Thỏa ước lao động tập thể là công cụ quan trọng nhằm cân bằng lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp, đồng thời góp phần xây dựng môi trường làm việc hài hòa, ổn định. Với những quy định mới nhất, thỏa ước lao động tập thể đã có nhiều điểm đổi mới.
Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật CIS sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu các quy định pháp lý mới nhất về thỏa ước lao động tập thể, cùng những lưu ý khi xây dựng và thực hiện để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Thỏa ước lao động tập thể là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật lao động hiện hành, thỏa ước lao động tập thể được định nghĩa như sau:
“Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản” |
Như vậy, thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể giữa doanh nghiệp và tập thể người lao động, quy định những điều kiện lao động và quan hệ lao động tập thể.
Ví dụ: Công ty sản xuất X đang chuẩn bị bước vào giai đoạn cao điểm với khối lượng công việc lớn, đòi hỏi nhân viên phải làm thêm giờ. Với mong muốn khuyến khích và khích lệ người lao động, công ty và tập thể người lao động đã thương lượng để ngoài tiền lương làm thêm giờ, công ty sẽ hỗ trợ bữa ăn cho người lao động, hai bên thương lượng thành công và đi đến ký thỏa thuận, còn gọi là thỏa ước lao động tập thể.
2. Quy định của pháp luật về thỏa ước lao động tập thể
Thỏa ước lao động tập thể được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên và đảm bảo sự hài hòa trong quan hệ lao động. Dưới đây là một số văn bản pháp luật mà bạn có thể tìm đến để tham khảo và thực hiện tra cứu các quy định về thỏa ước lao động:
- Bộ luật lao động số 45/2019/QH14.
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
- Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.
- Luật công đoàn số 12/2012/QH13.
- Hướng dẫn 90/HD-TLĐ năm 2023 hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể của các cấp công đoàn.
3. Thỏa ước lao động tập thể có bắt buộc không?
Thỏa ước lao động tập thể là các thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Điều 66 Bộ luật Lao động quy định, thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch.
Như vậy, pháp luật hiện nay không bắt buộc các doanh nghiệp phải lập thỏa ước lao động.
4. Phân biệt thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động
Trong môi trường làm việc, thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn. Để làm rõ sự khác biệt, dưới đây là một số tiêu chí phân biệt chính giữa hai loại văn bản này:
Tiêu chí | Thỏa ước lao động tập thể | Hợp đồng lao động |
Khái niệm | Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản (Khoản 1 Điều 75 Bộ luật lao động, viết tắt là BLLĐ) | Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. (Khoản 1 Điều 13 BLLĐ) |
Phân loại | – Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
– Thỏa ước lao động tập thể ngành; – Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp; – Các thỏa ước lao động tập thể khác. (Khoản 1 Điều 75 BLLĐ) |
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. |
Chủ thể ký kết | – Đại diện tập thể người lao động.
– Người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động. (Điều 75 BLLĐ) |
– Người sử dụng lao động và người lao động.
(Khoản 3, 4 Điều 18 BLLĐ) |
Hiệu lực ký kết | Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
(khoản 1 Điều 78 BLLĐ) |
Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
(Điều 23 BLLĐ) |
Thời hạn | Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
(khoản 3 Điều 78 BLLĐ) |
Tuỳ vào loại hợp đồng. |
Thủ tục đăng ký | Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.
(Điều 77 BLLĐ) |
Không quy định. |
5. Nội dung thỏa ước lao động tập thể
Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật lao động hiện hành, thỏa ước lao động tập thể có thể bao gồm một hoặc một số nội dung sau:
Các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:
|
6. Thời hạn của thỏa ước lao động
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 78 Bộ luật lao động hiện hành:
Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể. |
Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm, với thời hạn cụ thể được các bên thỏa thuận và ghi nhận trong văn bản thỏa ước. Điều này giúp các bên linh hoạt trong việc xây dựng các thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại từng thời điểm.
Ngoài ra, trong một thỏa ước lao động tập thể, các nội dung có thể được quy định với thời hạn khác nhau tùy theo tính chất của từng điều khoản.
Ví dụ: chính sách tiền lương có thể được điều chỉnh mỗi năm, trong khi quy định về chế độ nghỉ phép hoặc thời gian làm việc có thể giữ nguyên trong suốt thời hạn thỏa ước.
7. Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết chi tiết về “Thỏa ước lao động tập thể theo quy định mới nhất”. Trong trường hợp có bất kì thắc mắc nào về quan hệ lao động, hợp đồng lao động hay có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:
PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3911.8581 – 3911.8582 – Hotline: 0916.568.101
Email: info@cis.vn