Các bước thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Long An năm 2024

Tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam ở phía Đông và giáp Vương quốc Campuchia ở phía Bắc, với vị trí địa lý thuận lợi như vậy, Long An đang là địa điểm thu hút lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài. Vậy, để thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Long An thì trình tự, thủ tục như thế nào, hồ sơ ra sao?

Trong bài viết hôm nay, Công ty Luật CIS sẽ hướng dẫn bạn đọc các bước thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Long An năm 2024.

1. Công ty có vốn nước ngoài là gì?

Công ty có vốn nước ngoài được hiểu là công ty thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó có ít nhất một cá nhân mang quốc tịch nước ngoài hoặc một tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Các công ty có vốn nước nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam có thể kể đến như:

  • Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV).
  • Công ty Honda Việt Nam (HVN).
  • Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam (TMV).
  • Công ty TNHH Canon Việt Nam.
  • Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam.

cac-buoc-thanh-lap-cong-ty-co-von-nuoc-ngoai-tai-long-an-2024

2. Các hình thức Công ty có vốn nước ngoài.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam bằng để thành lập các công ty có vốn nước ngoài dưới các hình thức sau:

  • Công ty TNHH một thành viên;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh.

Căn cứ vào các đặc điểm: thành viên công ty, tư cách pháp lý, trách nhiệm tài sản, khả năng huy động vốn và chuyển nhượng vốn, …thì 03 loại hình phổ biến nhất mà Nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi thành lập là: công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

  • Công ty TNHH một thành viên: là công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân bỏ vốn thành lập;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là công ty có ít nhất 02 thành viên góp vốn thành lập, số lượng thành viên tối đa là 50 thành viên;
  • Công ty Cổ phần: là công ty do ít nhất 03 cổ đông là tổ chức hoặc cá nhân góp vốn.

3. Điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Long An năm 2024.

Nền chính trị trên thế giới đang diễn ra vô cùng phức tạp khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina chưa đến hồi kết đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế chung của thị trường toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do vậy, để thúc đẩy sự tăng trưởng, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh vào Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể:

– Thứ nhất, Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường.

Điều kiện tiếp cận thị trường là các thỏa thuận, cam kết, quy định của Việt Nam về các hạn chế khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một số ngành nghề nhất định, trong đó, nhà đầu tư phải tuân thủ, đáp ứng điều kiện như: tỷ lệ sở hữu vốn; hình thức đầu tư; phạm vi hoạt động đầu tư; năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư,…

Ví dụ: khi đầu tư vào lĩnh vực quảng cáo, nhà đầu tư nước ngoài được thành lập liên doanh hoặc ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam đã được phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo, nghĩa là nếu đầu tư trong lĩnh vực quảng cáo, nhà đầu tư nước ngoài không được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

– Thứ hai: mục tiêu hoạt động của Dự án đầu tư không thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo pháp luật Việt Nam;

– Thứ ba: Dự án đầu tư phù hợp với các quy hoạch theo quy định của pháp luật;

– Thứ tư: địa điểm thực hiện dự án đầu tư phù hợp quy định;

– Thứ năm: Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có).

giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu
Hình ảnh: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

4. Các bước thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Long An.

Theo quy định của pháp luật, thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Long An bao gồm 03 bước sau:

Bước 1: Thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư

Thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư phụ thuộc vào tính chất dự án, theo đó, pháp luật đầu tư chia dự án thành 02 loại: dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư và dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư. Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh) chấp thuận về mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án, nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc Hội

các dự án phải được Quốc hội chấp thuận chủ trương bao gồm các dự án sau:

– Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

+ Nhà máy điện hạt nhân.

+ Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.

+ Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên.

+ Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác.

+ Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Trừ các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Quốc hội, các dự án sau đây phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư:

+ Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác.

+ Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên.

+ Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không.

+ Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I.

+ Dự án đầu tư chế biến dầu khí.

+ Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên.

+ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất.

+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí.

+ Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên.

+ Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Trừ các dự án thuộc diện chấp thuận của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, các dự án sau phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư:

+ Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người.

+ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf).

+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Lưu ý: Trừ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf), các dự án còn lại  thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.

dich-vu-lam-the-apec

Theo đó, thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư được thực hiện như sau:

a) Đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:

– Đề xuất dự án đầu tư (theo mẫu);

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận (theo mẫu);

– Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu có tiền khả thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay thế cho đề xuất dự án đầu tư;

– Bản sao một trong các loại giấy tờ sau: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu của Nhà đầu tư nước ngoài đối với Nhà đầu tư là cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép lao động, Giấy phép thành lập, Quyết định thành lập đối với Nhà đầu tư là tổ chức;

– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của Nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của Nhà đầu tư; Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

– Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

– Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có)

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

Đối với trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền giải quyết là một trong các cơ quan sau đây:

– Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ, thì Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

– Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND tỉnh Long An:

+ Nhà đầu tư nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An nếu dự án đầu tư nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

+ Nhà đầu tư nộp tại Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An nếu dự án đầu tư nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

b) Đối với Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trừ những dự án thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư, những dự án còn lại không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.

Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Giấy phép đầu tư) khi nhà đầu tư nộp đủ bộ hồ sơ theo quy định.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm các tài liệu sau:

– Đề xuất dự án đầu tư (theo mẫu);

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu);

– Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Giấy phép thành lập/Quyết định thành lập đối với Nhà đầu tư là tổ chức.

– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Thỏa thuận thuê địa điểm/Hợp đồng thuê văn phòng/Hợp đồng thuê nhà xưởng và các tài liệu khác chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê, trừ trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

– Giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

– Nếu dự án đầu tư nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An tại địa chỉ: 61 Trương Định, Phường 1, Thành phố Tân An, tỉnh Long An;

– Nếu dự án đầu tư nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bạn nộp hồ sơ tại Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An tại địa chỉ: Số 25 Quốc lộ 62, Phường 2, Thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là bao lâu?

Theo quy định hiện hành, thời gian xử lý hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ Nhà đầu tư.

Bước 2: Thành lập doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư tiến hành thành lập công ty. Tùy thuộc vào loại hình công ty như đã nêu ở Mục 2, Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Bản sao các giấy tờ sau đây: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty; Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của chủ sở hữu là cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép thành lập của chủ sở hữu là tổ chức; Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Danh sách thành viên nếu nhà đầu tư thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên;

– Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nếu nhà đầu tư thành lập công ty cổ phần;

Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ:

Nhà đầu tư có thể lựa chọn nộp hồ sơ thành lập trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Long An.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Nhà đầu tư.

Bước 3: Xin Giấy phép kinh doanh (Giấy phép con)

Trường hợp Công ty có vốn nước ngoài hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, công ty phải tiến hành xin cấp Giấy phép kinh doanh (Giấy phép con) trước khi hoạt động.

Các trường hợp cần phải xin Giấy phép kinh doanh, như:

– Cung cấp dịch vụ logicstic; trừ các phân ngành dịch vụ logicstic mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ;

– Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

– Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

– Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn;

– Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

5. Dịch vụ thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Long An của Công ty Luật CIS.

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, Công ty Luật CIS đã hỗ trợ cho rất nhiều nhà đầu nước ngoài đến từ nhiều quốc gia khác nhau đầu tư thành công vào Việt Nam.

Công ty Luật CIS sẽ hỗ trợ khách hàng trong những công việc sau:

– Tư vấn điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin Giấy phép đầu tư, điều chỉnh, thay đổi giấy phép đầu tư, góp vốn, mua cổ phần; thành lập Văn phòng đại diện/chi nhánh công ty nước ngoài;

– Soạn thảo đầy đủ và nhanh chóng hồ sơ;

– Đại diện nhà đầu tư thực hiện các thủ tục tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến hồ sơ;

– Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh sau khi thực hiện thủ tục;

– Tư vấn, thực hiện thủ tục xin cấp mới, điều chỉnh các giấy phép con có liên quan;

– Hỗ trợ các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh cho nhà đầu tư.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về các bước thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Long An năm 2024. Nếu bạn có vướng mắc trong quá trình thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Long An hay bạn có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P.Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8581 – 39118582        Hotline: 0916 568 101

Email: info@cis.vn