Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp phát triển, sự xuất hiện mô hình nông trại hiện đại, tích hợp sản xuất nông sản, du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng xuất hiện ngày càng nhiều, kéo theo sự xuất hiện hàng loạt các logo cho nông trại (farm) trên thị trường để nhận diện thương hiệu. Như vậy, muốn được bảo hộ độc quyền cho logo nông trại, chủ nông trại cần thực hiện thủ tục gì? Điều kiện và quy trình đăng ký như thế nào? Thời gian và chi phí ra sao?
Trong bài viết “Thủ tục đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm)” này, Công ty Luật CIS sẽ lần lượt giải đáp cho bạn đọc các câu hỏi nêu trên, xin mời các Bạn cùng xem tiếp:
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- 1. Logo là gì? Logo của nông trại (farm) là gì?
- 2. Đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm) là gì?
- 3. Thủ tục đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm)
- 4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm)
- 5. Logo được bảo hộ độc quyền bao nhiêu năm? Có được gia hạn hay không?
- 6. Phí đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm)
- 7. Những lưu ý khi đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm)
- 8. Top 4 lý do cần phải đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm)
- 9. Một số nông trại (farm) đã đăng ký bảo hộ logo
- 10. Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm) của Công ty Luật CIS
1. Logo là gì? Logo của nông trại (farm) là gì?
Logo là biểu trưng giúp nhận diện thương hiệu, được tạo thành từ hình ảnh, hình vẽ và/hoặc từ ngữ có liên quan mật thiết đến tên gọi, ngành lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của chủ logo.
Logo của nông trại là biểu tượng đồ hoạ độc đáo phản ánh bản sắc và giá trị của nông trại đó, thường chứa đựng ý tưởng liên quan đến chăn nuôi, trồng trọt, lấy cảm hứng từ vùng nông thôn và gợi lên cảm giác đơn giản, chân thực và kết nối với thiên nhiên.
Ví dụ: logo các trang trại bò sữa của Vinamilk, TH True Milk, v.v…
2. Đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm) là gì?
Đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm) là việc chủ nông trại nộp hồ sơ đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận ghi nhận mình là chủ sở hữu hợp pháp logo hoặc yêu cầu Nhà nước xem xét, cấp bằng độc quyền logo trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Theo đó, logo của nông trại có thể được đăng ký theo 2 cách sau đây:
∗ Cách 1: Đăng ký bảo hộ logo cho nông trại theo hình thức bản quyền. Khi đăng ký theo cách này, logo sẽ được ghi nhận đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả dưới loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng (thường gọi là đăng ký bản quyền logo). Chi tiết thủ tục đăng ký bản quyền logo, vui lòng xem hướng dẫn của Công ty Luật CIS Tại đây.
∗ Cách 2: Đăng ký bảo hộ logo cho nông trại theo hình thức nhãn hiệu (thường gọi là đăng ký độc quyền thương hiệu).
Chủ nông trại có thể lựa chọn đăng ký logo của mình theo 1 trong 2 cách nêu trên hoặc đăng ký song song cả hai thủ tục để có được phạm vi bảo hộ tối ưu nhất. Mỗi cách thức đăng ký đều có những đặc trưng riêng và được Công ty Luật tóm tắt ngắn gọn trong bảng dưới đây:
Yếu tố | Bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu | Bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả |
Đối tượng | Logo là nhãn hiệu của doanh nghiệp, là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau | Logo được nhìn nhận dưới danh nghĩa là một “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” – là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp. |
Điều kiện bảo hộ | Điều kiện quan trọng nhất để logo được bảo hộ là phải đảm bảo “khả năng phân biệt”, không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước cho sản phẩm/dịch vụ cùng loại hoặc tương tự | Logo phải đảm bảo tính sáng tạo và tính nguyên gốc, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào. |
Cơ chế xác lập quyền | Quyền sở hữu đối với logo chỉ được pháp luật công nhận chỉ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, bắt buộc phải qua thủ tục nộp hồ sơ đăng ký. | Quyền tác giả phát sinh khi tác phẩm đó được định hình, không phân biệt nội dung, ý nghĩa, chất lượng,… không bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký. Tuy nhiên, Nhà Nước khuyến khích tác giả đi đăng ký để thuận lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra. |
Cơ quan quản lý | Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ | Cục Bản Quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
Cơ chế thẩm định điều kiện bảo hộ | Thẩm định khắt khe, nghiêm ngặt vì phải đảm bảo logo đăng ký không bị trùng/tương tự gây nhầm lẫn với bất kỳ logo nào đã đăng ký trước | Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận trên cơ sở hình thức hồ sơ hợp lệ và sự tự cam kết, cam đoan tự chịu trách nhiệm của tác giả |
Phạm vi bảo hộ | Bảo hộ về mặt ngữ nghĩa, cách trình bày, màu sắc, cách phát âm (nếu là chữ cách điệu) … của logo.
Là biện pháp bảo hộ MẠNH NHẤT vì khi người khác sử dụng logo tương tự thì cũng có thể bị coi là “xâm phạm quyền” đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, chỉ được bảo hộ trong phạm vi sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký và trong lãnh thổ Việt Nam. |
Chỉ bảo hộ về hình thức thể hiện, không bao gồm nội dung, ngữ nghĩa, phát âm… Chủ sở hữu logo có quyền “chống sao chép” trái phép, nhưng chỉ ở mức tương đối và thường phải có sự trùng lặp 100% thì mới có cơ sở xử lý (khó xử lý trường hợp chỉ sao chép một phần, thay đổi một/một số yếu tố đồ họa trong logo gốc). Quyền chống sao chép không bị giới hạn về sản phẩm, dịch vụ và lãnh thổ. |
Thời gian hoàn tất thủ tục đăng ký | Theo quy định là 12 tháng, nhưng trên thực tế do số lượng hồ sơ đăng ký quá nhiều nên trung bình thường là hơn 1.5 – 2 năm đối với logo có tính chất đơn giản, trôi chảy, suôn sẻ. | 45 ngày làm việc. |
Thời hạn bảo hộ | 10 năm, kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Được gia hạn không giới hạn số lần, mỗi lần gia hạn được thêm 10 năm hiệu lực. | 75 năm hoặc 100 năm (tùy vào logo đã công bố hay chưa công bố) |
Công ty Luật CIS tin rằng thông tin nêu trên phần nào đã giúp bạn đọc hình dung được về 2 thủ tục đăng ký bảo hộ cho logo nói chung và cho logo nông trại nói riêng. Trường hợp bạn đọc còn đang phân vân chưa biết lựa chọn đăng ký theo cách nào để có được phạm vi bảo hộ ưu việt nhất, chúng tôi khuyến khích bạn nên xin thêm lời khuyên từ một Tổ chức chuyên nghiệp có kinh nghiệm thực hiện các thủ tục này như Công ty Luật CIS.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký bảo hộ logo cho nông trại dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu.
3. Thủ tục đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm)
Thủ tục đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm) sẽ trải qua 4 bước cùng với nhiều giai đoạn được thực hiện ở Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
∗ Bước 1: Bạn đọc cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký như hướng dẫn của chúng tôi tại Mục 4 dưới đây.
∗ Bước 2: Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ, bạn tiến hành nộp tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Thành phố Đà Nẵng, cụ thể:
- Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội: 386 Đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. HCM: 31 Hàn Thuyên, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Đà Nẵng: Tầng 1, 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính. Ngoài ra, bạn đọc còn có thể nộp hồ sơ trực tuyến Tại đây.
Lưu ý: Nếu bạn đọc tự chuẩn bị và nộp hồ sơ mà không uỷ quyền cho Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp ngay từ đầu, bạn sẽ phải tự phân nhóm các lĩnh vực hoạt động của nông trại theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ khi đăng ký và tự theo dõi tất cả các thông báo gửi về từ Cục SHTT qua dịch vụ bưu chính để kịp thời phúc đáp hoặc khắc phục thiếu sót trong thời hạn Cục SHTT ấn định. Nếu không biết cách khắc phục thiếu sót, không có kinh nghiệm phúc đáp, giải trình hoặc phúc đáp quá hạn, hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối chính thức, tốn kém thời gian và tiền bạc mà chẳng đi đến đâu.
Bạn sẽ không gặp phải những vấn đề nêu trên, nếu từ ban đầu lựa chọn nộp hồ sơ thông qua Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp có kinh nghiệm hơn 15 năm như Công ty Luật CIS, khi nộp hồ sơ thông qua đại diện, bạn đọc chỉ cần ký giấy uỷ quyền và cung cấp mẫu logo, sản phẩm/dịch vụ dự định đăng ký cho nông trại của mình, các giấy tờ còn lại chúng tôi sẽ chuẩn bị thay, đại diện bạn đọc nộp hồ sơ và làm việc trực tiếp với Cục SHTT, theo dõi hồ sơ của bạn cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng.
∗ Bước 3: Sau khi hồ sơ được Cục SHTT tiếp nhận, hồ sơ sẽ được xử lý qua nhiều giai đoạn để đánh giá về hình thức và nội dung hồ sơ:
- Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức hồ sơ đăng ký bảo hộ logo cho nông trại, thời gian khoảng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp, thời gian khoảng 2 tháng kể từ giai đoạn 1 kết thúc.
- Giai đoạn 3: Thẩm định điều kiện theo quy định của pháp luật để xem xét logo có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ độc quyền hay không, thời gian khoảng 9 tháng kể từ giai đoạn 2 kết thúc.
∗ Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ nếu như logo nông trại (farm) của bạn đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hoặc ngược lại, từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm)
Khi đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm), bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo Phụ lục I Nghị định số 65/2023/NĐ-CP áp dụng từ 23/08/2023: Click để tải về
- 05 mẫu logo cần đăng ký (kích thước tối đa 8×8 cm và tối thiểu 8mm x 8mm).
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua Đại diện Sở hữu công nghiệp như Công ty Luật CIS).
- Tài liệu khác có liên quan.
5. Logo được bảo hộ độc quyền bao nhiêu năm? Có được gia hạn hay không?
Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022) quy định bằng độc quyền nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm (có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn thêm 10 năm), cụ thể:
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm |
Theo đó, nếu sau 10 năm, chủ nông trại vẫn có muốn được độc quyền đối với logo thì có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp để kéo dài thời hạn hiệu lực độc quyền của logo đó.
6. Phí đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm)
Theo quy định hiện hành, chi phí đăng ký bảo hộ logo nông trại (farm) sẽ bao gồm các loại phí, lệ phí như sau:
Phí, lệ phí nộp Nhà Nước: 1.000.000 đồng. Trong đó:
- Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ logo: 150.000 đồng
- Lệ phí công bố đơn đăng ký: 120.000 đồng
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng
- Phí thẩm định đơn đăng ký: 550.000 đồng
Lưu ý: Phí, lệ phí nêu trên dành cho hồ sơ đăng ký 1 logo/1 nhóm ngành nghề có tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ và chưa bao gồm phí dịch vụ đại diện đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật CIS.
7. Những lưu ý khi đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm)
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, khi đăng ký bảo hộ logo cho nông trại, bạn phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Hồ sơ đăng ký bảo hộ logo nói chung và logo cho nông trại nói riêng không mặc nhiên được bảo hộ, TỐI THIỂU logo khi đăng ký cần đáp ứng được các điều kiện chung theo Điều 71 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác |
– Logo không được chứa các dấu hiệu TRÙNG hoặc TƯƠNG TỰ đến mức gây nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc huy của các nước, biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế,… nếu có, sẽ không được bảo hộ độc quyền.
– Logo yêu cầu bảo hộ cần đảm bảo được khả năng phân biệt với các logo khác thì mới được bảo hộ, ví dụ một số trường hợp logo bị xem là không có khả năng phân biệt: logo chỉ có mỗi từ “Farm”, “Garden”, “Agriculture” hoặc “Nông trại”…; logo chỉ chứa các hình học đơn giản như: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, …
– Ngoài ra logo trong đơn đăng ký không được chứa dấu hiệu TRÙNG hoặc TƯƠNG TỰ đến mức gây nhầm lẫn với các logo khác đã đăng ký trước. Để kiểm tra logo đăng ký có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với logo của người khác hay không, đòi hỏi người đánh giá phải am hiểu quy định pháp luật, có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn thì mới có thể xây dựng nhiều thuật toán tra cứu và đưa ra đánh giá một cách khách quan nhất.
8. Top 4 lý do cần phải đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm)
Khi tiến hành đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm), bạn sẽ nhận lại được nhiều lợi ích và sự bảo hộ độc quyền từ Nhà nước. Sau đây sẽ là top 4 lý do mà bạn cần đăng ký bảo hộ cho logo nông trại (farm):
Thứ nhất, chủ nông trại chỉ được pháp luật bảo hộ độc quyền logo cho nông trại (farm) khi tiến hành đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Ngược lại, nếu không tiến hành đăng ký, chủ nông trại không được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp nắm giữ độc quyền, khi đó, ai cũng có thể sử dụng logo đó mà chủ nông trại không có quyền ngăn cấm;
Thứ hai, bảo hộ logo giúp nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín thương hiệu cho nông trại, chủ nông trại khi đó sẽ an tâm đầu tư mở rộng quy mô nông trại, tránh nguy cơ bị yêu cầu ngừng sử dụng, gỡ bỏ logo do vô tình xâm phạm quyền đối với logo của người khác;
Thứ ba, khi logo cho nông trại được chấp thuận bảo hộ đồng nghĩa với việc chỉ có một mình chủ nông trại được độc quyền sử dụng logo đó cho nông trại và có quyền ngăn cấm người khác sử dụng những logo trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với logo nông trại của mình;
Thứ tư, tránh được rủi ro bị người khác đăng ký trước làm mất quyền vì thủ tục đăng ký bảo hộ logo ưu tiên về mặt thời gian, ai đăng ký sớm hơn thì sẽ được ưu tiên xem xét cấp độc quyền.
9. Một số nông trại (farm) đã đăng ký bảo hộ logo
10. Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm) của Công ty Luật CIS
Công ty Luật Bản quyền Quốc tế (CIS Law Firm) là Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Luật sư và chuyên viên của Chúng tôi đã được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:
|
Trên đây là nội dung về Thủ tục đăng ký bảo hộ logo cho nông trại (farm) của Công ty Luật CIS. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề bảo hộ logo cho nông trại (farm), Bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ.
PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 Hotline: 091 911 8580
Email: info@cis.vn – sohuutritue@cis.vn