Phân biệt văn phòng đại diện công ty Việt Nam và công ty nước ngoài

Theo cách hiểu thông thường, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, nhưng không phải văn phòng đại diện nào cũng có điều kiện thành lập, chức năng cũng như nhiệm vụ giống nhau. Chẳng hạn như giữa văn phòng đại diện công ty Việt Nam và văn phòng đại diện công ty nước ngoài sẽ có những điểm khác nhau cần phân biệt để tránh tình trạng sai sót khi thành lập.

Chính vì thế, Công ty Luật CIS sẽ giới thiệu và phân tích những điểm giống và khác nhau giữa văn phòng đại diện công ty Việt Nam và công ty nước ngoài trong bài viết dưới đây nhé!

1. Văn phòng đại diện của công ty Việt Nam là gì?

Theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, văn phòng đại diện của công ty Việt Nam được hiểu là:

– Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

– Không thực hiện chức năng kinh doannh của doanh nghiệp.

dich-vu-lam-the-apec

2. Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài là gì?

Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị trực thuộc của công ty nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam với mục đích là tìm hiểu thị trường, đồng thời thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

Đặc điểm văn phòng đại diện của công ty nước ngoài:

  • Được thành lập bởi công ty nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Hỗ trợ công việc kinh doanh cho công ty mẹ ở nước ngoài.
  • Dễ quản lý, tiết kiệm chi phí và không chịu một vài loại thuế như: thuế giá trị gia tăng (GTGT), Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN),…
  • Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài ở Việt Nam không có tư cách pháp nhân.
  • Không giới hạn số lượng văn phòng đại diện.

3. Điểm giống nhau giữa văn phòng đại diện công ty VN và công ty nước ngoài

Giữa văn phòng đại diện công ty Việt Nam và văn phòng đại diện công ty nước ngoài có những điểm tương đồng với nhau như sau:

  • Cả hai đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hoạt động theo sự ủy quyền dưới danh nghĩa của công ty mẹ.
  • Không có tư cách pháp nhân, có giấy phép kinh doanh.
  • Không được phép thực hiện các hoạt động sinh lợi trực tiếp cho doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • Nguyên tắc đặt tên của văn phòng đại diện công ty Việt Nam và thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là như nhau.
  • Có thể có hoặc không có con dấu, tùy theo quyết định về con dấu của văn phòng đại diện theo điều lệ công ty (Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020).
  • Phải nộp lệ phí môn bài và thuế TNCN và Công ty mẹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của văn phòng đại diện.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

4. Điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện công ty Việt Nam và công ty nước ngoài

Để tìm ra những điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện công ty Việt Nam và văn phòng đại diện công ty nước ngoài, Công ty Luật sẽ phân tích dựa trên các tiêu chí như căn cứ quy định; Chức năng, nhiệm vụ; Điều kiện thành lập; Văn bản chứng nhận tư cách chủ thể; Hồ sơ đăng ký; Cơ quan giải quyết và thời hạn hoạt động

*Căn cứ quy định:

Văn phòng đại diện công ty Việt Nam Văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Quy định tại Luật Doanh nghiệp và các văn bản có liên quan Quy định tại Luật Thương mại và các văn bản liên quan

*Chức năng, nhiệm vụ:

Văn phòng đại diện công ty Việt Nam Văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp đồng thời bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp (khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020) Tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh (khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005)

*Điều kiện thành lập:

Văn phòng đại diện công ty Việt Nam Văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Về cơ bản không cần điều kiện, chỉ cần lưu ý đến một số quy định về tên gọi – Công ty nước ngoài phải được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.

– Hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày thành lập/đăng ký

– Trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ có giá trị tương đương) có ghi thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ.

– Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nếu không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc công ty nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.

*Văn bản chứng nhận tư cách chủ thể:

Văn phòng đại diện công ty Việt Nam Văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Giấy chứng nhận đăng ký văn phòng đại diện Giấy phép thành lập văn phòng đại diện

*Hồ sơ đăng ký:

Văn phòng đại diện công ty Việt Nam Văn phòng đại diện công ty nước ngoài
– Thông báo thành lập.

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần: cần phải có bản sao nghị quyết, quyết định, biên bản họp của Hội đồng thành viên/ biên bản họp Hội đồng quản trị.

– Công ty TNHH một thành viên: Bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty về việc thành lập văn phòng đại diện.

– Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.

– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện.

– Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện.

– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương.

– Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.

– Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán/văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế/tài chính trong năm tài chính gần nhất/giấy tờ có giá trị tương đương.

– Bản sao hộ chiếu/CMND/CCCD (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu văn phòng đại diện.

– Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở

*Cơ quan giải quyết:

Văn phòng đại diện công ty Việt Nam Văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện Sở Công thương hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao (nếu văn phòng đại diện đặt ở những khu này)

*Thời hạn hoạt động:

Văn phòng đại diện công ty Việt Nam Văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Không quy định thời hạn Hoạt động theo thời hạn được ghi trong Giấy phép thành lập văn phòng đại diện (Thời hạn của giấy phép là 05 năm)

Tuy nhiên không được vượt quá thời hạn còn lại của giấy ĐKKD hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của công ty nước ngoài nếu giấy tờ đó có thời hạn

5. Dịch vụ xin Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam của Công ty Luật

Công ty Luật CIS đã thực hiện rất nhiều hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam. Với kinh nghiệm dày dặn chúng tôi sẽ tư vấn phương án tốt nhất giúp doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc và thực hiện thủ tục một cách nhanh nhất.

giay-phep-vpdd-cong-ty-nuoc-ngoai

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về việc Phân biệt văn phòng đại diện công ty Việt Nam và công ty nước ngoài”. Nếu bạn có vướng mắc trong quá trình xin cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hay bạn có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.3911.8581 – 3911.8582 – Hotline: 0916.568.101

Email: info@cis.vn