Dịch vụ đăng ký song tịch

Tình trạng kết hôn nước ngoài; học tập, làm việc và định cư ở nước ngoài; làm con nuôi nước ngoài,… xảy ra ngày càng nhiều giữa các quốc gia. Chính vì thế, nhiều quốc gia ban hành những chính sách cởi mở về quốc tịch, theo đó, nhiều quốc gia cho phép công dân của mình được có thêm hay giữ quốc tịch quốc gia cũ, nghĩa là có hai quốc tịch.

Việt Nam cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đã nhập quốc tịch nước ngoài, được phép đăng ký lại để mang quốc tịch Việt Nam đồng thời với quốc tịch hiện tại của họ và Công ty Luật CIS cung cấp dịch vụ đăng ký song tịch cho Việt kiều.

1. Song tịch là gì?

Song tịch là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một cá nhân mang hai quốc tịch, theo đó, người mang hai quốc tịch được hưởng đầy đủ những quyền lợi mà từng quốc gia họ mang quốc tịch trao cho công dân của quốc gia đó.

lam-song-tich

Những quốc gia cho phép hai quốc tịch như: Canada, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Ý, Pháp, Đan mạch, Đức, Thụy Điển, Vương quốc Anh,…

Những quốc gia không cho phép song tịch như: Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore,… Để nhập quốc tịch của những quốc gia này, người xin nhập quốc tịch phải có chứng nhận đã từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình.

Pháp luật Việt Nam theo nguyên tắc một quốc tịch, tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ. Cụ thể, khi công dân Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, đã nhập quốc tịch nước ngoài, nay có nhu cầu thường trú lâu dài ở Việt Nam thì sẽ được cho phép đồng thời mang hai quốc tịch. Như vậy, khi Việt kiều đăng ký song tịch, Việt kiều không cần phải thôi quốc tịch của Quốc gia hiện tại, Việt kiều chỉ cần thực hiện việc đăng ký quốc tịch Việt Nam.

2. Lợi ích của người mang song tịch

Một cá nhân khi vừa mang quốc tịch Việt Nam vừa mang quốc tịch nước ngoài sẽ có được nhiều quyền lợi. Công ty Luật CIS tóm tắt 04 quyền lợi chính mà một cá nhân mang song tịch được hưởng:

– Được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích dành cho công dân của cả hai quốc gia mà họ mang quốc tịch;

– Tự do đi lại, làm việc và du lịch: Việt kiều làm song tịch sẽ xuất và nhập cảnh vào Việt Nam bằng hộ chiếu Việt Nam sau khi làm song tịch. Song song đó, việc lưu trú không bị giới hạn thời gian như Giấy miễn thị thực 5 năm mà Việt kiều hay sử dụng khi không có song tịch;

– Quyền sở hữu bất động sản: Được quyền nhận chuyển nhượng (mua, được tặng, được thừa kế,…) và đứng tên trên giấy tờ nhà đất như công dân Việt Nam;

– Đầu tư và thành lập công ty tại Việt Nam một cách dễ dàng, không bị hạn chế đầu tư một số ngành nghề, lĩnh vực được áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

viet-kieu-hoi-huong

3. Điều kiện để đăng ký song tịch

Để đăng ký song tịch, Việt Kiều cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, có các giấy tờ chứng minh Việt kiều đã từng có quốc tịch Việt Nam và chưa thực hiện thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam (chi tiết các loại giấy tờ được đề cập tại Mục 4 Bài viết).

Thứ hai, phải có chỗ ở hợp pháp tại Việt Nam, gồm nhà thuộc sở hữu của bản thân hoặc nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ nhà người khác hoặc do người thân bảo lãnh.

4. Hồ sơ Việt kiều cần chuẩn bị trước khi làm song tịch

Công ty Luật liệt kê các loại tài liệu mà cá nhân cần phải chuẩn bị trước khi làm song tịch như sau:

– Giấy khai sinh. Trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của ba mẹ;

– Giấy chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân;

– Bản sao sổ hộ khẩu cũ.

Lưu ý: Đối với các cá nhân đã thực hiện thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam thì không thể làm song tịch theo bài viết này mà phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

5. Thủ tục đăng ký song tịch

Để thực hiện thủ tục đăng ký song tịch, Việt kiều cần phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Việt Kiều chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Hồ sơ gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.

– Sổ hồng nếu Việt kiều đứng tên trên Sổ hồng hoặc hợp đồng thuê nhà có công chứng và Bản sao sổ hồng nếu nhà không phải do Việt kiều đứng tên.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ (giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn,….).

– Giấy tờ đã chuẩn bị ở Mục 4.

– Hộ chiếu nước ngoài.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Việt kiều nộp hồ sơ song tịch (hồ sơ đăng ký thường trú) tại Công an cấp xã nơi Việt kiều dự định thường trú.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú (Hồ sơ song tịch)

Cán bộ cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho Việt kiều.

– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn Việt kiều bổ sung, hoàn thiện.

– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.

dich-vu-lam-the-apec

Bước 4: Giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Công an cấp xã chuyển hồ sơ đến Phòng quản lý xuất, nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Việt kiều đề nghị đăng ký thường trú.

Phòng quản lý xuất, nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ kiểm tra, xác minh hồ sơ.

Nếu đáp ứng điều kiện, Phòng quản lý xuất, nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Cục quản lý xuất, nhập cảnh Bộ Công an xem xét cấp văn bản đồng ý giải quyết cho Việt kiều thường trú.

Bước 5: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Việt kiều nộp lệ phí đăng ký thường trú.

Bước 6: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Việt kiều lên nhận kết quả.

Bước 7: Sau khi có kết quả ở Bước 6, Việt kiều xin cấp CCCD.

Bước 8: Sau khi được cấp CCCD, nghĩa là Việt kiều đã có số định danh cá nhân, Việt kiều tạo tài khoản trên ứng dụng VneID để kích hoạt tài khoản định danh điện tử.

Bước 9: Khi đã có CCCD, Việt kiều xin cấp Hộ chiếu Việt Nam.

6. Dịch vụ đăng ký song tịch (của Công ty Luật CIS)

Với bề dày kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục đăng ký song tịch cho Việt Kiều, Công ty Luật CIS tự hào hỗ trợ cho nhiều Việt Kiều đăng ký song tịch thành công.

Những lợi thế khi sử dụng dịch vụ tại Công ty Luật CIS:

– Tư vấn điều kiện, trình tự thủ tục xin đăng ký song tịch;

Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc đăng ký song tịch;

Trích lục, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ đăng ký song tịch tại Việt Nam cho khách hàng;

– Thực hiện thủ tục xin đăng ký song tịch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý khác sau khi đã được cơ quan Nhà nước chấp thuận đăng ký song tịch tại Việt Nam.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về Dịch vụ làm song tịch. Nếu bạn có vướng mắc về hay bạn có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8581 – 028 3911 8582             Hotline: 0916 568 101

Email: info@cis.vn