo quy định và phải nộp hồ sơ xin Giấy phép lao động tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

giay-phep-lao-dong-moi-nhat
Hình ảnh về Giấy phép lao động năm 2021

Lưu ý:

  • Không phải mọi trường hợp Người nước ngoài làm việc ở Việt Nam đều phải có Giấy phép lao động, có những trường hợp làm việc không phải xin Giấy phép lao động. Nội dung chi tiết bạn có thể xem bài viết Những trường hợp được miễn Giấy phép lao động.
  • Trường hợp Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có Giấy phép lao động mà không xin giấy phép, thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồngbị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đối với Công ty sử dụng Người nước ngoài làm việc mà không có Giấy phép lao động thì Công ty bị xử phạt vi phạm hành chính với Mức phạt lên đến 75.000.000 VNĐ.

2. Vì sao phải khám sức khỏe khi xin Giấy phép lao động?

Căn cứ khoản 1 Điều 151 Bộ luật lao động 2019, một trong các điều kiện để Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là phải có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 17 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP, giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe là giấy tờ bắt buộc phải có trong thành phần hồ sơ xin cấp mới hoặc gia hạn Giấy phép lao động hoặc xin cấp giấy xác nhận không thuộc diện cấp Giấy phép lao động.

Vì vậy, việc khám và xin giấy chứng nhận sức khỏe là một điều kiện bắt buộc nếu Người nước ngoài muốn xin Giấy phép lao động tại Việt Nam. Theo đó, Người nước ngoài phải khám sức khoẻ tại các bệnh viện thuộc danh mục của Bộ Y Tế ban hành để bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động.

Công văn số 143/KCB – PHCN & GĐ ngày 05/02/2015 của Cục Khám chữa bệnh– Bộ Y tế ban hành danh sách các cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe có yếu tố nước ngoài theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT.

3. Danh sách bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh

Có 09 bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe cấp Giấy phép lao động tại TP. HCM bao gồm:

  • Bệnh viện Nhân dân 115;
  • Bệnh viện Trưng Vương;
  • Bệnh viện quận Thủ Đức;
  • Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh;
  • Bệnh viện đa khoa An Sinh;
  • Bệnh viện đa khoa Phước An – CN3;
  • Bệnh viện Chợ Rẫy;
  • Bệnh viện FV;
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Columbia Asia Sài Gòn.

4. Danh sách bệnh viện tại Hà Nội

Có 13 bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe cấp Giấy phép lao động tại Hà Nội bao gồm:

  • Bệnh viện E;
  • Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn;
  • Bệnh viện đa khoa Đức Giang;
  • Bệnh viện đa khoa Đống Đa;
  • Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai;
  • Bệnh viện đa khoa Việt Pháp;
  • Bệnh viện đa khoa tư nhân Hồng Ngọc;
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc;
  • Bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An;
  • Bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Nội;
  • Bệnh viện đa khoa Việtlife;
  • Bệnh viện đa khoa Dr.Binh TeleClinic;
  • Bệnh viện Bạch Mai

Xem danh sách bệnh viện đầy đủ 63 tỉnh thành: (Theo TT14/2013/TT-BYT kèm theo công văn số 143/KCB-PHCN&GĐ ngày 05 tháng 02 năm 2015)

TT TỈNH SỐ CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN TÊN CƠ SỞ
1 HÀ NỘI 13 Bệnh viện E
BVĐK Xanh Pôn
BVĐK Đức Giang
BVĐK Đống Đa
BVĐK Hòe Nhai
BVĐK Việt Pháp
BVĐK tư nhân Hồng Ngọc
BVĐK quốc tế Thu Cúc
BVĐK tư nhân Tràng An
BVĐK tư nhân Hà Nội
PKĐK Viêtlife
PKĐK Dr.Binh TeleClinic
BV Bạch Mai
2 HẢI PHÒNG 4 BV Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng
BVĐK Kiến An, Hải Phòng
Viện Y học Biển
BV Đại học Y Hải Phòng
3 QUẢNG NINH 3 (số liệu cung cấp qua điện thoại) BVĐK tỉnh Quảng Ninh
Bệnh viện Bãi Cháy
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí
4 LẠNG SƠN 1 BVĐK Trung tâm tỉnh Lạng Sơn
5 HÀ GIANG 0
6 TUYÊN QUANG Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang không gửi số liệu
7 LÀO CAI 1 BVĐK tỉnh Lào Cai
8 CAO BẰNG 1 BVĐK tỉnh Cao Bằng
9 YÊN BÁI 1 BVĐK tỉnh Yên Bái
10 LAI CHÂU BVĐK tỉnh Lai Châu
11 ĐIỆN BIÊN 2 BVĐK tỉnh Điện Biên
Trung tâm y tế huyện Tuần Giáo
12 SƠN LA 1 BVĐK tỉnh Sơn La
13 PHÚ THỌ 1 BVĐK tỉnh Phú Thọ
14 VĨNH PHÚC 1 BV 74 Trung ương
15 BẮC KẠN 1 BVĐK tỉnh Bắc Kạn
16 THÁI NGUYÊN 2 BV A Thái Nguyên
BVĐK Trung ương Thái Nguyên
17 BẮC GIANG 1 BVĐK tỉnh Bắc Giang
18 BẮC NINH 2 BVĐK Bắc Ninh
BVĐK Thành An – Thăng Long
19 HẢI DƯƠNG 1 BVĐK tỉnh Hải Dương
20 HƯNG YÊN 2 BVĐK tỉnh Hưng Yên
BVĐK Phố Nối
21 HÒA BÌNH 1 BVĐK tỉnh Hòa Bình
22 NINH BÌNH 1 BVĐK tỉnh Ninh Bình
23 NAM ĐỊNH 1 BVĐK tỉnh Nam Định
24 HÀ NAM 1 BVĐK tỉnh Hà Nam
25 THÁI BÌNH 1 BVĐK tỉnh Thái Bình
26 THANH HÓA 3 BVĐK tỉnh Thanh Hóa
BVĐK Hợp Lực
BVĐK Thanh Hà
27 NGHỆ AN Bệnh viện Phong-Da Liễu Trung ương Quỳnh Lập
28 HÀ TĨNH 1 BVĐK tỉnh Hà Tĩnh
29 QUẢNG BÌNH 1 BV Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới
30 QUẢNG TRỊ BVĐK tỉnh Quảng Trị
31 THỪA THIÊN HUẾ 1 BV Trung ương Huế
32 QUẢNG NAM 1 BVĐK Trung ương Quảng Nam
33 ĐÀ NẴNG BV C Đà Nẵng
BV Đà Nẵng
BV Hoàn Mỹ
34 QUẢNG NGÃI 1 BVĐK tỉnh Quảng Ngãi
35 BÌNH ĐỊNH 2 BVĐK tỉnh Bình Định
BV Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa
36 PHÚ YÊN 1 BVĐK tỉnh Phú Yên
37 KHÁNH HÒA 1 BVĐK tỉnh Khánh Hòa
38 GIA LAI 1 BVĐK tỉnh Gia Lai
39 KON TUM 0
40 ĐĂKLĂC Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk không gửi số liệu
41 ĐẮC NÔNG 3 BVĐK tỉnh Đăk Nông
BVĐK huyện Đăk R’ Lấp
BVĐK tỉnh Đăk Song
42 NINH THUẬN 1 BVĐK tỉnh Ninh Thuận
43 BÌNH THUẬN 1 BVĐK tỉnh Bình Thuận
44 LÂM ĐỒNG 0
45 TÂY NINH 1 BVĐK tỉnh Tây Ninh
46 BÌNH DƯƠNG 2 BVĐK tỉnh Bình Dương
BV Quốc tế Columbia Asia Bình Dương
47 BÌNH PHƯỚC 0
48 ĐỒNG NAI 3 BVĐK Đồng Nai
BVĐK Thống Nhất Đồng Nai
BV Quốc tế Đồng Nai
49 TP. HỒ CHÍ MINH 9 BV Nhân dân 115
BV Trưng Vương
BV quận Thủ Đức
BVĐK Vạn Hạnh
BVĐK An Sinh
PKĐK Phước An-CN3
BV Chợ Rẫy
BV FV
PKĐK Quốc tế Columbia Asia Sài Gòn
50 LONG AN 0
51 TIỀN GIANG 1 BVĐK Trung tâm Tiền Giang
52 BẾN TRE 1 BV Nguyễn Đình Chiểu
53 VĨNH LONG 0
54 TRÀ VINH 1 BVĐK tỉnh Trà Vinh
55 CẦN THƠ 2 BVĐK thành phố Cần Thơ
BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long
56 HẬU GIANG 0
57 SÓC TRĂNG 1 BVĐK tỉnh Sóc Trăng
58 AN GIANG 1 BVĐK Trung tâm An Giang
59 ĐỒNG THÁP 1 BVĐK Đồng Tháp
60 KIÊN GIANG 1 BVĐK tỉnh Kiên Giang
61 BẠC LIÊU 0
62 CÀ MAU 0
63 BÀ RỊA-VŨNG TÀU 3 BV Bà Rịa
BV Lê Lợi
TTYT Vietsovpetro

5. Nội dung khám sức khỏe trong hồ sơ xin Giấy phép lao động

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn khám sức khỏe thì trong các trường hợp Người nước ngoài khám sức khỏe khám sức khỏe để xin Giấy phép lao động thì nội dung khám sức khỏe bao gồm:

  • Khám thể lực: gồm đo chiều cao, cân nặng, huyết áp,…
  • Khám lâm sàng: gồm khám nội tổng quát, khám ngoại khoa, sản phụ khoa (đối với nữ), khám mắt, khám tai mũi họng, khám răng hàm mặt, khám da liễu.
  • Khám cận lâm sàng gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang,…

danh-sach-benh-vien-kham-suc-khoe-xin-gpld

6. Lưu ý cần biết để chuẩn bị cho việc khám sức khỏe xin Giấy phép lao động

Trước khi đi khám, Người nước ngoài mang theo:

  • 02 ảnh kích thước 4x6cm, nền trắng, không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.
  • Hộ chiếu

Quy trình khám sức khỏe cho Người nước ngoài sẽ được tiến hành như sau:

– Bước 1: Người nước ngoài chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe nộp tại bệnh viện thuộc danh mục của Bộ Y Tế ban hành (mục 3 và 4);

– Bước 2: Bệnh viện tiến hành đối chiếu ảnh chân dung trong hồ sơ với Người nước ngoài đến khám, đóng dấu giáp lai vào ảnh chân dung và kiểm tra hộ chiếu;

– Bước 3: Bệnh viện tiến hành khám sức khỏe theo quy trình Bộ Y tế đã ban hành.

7. Thời hạn của Giấy chứng nhận sức khỏe/ giấy khám sức khỏe

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT, Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền ký kết luận sức khỏe.

Lưu ý: Nếu Người nước người có giấy khám sức khỏe do bệnh viện có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì thời hạn sử dụng là không quá 6 tháng kể từ ngày được cấp. Để được sử dụng hợp pháp ở Việt Nam thì Giấy khám sức khỏe phải được hợp pháp hóa lãn sự và dịch sang tiếng Việt có chứng thực bản dịch (Khoản 5 Điều 1 Thông tư 14/2013/TT-BYT).

Trên đây là các thông tin về khám sức khỏe làm Giấy phép lao động. Nếu bạn có vướng mắc, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582             Hotline: 0916568101
Email: info@cis.vn