Thủ tục xin cấp thẻ Apec 2021

Thẻ APEC (hay còn gọi là Thẻ Doanh nhân ABTC) là một tấm thẻ đặc quyền dành cho các doanh nhân để tự do đi lại trong các quốc gia khối APEC, thuận tiện trong việc hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư giữa các quốc gia.

Vậy, Thẻ APEC là gì? Ai được cấp thẻ APEC? Thủ tục xin cấp thẻ APEC như thế nào?

Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Thẻ APEC là gì?

Thẻ APEC (hay còn gọi là Thẻ Doanh nhân ABTC) là loại giấy tờ dùng để thay thế thị thực nhập cảnh (thay thế visa) vào 19 nước thành viên APEC bao gồm: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Nga, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand, Philippines, New Zealand, Mêxicô, Chilê, Brunây, Pêru, Papua New Guinea và Việt Nam.

thu-tuc-xin-cap-the-apec

2. Điều kiện xin cấp thẻ APEC là gì?

Để được cấp thẻ APEC, Công ty và Doanh nhân xin cấp thẻ cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Công ty có các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tưdịch vụ với các đối tác khối thẻ APEC và chấp hành tốt pháp luật.
  2. Công ty có doanh thu sản xuất kinh doanh hoặc có kim ngạch xuất nhập khẩu (tùy từng địa phương, điều kiện về doanh thu hoặc kim ngạch xuất nhập khẩu được quy định khác nhau).
  3. Doanh nhân có tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, trừ một số trường hợp không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.
  4. Doanh nhân có nhu cầu thường xuyên đi lại đến các nước khối thẻ APEC.
  5. Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 05 năm.

Lưu ý: Theo quy định, tùy mỗi tỉnh thành khác nhau, điều kiện xin cấp thẻ APEC có thể thay đổi. Nếu có nhu cầu biết thêm thông tin về điều kiện xin cấp thẻ APEC tại từng tỉnh thành cụ thể, xin vui lòng liên hệ với Luật sư Công ty Luật CIS để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

3. Ai được làm thẻ APEC?

Doanh nhân xin cấp thẻ APEC phải thuộc một trong các chức danh sau đây trong Công ty:

  1. Chủ doanh nghiệp tư nhân;
  2. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên;
  3. Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị;
  4. Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty;
  5. Kế toán trưởng;
  6. Trưởng phòng;
  7. Trưởng chi nhánh.

4. Thủ tục xin cấp thẻ APEC như thế nào?

Để được cấp thẻ APEC, bạn phải thực hiện 2 bước như sau:

Bước 1: Xin quyết định chấp thuận của UBND cấp tỉnh về việc cho phép sử dụng thẻ APEC.

Tại giai đoạn này UBND cấp tỉnh sẽ tổng hợp ý kiến của 6 cơ quan ban ngành về tình hình chấp hành pháp luật của Công ty và Doanh nhân, 6 cơ quan cấp tỉnh này bao gồm Công an, Cục Thuế, Cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Công thương. Và dựa trên ý kiến của 6 cơ quan này, UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định có chấp thuận cho Doanh nhân Công ty sử dụng Thẻ APEC hay không.

Bước 2: Sau khi có chấp thuận của UBND cấp tỉnh, bạn phải nộp hồ sơ lên Cục QLXNC để hỏi ý kiến của 18 quốc gia thuộc khối APEC và được cấp thẻ APEC.

quy-trinh-cap-the-apec

5. Hồ sơ xin cấp thẻ APEC gồm những gì?

Hồ sơ xin cấp thẻ APEC gồm có:

  1. Tờ khai xin phép sử dụng Thẻ APEC (Tải về)
  2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  3. Hợp đồng thương mại, đầu tư, kinh doanh;
  4. Hộ chiếu của Doanh nhân;
  5. Quyết định bổ nhiệm chức vụ của Doanh nhân;
  6. Hợp đồng lao động của Doanh nhân (nếu có);
  7. Giấy tờ liên quan đến việc tham gia BHXH của Doanh nhân;
  8. Giấy ủy quyền của người nộp hồ sơ.

Lưu ý: Theo quy định, mỗi tỉnh thành khác nhau, thành phần hồ sơ xin cấp thẻ APEC có thể thay đổi. Nếu có nhu cầu biết thêm thông tin về hồ sơ xin cấp thẻ APEC tại từng tỉnh thành cụ thể, xin vui lòng liên hệ với Luật sư Công ty Luật CIS để được vấn và giải đáp miễn phí.

6. Nộp hồ sơ xin cấp thẻ APEC ở đâu?

Bước 1: Xin quyết định chấp thuận của UBND cấp tỉnh về việc cho phép sử dụng thẻ APEC.

Các bạn lưu ý KHÔNG nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp tỉnh mà nộp ở các cơ quan chuyên môn được UBND cấp tỉnh phân công làm đầu mối phụ trách tiếp nhận và xử lý hồ sơ APEC, cụ thể là:

  • Nếu công ty của bạn đặt ngoài Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao thì bạn nộp hồ sơ tại các Sở chuyên môn được UBND cấp tỉnh phân công.

Ví dụ: Tại TP.HCM, bạn nộp hồ sơ xin cấp thẻ APEC tại Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM.

Hoặc tại Đồng Nai, bạn nộp hồ sơ xin cấp thẻ APEC tại Sở Ngoại vụ tỉnh Đồng Nai.

  • Nếu công ty của bạn nằm trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, thì bạn nộp hồ sơ tại Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp của Tỉnh/Thành phố.
  • Nếu công ty của bạn đặt trong Khu công nghệ cao thì bạn nộp hồ sơ tại Ban Quản lý Khu công nghệ cao của Tỉnh/Thành phố.

Bước 2: Sau khi có quyết định của UBND cấp tỉnh chấp thuận cho Doanh nhân sử dụng Thẻ APEC, bạn nộp hồ sơ xin cấp Thẻ APEC tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh:

(1) Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Trụ sở tại Hà Nội
Địa chỉ: 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội

(2) Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Cơ quan đại diện tại TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. Hồ Chí Minh

7. Tại sao nên có thẻ APEC?

Khi bạn sở hữu Thẻ APEC, bạn sẽ được:

  • Miễn Visa đi 19 nước bao gồm: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Nga, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand, Philippines, New Zealand, Mêxicô, Chilê, Brunây, Pêru, Papua New Guinea và Việt Nam.
  • Nhanh chóng và tiết kiệm chi phí so với xin VISA.
  • Chủ động sắp xếp được thời gian và công việc khi muốn xuất ngoại đột xuất mà không cần phải xin VISA.
  • Được ưu tiên giải quyết thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu và không phải làm thủ tục lưu trú ở 19 quốc gia.
  • Thời hạn sử dụng lâu dài, lên đến 5 năm.
  • Được ưu tiên xem xét khi xin VISA đi Mỹ hoặc Canada.

8. Thẻ APEC đi được bao nhiêu nước?

Doanh nhân có Thẻ APEC đi được 19 nước trong khối kinh tế APEC và thời gian của từng lần lưu trú:

  1. Trung Quốc (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày).
  2. Hồng Kông (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày).
  3. Đài Loan (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).
  4. Hàn Quốc (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).
  5. Nhật Bản (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).
  6. Úc (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).
  7. Nga (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: từ 14 đến 90 ngày).
  8. Singapore (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày).
  9. Indonesia (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày).
  10. Malaysia (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày).
  11. Thái Lan (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).
  12. Philippines (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 59 ngày).
  13. New Zealand (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).
  14. Mêxicô (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).
  15. Chilê (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).
  16. Brunây (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).
  17. Pêru (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).
  18. Papua Niu Ghinê (Papua New Guinea – PNG): thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày).
  19. Việt Nam (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày).

9. Dịch vụ làm thẻ APEC của Công ty Luật CIS

Với bề dày kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp thẻ APEC, Công ty Luật CIS tự hào hỗ trợ cho nhiều đối tác được sở hữu chiếc thẻ ưu việt này.

Những lợi thế khi sử dụng dịch vụ tại Công ty Luật CIS:

  • Tỉ lệ hồ sơ đã xử lý thành công: 100%;
  • Dịch vụ làm thẻ APEC trọn gói, giá cả cạnh tranh;
  • Nhiều kinh nghiệm và quan hệ tốt với cơ quan Nhà nước;
  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí;
  • Soạn thảo và nộp hồ sơ làm thẻ APEC nhanh chóng;
  • Theo dõi, cập nhật tình trạng hồ sơ thường xuyên;
  • Nhiều dịch vụ hậu mãi: tư vấn lập báo cáo tình hình sử dụng thẻ APEC hàng năm miễn phí, tư vấn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu công ty miễn phí.

Trên đây là các hướng dẫn chi tiết về Thủ tục xin cấp thẻ APEC năm 2021. Nếu bạn có vướng mắc về Thủ tục xin cấp thẻ APEC năm 2021 hay bạn có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582             Hotline: 0916568101
Email: info@cis.vn