dang ky nhan hieu

Đăng ký nhãn hiệu

Là dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc cá nhân) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp (cá nhân) khác... 

Xem chi tiết

dang ky so huu cong nghiep industrial property

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này...

Xem chi tiết

dang ky sang che

Đăng ký sáng chế

Sáng chế/ giải pháp hữu ích là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tại ra nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên...

Xem chi tiết

1. Đăng ký nhãn hiệu

Đối tượng

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc... Chi_tiết

Tại sao cần đăng ký

Đăng ký Nhãn hiệu để làm cơ sở để độc quyền sử dụng hay ngăm cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trùng lặp hoặc tương tự... Chi_tiết

Dịch vụ CIS cung cấp

Tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến bảo hộ độc quyền Nhãn hiệu; tư vấn hoàn thiện hồ sơ để có khả năng được cấp Văn bằng cao nhất... Chi_tiết

Hồ sơ cần cung cấp

Mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm/dịch vụ yêu cầu bảo hộ; Thông tin về chủ sở hữu Nhãn hiệu... Chi_tiết

Thời gian

12 tháng... Chi_tiết

Hiệu lực văn bằng

10 năm (có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần +10 năm)... Chi_tiết

1.1 Đối tượng

“Nhãn hiệu” là logo, tên gọi, thương hiệu … gắn lên hàng hoá, biển hiệu, bao bì, website, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh  dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

 Điều kiện bảo hộ 

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Cụ thể: Nhãn hiệu cần đáp ứng đầy đủ 19 điều kiện Luật định về khả năng bảo hộ (06 điều kiện để được coi là Nhãn hiệu và 13 điều kiện về tính phân biệt) để được cấp Văn bằng bảo hộ.

 Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu 

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

1.2 Tại sao cần đăng ký Nhãn hiệu

Xác lập quyền trên cơ sở văn bằng bảo hộ: Chủ sở hữu Nhãn hiệu chỉ được pháp luật bảo hộ khi Nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu), được cấp qua thủ tục đăng ký.

Uy tín: Trong công cụ marketing, nhãn hiệu là dấu hiệu giúp nhận diện và khẳng định uy tín thương mại của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khẳng định một sản phẩm/dịch vụ có nguồn gốc rõ ràng và có chất lượng được đảm bảo.

Nhận diện thương hiệu: Nhãn hiệu là yếu tố “cốt lõi” trong bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp

Độc quyền: Nhãn hiệu khi được đăng ký sẽ do chủ sở hữu độc quyền sử dụng. Bất kỳ người nào sử dụng dấu hiệu trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu đã đăng ký trong cùng loại sản phẩm/dịch vụ đều bị coi là vi phạm pháp luật.

Được pháp luật bảo vệ mạnh mẽ: Với việc Nhãn hiệu được đăng ký, Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được bảo vệ bởi rất nhiều cơ quan chức năng của Nhà nước như: Tòa án nhân dân, Công an, Hải quan, Thanh tra chuyên ngành Khoa học công nghệ, Lực lượng Quản lý thị trường…

1.3 Dịch vụ đăng ký Nhãn hiệu tại CIS

  • Tra cứu thông tin liên quan đến nhãn hiệu;
  • Tư vấn về khả năng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu;
  • Tư vấn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
  • Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Ghi nhận những thay đổi liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu;
  • Quản lý hồ sơ đăng ký đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan đăng ký

1.4 Hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu

  • Bản chụp Giấy ĐKKD (nếu đăng ký Nhãn hiệu cho Công ty) hoặc CMND (nếu đăng ký Nhãn hiệu cho cá nhân).
  • Mẫu Nhãn hiệu cần đăng ký (hoặc file rõ nét, rõ màu sắc)
  • Tên hàng hoá/dịch vụ: CIS Law Firm sẽ thực hiện phân nhóm (nếu chưa phân nhóm), có thể mở rộng thêm hàng hoá/dịch vụ tuỳ nhu cầu.

1.5 Thời gian

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được xử lý theo quy trình chi tiết như sau:

  • Nộp hồ sơ;
  • Thẩm định hình thức: trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nộp đơn.
  • Công bố đơn: Đơn đăng ký Nhãn hiệu được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
  • Thẩm định nội dung: 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
  • Cấp Văn bằng bảo hộ.

1.6 Hiệu lực văn bằng bảo hộ

  • Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

2. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đối tượng

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này... Chi_tiết

Tại sao cần đăng ký

Đăng ký KDCN để làm cơ sở để độc quyền sử dụng hay ngăm cấm người khác sử dụng kiểu dáng trùng lặp hoặc tương tự... Chi_tiết

Dịch vụ CIS cung cấp

Tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến bảo hộ kiểu dáng công nghiệp; tư vấn hoàn thiện hồ sơ để có khả năng được cấp Văn bằng cao nhất... Chi_tiết

Hồ sơ cần cung cấp

Thông tin về tác giả, chủ sở hữu KDCN. Bản mô tả Sáng chế/GPHI. Bộ ảnh chụp/bản vẽ... Chi_tiết

Thời gian

10 tháng... Chi_tiết

Hiệu lực văn bằng

5 năm (có thể gia hạn 2 lần, mỗi lần +5 năm)... Chi_tiết

2.1 Đối tượng

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện... thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

Những kiểu dáng công nghiệp phổ biến:

Chai

Bao gói

Quần áo, giày dép, mũ nón

 Điều kiện bảo hộ 

Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng.
  • Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

 Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp 

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng;
  • Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật;
  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng;
  • Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp);
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

2.2 Tại sao cần đăng ký

  • Để độc quyền sử dụng và ngăn cấm người khác sử dụng Kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký bảo hộ;
  • Cơ sở hợp pháp duy nhất xác nhận quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam là Văn bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp (được cấp theo thủ tục Đăng ký kiểu dáng công nghiệp)
  • Là cơ sở để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Là cơ sở xác nhận “tính mới” để phòng tránh bị chiếm đoạt quyền đăng ký Kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và các quốc gia khác (đặc biệt là: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu…)

2.3 Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại CIS

  • Tra cứu các thông tin liên quan đến Kiểu dáng công nghiệp;
  • Tư vấn về khả năng bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp;
  • Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp;
  • Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực của bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp;
  • Gia hạn hiệu lực bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp;
  • Tiến hành các thủ tục ghi nhận những thay đổi liên quan đến Kiểu dáng công nghiệp;
  • Quản lý hồ sơ đăng ký đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan đăng ký.

2.4 Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Thông tin đầy đủ về tác giả và chủ sở hữu KDCN (CMND, GĐKKD)
  • Bộ Ảnh chụp, Bản vẽ KDCN.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, ví dụ: Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên

2.5 Thời gian

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xử lý theo quy trình chi tiết như sau:

  • Nộp hồ sơ;
  • Thẩm định hình thức: trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nộp đơn.
  • Công bố đơn: Đơn đăng ký Kiểu dáng công nghiệp được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
  • Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
  • Cấp Văn bằng bảo hộ.

2.6 Hiệu lực văn bằng bảo hộ

  • Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam
  • Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm

3. Đăng ký sáng chế

Đối tượng

Giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên… Chi_tiết

Tại sao cần đăng ký

Đăng ký Sáng chế/GPHI để hợp pháp hóa quyền sở hữu đối với giải pháp kỹ thuật của mình, là cơ sở để chuyển giao công nghệ và đảm bảo thực thi quyền Sở hữu trí tuệ... Chi_tiết

Dịch vụ CIS cung cấp

Tư vấn đăng ký Sáng chế/GPHI. Hoàn thiện bản mô tả sáng chế, bãn vẽ kỹ thuật, hồ sơ đăng ký Sáng chế. Quản lý tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp cơ quan đăng ký... Chi_tiết

Hồ sơ cần cung cấp

Thông tin về tác giả, chủ sở hữu Sáng chế/GPHI. Bản mô tả Sáng chế/GPHI. Bản vẽ minh họa Sáng chế/GPHI... Chi_tiết

Thời gian

2 – 3 năm... Chi_tiết

Hiệu lực văn bằng

Sáng chế: 20 năm; Giải pháp hữu ích: 10 năm... Chi_tiết

3.1 Đối tượng

Sáng chế/Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật dưới dạng “sản phẩm” hoặc “quy trình”, có thể được thể hiện dưới 05 dạng sau đây:

Cơ cấu: là tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc khác nhau, liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định, ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi tiết máy, các sản phẩm khác, v.v...

Chất: là tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ với nhau, được đặc trưng bởi sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử tạo thành và có chức năng nhất định. Chất có thể là hợp chất hóa học, hỗn hợp chất, ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm;

Phương pháp: là quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng loạt các công đoạn xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian, trong điều kiện kỹ thuật xác định nhờ sử dụng phương tiện xác định, ví dụ: phương pháp hoặc quy trình sản xuất, xử lý, khai thác, đo đạc, thăm dò, v.v...

Vật liệu sinh học: là vật liệu có chứa các thông tin di truyền, có khả năng tự tái tạo hoặc được tái tạo trong hệ thống sinh học, ví dụ như tế bào, gen, cây chuyển gen

Sử dụng một cơ cấu (hoặc một chất, một phương pháp, một vật liệu sinh học) đã biết theo chức năng mới là sử dụng chúng với chức năng khác với chức năng đã biết, ví dụ như sử dụng phomat làm thuốc chữa bệnh đau răng

 Các đối tượng sau đây không được nhà nước bảo hộ 
  • Ý đồ, nguyên lý và phát minh khoa học;
  • Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế;
  • Phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo;
  • Phương pháp luyện tập cho vật nuôi;
  • Hệ thống ngôn ngữ, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu;
  • Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng, các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ;
  • Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;
  • Ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng:
  • Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng tương tự;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật;
  • Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật và động vật;
  • Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

 Điều kiện bảo hộ 

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Có tính mới;
  2. Có trình độ sáng tạo;
  3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Có tính mới;
  2. Có khả năng áp dụng công nghiệp.

3.2 Tại sao cần đăng ký

  • Cơ sở hợp pháp duy nhất xác nhận quyền sở hữu giải pháp kỹ thuật (sáng chế/GPHI) tại Việt Nam là Văn bằng độc quyền sáng chế (được cấp theo thủ tục Đăng ký Sáng chế/GPHI)
  • Là cơ sở để chuyển giao công nghệ và tăng giá trị công nghệ được chuyển giao.
  • Là cơ sở chứng minh quyền ưu tiên khi đăng ký Sáng chế ở các nước là thành viên Công ước Paris và tham gia Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT).
  • Là cơ sở xác nhận “tính mới” để phòng tránh bị chiếm đoạt quyền đăng ký Sáng chế ở Việt Nam và các quốc gia khác (như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu…)

3.3 Dịch vụ đăng ký Sáng chế tại CIS

  • Tra cứu thông tin liên quan tới sáng chế và giải pháp hữu ích;
  • Tư vấn về khả năng đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích;
  • Đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích;
  • Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền sáng chế;
  • Duy trì hiệu lực của bằng sáng chế và giải pháp hữu ích;
  • Tiến hành các thủ tục ghi nhận những thay đổi liên quan đến sáng chế và giải pháp hữu ích;
  • Quản lý hồ sơ đăng ký đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan đăng ký.

3.4 Hồ sơ đăng ký Sáng chế

  • Thông tin đầy đủ về tác giả và chủ sở hữu Sáng chế (CMND, GĐKKD)
  • Bản mô tả sáng chế có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó.
  • Bản vẽ các hình minh họa
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, ví dụ: Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên

3.5 Thời gian

Hồ sơ đăng ký Sáng chế/GPHI được xử lý theo quy trình chi tiết như sau:

  • Nộp hồ sơ;
  • Thẩm định hình thức: trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nộp đơn.
  • Công bố đơn: Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ 19 kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn.
  • Trong thời hạn 42 tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc bất kỳ người thứ ba nào đều có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định nội dung đơn.
  • Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.
  • Cấp Văn bằng bảo hộ.

3.6 Hiệu lực văn bằng bảo hộ

  • Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam
  • Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 kể từ ngày nộp đơn.

Ngoài ra, chủ văn bằng bảo hộ Sáng chế/GPHI phải duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ hàng năm theo quy định.