Bị buộc ĐỔI TÊN công ty dù đã có Giấy phép kinh doanh !?

Bị buộc đổi tên công ty dù đã có Giấy phép kinh doanh, chuyện nghe tưởng vô lý nhưng vấn đề này hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy, khi bị yêu cầu đổi tên công ty, bạn cần làm gì? Và có cách nào để không phải đổi tên Công ty. Hãy cùng tìm hiểu nội dung này qua bài viết của Công ty Luật CIS.

Như câu hỏi của chủ đề trong bài viết này, tên của một công ty đã đăng ký có bị yêu cầu buộc phải thay đổi không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể có.

Lý do vì sao vậy?

Đó là trường hợp tên của Công ty bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với thương hiệu của doanh nghiệp, cá nhân khác đã được bảo hộ.

Lúc này, bạn sẽ nói “tôi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tên công ty đã được sở kế hoạch và đầu tư cấp rồi, sao lại bắt tôi đổi”

Thì câu trả lời là đây.

Thương hiệu hay nhãn hiệu, là kết quả của quá trình sử dụng, đầu tư để định hình và phát triển trong quá trình kinh doanh. Theo quy định, nhãn hiệu hay thương hiệu là một loại tài sản, và tài sản này chỉ được pháp luật công nhận khi Công ty tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền.

Còn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hay gọi là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, là giấy khai sinh của Công ty, và khi bạn đăng ký khai sinh cho công ty, bạn sẽ tự chọn và đặt tên, theo đó, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ chấp thuận cho đăng ký nếu Tên công ty mà bạn đặt không trùng với tên doanh nghiệp khác trong phạm vi toàn quốc. Lưu ý là trùng với tên doanh nghiệp khác.

Và theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp thì Công ty không được sử dụng thương hiệu của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu thương hiệu đó:

Điều 19. Xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

1. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

Như vậy, một câu hỏi được đặt ra là: Sở kế hoạch đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì tên công ty phải hợp pháp thì mới được cấp?

Khi nộp hồ sơ thành lập công ty, người thành lập công ty tự đăng ký và chịu trách nhiệm về hồ sơ và thông tin đã nộp. Sở kế hoạch đầu tư chỉ kiểm tra tên công ty trong hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ kế hoạch đầu tư, không kiểm tra cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu trong hệ thống Cục sở hữu trí tuệ quản lý. Điều này rất dễ hiểu, vì các cơ quan nhà nước quản lý các lĩnh vực khác nhau và không chồng lấn lên nhau.

Khi nhận được yêu cầu đổi tên công ty, thì nên làm gì?

Đây là một câu hỏi thật sự không dễ trả lời. Đầu tiên cần xem kĩ yêu cầu đổi tên là căn cứ trên văn bản hoặc quyết định nào của Cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền?

Nếu có bản án của Tòa án thì chắc chắn công ty phải đổi tên, bởi vì sao? Vì Tòa án đã tiến hành xem xét đầy đủ chứng cứ và kết luận tên công ty đã vi phạm, nên bạn buộc phải đổi.

Nếu chỉ là văn bản do Công ty khác yêu cầu hay thậm chí là có văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên Công ty là hành vi xâm phạm thương hiệu thì chưa hoàn toàn chắc chắn Tên công ty của Bạn là vi phạm để dẫn đến hậu quả bị buộc phải đổi tên.

Để biết được điều này, bạn cần kiểm tra thương hiệu mà người yêu cầu sử dụng làm bằng chứng để buộc Công ty bạn đổi tên, có đầy đủ các yếu tố sau đây không:

Thứ nhất, tên công ty của bạn có bị trùng hoặc tương tự với tên thương hiệu hay không?

Thứ hai, sản phẩm, dịch vụ trong Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu có bị trùng hoặc tương tự với lĩnh vực công ty đang kinh doanh hay không?

Thứ ba, Ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận thương hiệu có trước ngày công ty bạn thành lập hay không?

Dù là 3 yếu tố đơn giản, nhưng để kết luận có hay không có vi phạm vẫn còn là điều rất khó!

Do vậy, khi Công ty nhận được yêu cầu như vậy, Công ty nên ngay lập tức tìm Luật sư hoặc các Công ty Luật chuyên về lĩnh vực này như Công ty Luật CIS để hỗ trợ.

Nghe đến đây chắc là bạn thấy khá phiền phức. Vậy có cách nào để yên tâm sử dụng tên công ty mà không sợ bị buộc đổi tên?

Câu trả lời là có. Giải pháp ở đây là Công ty bạn nên đăng ký độc quyền thương hiệu là tên công ty của Bạn để dùng cho các hoạt động kinh doanh hiện tại và sau này.

Vậy đăng ký thương hiệu thì làm như thế nào?

Thủ tục giấy tờ đăng ký thương hiệu khá đơn giản, Công ty chỉ cần nộp 02 tờ khai đăng ký và mẫu thương hiệu, đóng phí, lệ phí đầy đủ là xong. Thủ tục đăng ký thương hiệu các bạn có thể xem thêm các bài viết của Công ty Luật dưới đây:

Thủ tục đăng ký bảo hộ logo mới nhất năm 2022

Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu

Tuy nhiên, không phải cứ nộp hồ sơ đăng ký là được bảo hộ, khi đăng ký thương hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, thương hiệu sẽ không được bảo hộ nếu chỉ là tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ, hoặc sự mô tả liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hoặc các đặc tính, tính chất phổ biến, ví dụ: “Thời Trang Xinh”, “Gia Dụng Thông Minh”, “Phở Ngon”, “Quạt Việt Nam”, “Khách Sạn Đà Lạt”.

Thứ hai, thương hiệu không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu của người khác đã đăng ký trước (xét cả về phát âm, cấu trúc, ý nghĩa, hình thức thể hiện). Nếu chưa có kinh nghiệm hoặc chưa được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng tra cứu thương hiệu thì rất khó để có thể tự tra cứu thông tin và đánh giá được điều kiện này. Chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ các ĐƠN VỊ CHUYÊN NGHIỆP, là các Tổ chức đại diện SHCN như Công ty Luật CIS để kiểm tra trước khi nộp hồ sơ đăng ký, để tránh phải đăng ký một thương hiệu đã bị trùng, mất thời gian, tiền bạc và tiềm ẩn nguy cơ sử dụng tên gọi vi phạm thương hiệu của người khác đã đăng ký.

Thứ ba, thủ tục đăng ký thương hiệu là một thủ tục có thời gian theo đuổi khá dài, trong quá trình xử lý sẽ có các thông báo của Cơ quan đăng ký gửi về qua đường bưu điện và có ấn định thời hạn để trả lời, rất nhiều trường hợp do thay đổi địa chỉ nên không nhận được Thông báo. Nếu không trả lời hoặc trả lời không thuyết phục hoặc trả lời không đúng hạn thì hồ sơ có thể sẽ bị hủy. Do đó, doanh nghiệp nên ủy quyền cho các tổ chức ĐD SHCN như công ty Luật CIS để được theo dõi, quản lý hồ sơ và có những giải pháp trả lời cơ quan đăng ký khi hồ sơ có vấn đề phát sinh.

Nếu bạn cần hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký thương hiệu dành cho Hộ kinh doanh hoặc muốn kiểm tra thương hiệu, tên gọi, logo hộ kinh doanh đang sử dụng có bị người khác đăng ký trước hay chưa, bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: info@cis.vnsohuutritue@cis.vn