Đăng ký bảo hộ tên địa danh dưới dạng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hay chỉ dẫn địa lý?

Việt Nam là quốc gia có nhiều sản vật địa phương, làng nghề truyền thống cùng với sự hội nhập kinh tế, tham gia ký kết các hiệp định thương mại; việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các loại đặc sản của đất nước là cần thiết. Với một khái niệm cơ bản, nhãn hiệu được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Căn cứ vào từng yếu tố khác nhau như dấu hiệu được bảo hộ, chức năng của nhãn hiệu hay danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu mà nhãn hiệu được phân ra nhiều loại như: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu nổi tiếng…. Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu có nội dung yêu cầu bảo hộ là tên địa danh, mục đích nhằm xác lập quyền bảo hộ yếu tố chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ của sản vật địa phương, bảo vệ danh tiếng, góp phần khẳng định chất lượng của sản phẩm thì chủ thể đăng ký chỉ có thể lựa chọn hình thức: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, hoặc chỉ dẫn địa lý.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin cơ bản liên quan đến chủ đề đăng ký tên địa danh ở 3 phương thức: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý để bạn đọc tham khảo và lựa chọn phương thức đăng ký phù hợp.

I. SO SÁNH NHÃN HIỆU TẬP THỂ – NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN – CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Tiêu chí Nhãn hiệu tập thể Nhãn hiệu chứng nhận Chỉ dẫn địa lý
Khái niệm Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Quyền đăng ký Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể (ví dụ: hiệp hội, hợp tác xã, hội nông dân,…) Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

– Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

– Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý (ví dụ: UBND tỉnh, Sở KH&CN tỉnh,…)

– Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài có thể được đề nghị công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang đàm phán

Chủ sở hữu Chủ thể đăng ký Chủ thể đăng ký Nhà nước
Quyền sử dụng – Chủ sở hữu của tổ chức tập thể

– Các thành viên của tổ chức tập thể

– Cá nhân, tổ chức có sản phẩm đáp ứng các điều kiện và tiêu chí mà chủ sở hữu nhãn hiệu yêu cầu.

– Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận không được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận để gắn lên hàng hoá, dịch vụ mà mình sản xuất, kinh doanh

Tổ chức, cá nhân có hàng hoá:

– Đáp ứng điều kiện, đảm bảo danh tiếng vốn có của hàng hoá này

– Được cho phép bởi tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý

Điều kiện để được bảo hộ Điều kiện chung:

Thứ nhất, là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

Thứ hai, có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Lưu ý:

– Các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước, biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước hay tên thật, bút danh của các anh hùng dân tộc… (Điều 73 Luật SHTT) sẽ không không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

–  Trường hợp nhãn hiệu tập thể/ chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý phải có văn bản cho phép của chính quyền địa phương (điểm a Điều 37.7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi)

Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết địn

Lưu ý:

Chỉ dẫn địa lý không được trùng/ tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa và không thuộc các trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 80 Luật SHTT)

Hiệu lực bảo hộ 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm Vô thời hạn
Nội dung quyền Đối với chủ sở hữu:

– Sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu

– Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu theo quy định

– Định đoạt nhãn hiệu theo quy định

Đối với người sử dụng:

– Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

– Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;

– Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Lưu ý:

– Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó

Đối với chủ sở hữu:

– Cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu

– Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu theo quy định

– Định đoạt nhãn hiệu theo quy định

Đối với người sử dụng:

– Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

– Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;

– Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Đối với chủ sở hữu:

– Trao quyền sử dụng cho cá nhân, tổ chức sản xuất hay tổ chức đại diện quyền lợi

– Trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý

Đối với người được trao quyền quản lý

– Cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định

– Ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định

Đối với người sử dụng

– Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

– Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;

– Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

– Ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định

Lưu ý:

Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao

 

II. MỘT SỐ NHÃN HIỆU TÊN ĐỊA DANH & CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐÃ ĐƯỢC BẢO HỘ:

Mẫu nhãn hiệu Số đơn –

ngày nộp đơn

Số bằng -ngày cấp Người nộp đơn/

Chủ sở hữu

Nhóm đăng ký Phạm vi bảo hộ
NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
 

4-2018-37578 29/10/2018 4-0324063-000  16/07/2019 Ủy ban nhân dân thị xã Buôn Hồ / Ủy ban nhân dân thị xã Buôn Hồ

29 Sầu riêng sấy; mứt sầu riêng.

31 Bơ quả tươi; sầu riêng tươi. 35 Dịch vụ mua bán: bơ quả tươi, sầu riêng tươi, sầu riêng sấy, mứt sầu riêng; Dịch vụ quảng cáo, quảng bá các sản phẩm bơ và sầu riêng

Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng “Sản phẩm chất lượng”, “Thương hiệu uy tín”, “TRÁI CÂY” (Trái Cây), hình quả sầu riêng, hình múi sầu riêng, hình quả bơ, hình nửa quả bơ.
 

4-2013-23010 03/10/2013 4-0237640-000

22/12/2014

Hiệp Hội Cao Su Việt Nam / Hiệp Hội Cao Su Việt Nam

07 Băng tải (cao su); trục lăn máy cán (bằng cao su).

10 Găng tay cho mục đích y tế (khám bệnh, phẫu thuật, thử nghiệm); bao cao su; ống thông đường tiểu. 12 Lốp ô tô; lốp bánh xe; lốp xe đạp; lốp đặc cho xe cộ; săm lốp ô tô; săm cho lốp xe bơm hơi; săm cho xe đạp.

17 Cao su thô hoặc bán thành phẩm; latex cao su; găng tay cao su cách điện, cách nhiệt; vòng đệm bằng cao su; đệm lót cao su; ống mềm bằng cao su; khuôn bằng cao su rắn; sợi bằng cao su không dùng trong ngành dệt.

19 Gỗ xẻ (gỗ cao su).

20 Đệm cao su; gối cao su; đồ đạc dùng trong văn phòng bằng gỗ cao su; đồ đạc trong nhà bằng gỗ cao su.

21 Găng tay cao su dùng trong mục đích gia dụng. 23 Sợi cao su dùng trong ngành dệt.

25 Đế cho đồ đi chân (đế giày cao su); giày cao su.

27 Thảm cao su.

28 Bóng cho trò chơi; quả bóng bay để chơi.

Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng “CAO SU VIÊT NAM”, “VIET NAM RUBBER”, “CHÂT LƯƠNG & UY TIN” “QUALITY & PRESTIGE”, hình lá cây cao su, hình bánh răng, hình một phần chiếc lốp.
 

4-2017-12569 08/05/2017 4-0350647-000

15/05/2020

ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt 31 Trái dâu tây tươi. Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng “DÂU TÂY”, “STRAWBERRY”, hình quả dâu tây.
NHÃN HIỆU TẬP THỂ
 

4-2018-32428

20/09/2018

4-0318303-000

16/04/2019

Hội Làm Vườn Huyện Cai Lậy/ Hội Làm Vườn Huyện Cai Lậy 31 Quả sầu riêng.

35 Mua bán quả sầu riêng

Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng “Sầu Riêng”, “Durian”, “Tiền Giang”, hình quả sầu riêng, miếng sầu riêng.
 

4-2015-23999

03/09/2015

4-0261148-000

19/04/2016

Hội Quýt Trà Lĩnh/ Hội Quýt Trà Lĩnh

31 Quả quýt tươi; cây giống (quýt).

35 Mua bán quả quýt; dịch  vụ đại lý xuất nhập khẩu quýt; mua bán giống cây quýt

Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng “QUYT”, hình quả và lá quýt, hình quả quýt đã được bóc vỏ.
 

4-2012-03488

02/03/2012

4-0192720-000

02/10/2012

Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn / Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn 30 Miến dong.

35 Mua, bán miến dong.

Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng “MIÊN DONG”, hình hoa và lá dong.

 

CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Sản phẩm – Chỉ dẫn địa lý Số đơn,

ngày nộp đơn

Số bằng, ngày cấp bằng Chủ đơn
Nước mắm Phú Quốc 6-2001-00001, 11/05/2001 0001

01/06/2001

Hội sản xuất nước mắm Phú Quốc
Vải thiều Lục Ngạn 6-2008-00001 21/04/2008 00015

25/06/2008

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang
Xoài cát Hòa Lộc 6-2003-00009

08/12/2008

00016

03/09/2009

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang
Nón lá Huế 6-2009-00005

17/08/2009

00020
19/07/2010
Sở Khoa học và Công nghệ  Thừa Thiên Huế
Chả mực Hạ Long 6-2012-00003

15/05/2012

00037
12/12/2013
Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long

 

III. NGOẠI LỆ VỀ TÊN ĐỊA DANH KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẬP THỂ, NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ:

Với nhãn hiệu chứng nhận, đôi khi tên địa danh sẽ không được bảo hộ trong trường hợp tên địa danh đã được sử dụng quá phổ biến đến mức rộng rãi, mất đi đặc tính của nhãn hiệu là không còn khả năng phân biệt. Lúc này tên địa danh trong nhãn hiệu đã trở thành một tên gọi thông thường, ví dụ: bún bò Huế, bún chả Hà Nội, mì Quảng,.. Khi ấy, nếu tên địa danh được bảo hộ sẽ làm mất đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng.

Điển hình là vụ việc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận bún bò Huế ngày 25/11/2016 và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định ban hành “Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế” ­­. Theo đó, về nguyên tắc, khi nhãn hiệu chứng nhận đã được chấp thuận bảo hộ thì những cá nhân hay tổ chức nào có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu “bún bò Huế” hoặc “Huế” cho sản phẩm bún bò thì sẽ cần phải xin phép chủ sở hữu nhãn hiệu.

bun-bo-hue
Logo của nhãn hiệu chứng nhận bún bò Huế

Tuy nhiên, khác với những trường hợp tên địa danh được bảo hộ như các nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể nêu tại Mục II của bài viết này thì trong phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chứng nhận “Bún Bò Huế”, Cục Sở hữu trí tuệ xác định: “Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng “BUN BO HUÊ” (Bún bò Huế), hình chiếc bát, hình đôi đũa, hình sợi bún”. Được hiểu là nhãn hiệu chứng nhận “Bún Bò Huế” đang được bảo hộ về hình thức thể hiện (thiết kế logo), còn nội dung chữ bao gồm tên địa danh thì không được coi là yếu tố có tính phân biệt để được bảo hộ độc quyền, như vậy, tên địa danh “Huế” trong trường hợp này là không được độc quyền. Chỉ những tổ chức, cá nhân có nhu cầu muốn sử dụng “logo” như mẫu nhãn hiệu chứng nhận của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để gắn lên hàng quán bán bún bò để chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định thì sẽ cần xin phép UBND tỉnh hoặc tổ chức được UBND ủy quyền quản lý theo Quy chế của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sỡ dĩ, cụm từ “bún bò Huế” không được bảo hộ, theo quan điểm của tác giả, đây đã trở thành tên gọi chung của một món ăn được sử dụng rộng rãi và thường xuyên. “Bún bò Huế” được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày để phân biệt với các món bún khác nhưng nó không được xem là dấu hiệu có khả năng phân biệt xét dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuê. Hơn nữa nếu bảo hộ riêng cụm từ “bún bò Huế” sẽ ảnh hưởng đến trật tự công cộng, vì hiện nay đã có quá nhiều hàng quán kinh doanh món “bún bò Huế”.

Công ty Luật HD Bản quyền Quốc tế (CIS Law Firm) là tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề bảo hộ nêu trên, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 3911 8581
Email: info@cis.vn

Tác giả: Đào Nguyễn Bảo Ngọc (CIS Law Firm)