Thủ tục chuyển nhượng thương hiệu từ cá nhân sang công ty

Thương hiệu từ lâu đã xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông và trên thị trường Việt Nam. Ngoài các thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu thì trong quá trình sử dụng và khai thác thương mại, có một số cá nhân sẽ có nhu cầu chuyển quyền sở hữu thương hiệu sang cho các doanh nghiệp, công ty, tổ chức khác nhằm phục vụ mục đích cá nhân hoặc để đầu tư, phát triển mô hình kinh doanh của cá nhân đó.

Trong bài viết này, Công ty Luật sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn về Thủ tục chuyển nhượng thương hiệu từ cá nhân sang công ty.

1. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu (hay còn gọi là Nhãn hiệu) là dấu hiệu nhận biết dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.

Thương hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Như vậy, thương hiệu được bảo hộ nếu như đáp ứng điều kiện cơ bản là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và mục đích của thương hiệu là giúp phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu với chủ thể khác.

chuyen-nhuong-nhan-hieu-ca-nhan-sang-cong-ty

2. Chuyển nhượng thương hiệu là gì?

Chuyển nhượng thương hiệu hay chuyển nhượng quyền sở hữu thương hiệu là việc chủ sở hữu thương hiệu chuyển giao quyền sở hữu đối với thương hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng thương hiệu có hai trường hợp chính, đó là:

– Chuyển nhượng đơn đăng ký thương hiệu: Chuyển nhượng đơn đăng ký thương hiệu hay còn gọi là chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu là việc chủ đơn chuyển giao đơn đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác để tiếp tục thực hiện thủ tục đăng ký để được bảo hộ thương hiệu. Như vậy, mặc dù thương hiệu chưa được cấp văn bằng bảo hộ, nhưng chủ thể nộp đơn vẫn có quyền chuyển giao quyền nộp đơn nhãn hiệu cho một tổ chức, cá nhân khác.

– Chuyển nhượng văn bằng bảo hộ thương hiệu: Chuyển nhượng văn bằng bảo hộ thương hiệu là việc chủ sở hữu thương hiệu chuyển giao quyền sở hữu thương hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ cho cá nhân, tổ chức khác.

Như đã đề cập ở đầu bài viết, trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật chỉ đề cập đến thủ tục chuyển nhượng thương hiệu từ cá nhân sang công ty.

3. Quy định pháp luật về chuyển nhượng thương hiệu

Hiện tại, các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng thương hiệu bao gồm:

– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019 và năm 2022);

– Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

– Thông tư 13/2010/TT-BKHCN sửa đổi quy định của Thông tư 17/2009/TT-BKHCN và 01/2007/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

– Thông tư 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và Thông tư 01/2008/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 04/2009/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

– Thông tư 16/2016/TT-BKHCN về sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

dich-vu-lam-the-apec

4. Điều kiện chuyển nhượng thương hiệu từ cá nhân sang công ty như thế nào?

Để có thể chuyển nhượng thương hiệu từ cá nhân sang công ty, cá nhân chuyển nhượng và công ty nhận chuyển nhượng cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ:

Điều 139. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Như vậy, để chuyển nhượng thương hiệu từ cá nhân sang công ty, cá nhân chuyển nhượng cần lưu ý chỉ được chuyển nhượng trong phạm vi được bảo hộ (nếu thương hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ) và khi chuyển nhượng không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc hàng hóa cũng như dịch vụ mang thương hiệu. Đối với bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện về quyền đăng ký nhãn hiệu quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ:

√ Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

√ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

√ Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

5. Quy trình, thủ tục chuyển nhượng thương hiệu từ cá nhân sang công ty đối với trường hợp chưa được cấp bằng.

Quy trình, thủ tục chuyển nhượng thương hiệu từ cá nhân sang công ty đối với trường hợp chưa được cấp bằng sẽ trải qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng theo hướng dẫn ở Mục 6 bên dưới.

Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Cục SHTT tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu.

Thời gian thực hiện thủ tục là từ 02 tháng kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, sau khi thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký thương hiệu hoặc Quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký thương hiệu.

Nếu Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận việc chuyển nhượng đơn đăng ký thương hiệu sang công ty, cá nhân chuyển nhượng ban đầu sẽ không có quyền đối với việc đăng ký thương hiệu đó nữa. Đồng thời cũng không có quyền đối với việc thương hiệu sau khi được cấp văn bằng. Người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành chủ đơn, thực hiện việc theo dõi quá trình xét nghiệm đơn.

Đối với thương hiệu sau khi được chuyển nhượng, thương hiệu đó sẽ tiếp tục được xử lý theo quy trình đăng ký thương hiệu.

6. Hồ sơ chuyển nhượng thương hiệu đối với trường hợp chưa được cấp bằng.

Hồ sơ chuyển nhượng thương hiệu đối với trường hợp chưa được cấp bằng, bao gồm:

– Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu, theo mẫu;

– Tài liệu chuyển nhượng (trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; số đơn được chuyển nhượng hoặc thông tin đủ để xác định đơn đó) ;

– Giấy ủy quyền (nếu yêu cầu chuyển nhượng đơn nộp thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp)

to-khai-chuyen-nhuong-don-dang-ky-nhan-hieu

7. Quy trình, thủ tục chuyển nhượng thương hiệu từ cá nhân sang công ty đối với trường hợp đã được cấp bằng.

Để chuyển nhượng thương hiệu từ cá nhân sang công ty đối với trường hợp đã được cấp bằng thì quy trình, thủ tục cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ như hướng dẫn tại Mục 8 và nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ theo hướng dẫn ở Mục 9;

Bước 2: Sau khi nộp hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ;

Bước 3: Nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ chấp thuận hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, trả kết quả và ghi nhận vào Văn bằng nhãn hiệu. Trường hợp không đồng ý chuyển nhượng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ trả lời bằng văn bản.

8. Hồ sơ chuyển nhượng thương hiệu đối với trường hợp đã được cấp bằng.

Theo quy định, việc chuyển nhượng thương hiệu đối với trường hợp đã được cấp văn bằng, hay còn gọi là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (khoản 2 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ).

Hồ sơ chuyển nhượng thương hiệu đối với trường hợp đã được cấp bằng, bao gồm:

– Tờ khai yêu cầu chuyển nhượng văn bằng (theo mẫu);

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu thương hiệu: Hợp đồng này phải có các nội dung chủ yếu như tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng, căn cứ chuyển nhượng, giá chuyển nhượng, quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

– Bản gốc Văn bằng bảo hộ;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;

– Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

chuyen-nhuong-nhan-hieu-ca-nhan-sang-cong-ty

9. Nộp hồ sơ chuyển nhượng thương hiệu ở đâu?

Hồ sơ chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu có thể được nộp theo một trong các cách sau đây:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng hoặc qua đường bưu điện đến

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ (386 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội); hoặc

– Văn phòng đại diện của Cục tại TP Hồ Chí Minh (Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh); hoặc

– Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Đà Nẵng (Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng).

Cách 2: Nộp trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ theo đường link tại đây: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do

Tuy nhiên, bạn cần có chữ ký số (hay còn gọi là USB Token) và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến để có thể thực hiện theo cách này.

Cách 3: Nộp thông qua Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp như Công ty Luật CIS. Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp là tổ chức dịch vụ Sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp, đã được Cục SHTT cấp giấy phép và ghi nhận trong hệ thống quản lý của Cục. Theo đó, bạn chỉ cần ký Giấy ủy quyền, mọi giấy tờ và giao dịch với Cục sẽ do tổ chức này chủ động thực hiện.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

10. Dịch vụ chuyển nhượng thương hiệu từ cá nhân sang công ty của Công Luật CIS

Công ty Luật Bản quyền Quốc tế (CIS Law Firm) là Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Luật sư và chuyên viên của Chúng tôi đã được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:

– Tư vấn về thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu;

– Hoàn thiện hồ sơ và thay mặt Quý khách hàng tiến hành nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu;

– Quản lý hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu đến khi có kết quả cuối cùng;

– Chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Để giải đáp thắc mắc về vấn đề chuyển nhượng thương hiệu từ cá nhân sang công ty, Bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3911.8580             Hotline: 091 911 8580
Email: info@cis.vnsohuutritue@cis.vn