Nhận thấy được tầm quan trọng của tài sản trí tuệ, rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức hay thậm chí là cá nhân đã tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ cho các tài sản “vô hình” của mình, như là thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp hay sáng chế. Tuy nhiên, không phải hồ sơ đăng ký nào cũng bảo hộ thành công vì nhiều lý do khác nhau, như khi bạn tự mình nộp hồ sơ mà không nắm rõ quy định pháp luật về điều kiện, quy trình xem xét…
Vì vậy, có rất nhiều người đã lựa chọn ủy quyền cho Tổ chức chuyên nghiệp là đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về vai trò, chức năng và sự ưu việt khi ủy quyền cho Công ty Luật CIS làm đại diện sở hữu công nghiệp cho bạn.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Quyền Sở hữu công nghiệp là gì?
Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019) có quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. |
Như vậy, pháp luật đã quy định rất cụ thể Quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ đối với các đối tượng bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do bạn sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
2. Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 151 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì:
Điều 151. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
1. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm: a) Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp; b) Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp; c) Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp. |
Như vậy, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là các tổ chức tư vấn, đại diện, thay mặt bạn để nộp hồ sơ đăng ký, sửa đổi, gia hạn, hay phản hồi các thông báo của cơ quan nhà nước, xử lý các hành vi xâm phạm cho các đối tượng sở hữu công nghiệp …
Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng được quyền đại diện cho tổ chức, cá nhân để làm đại diện sở hữu công nghiệp, mà chỉ có những tổ chức đáp ứng các điều kiện và được cấp Giấy phép thì mới được thực hiện dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Pháp luật sở hữu trí tuệ có quy định như sau:
Điều 154. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019)
Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: 1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam; 2. Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); 3. Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền phải đáp ứng các điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 155 của Luật này. |
Ngoài ra, điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cũng được đề cập tại quy định dưới đây:
Điều 155. Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019)
1. Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; b) Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. 2. Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây thì được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Thường trú tại Việt Nam; c) Có bằng tốt nghiệp đại học; d) Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận; đ) Không phải là công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp; e) Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. 3. Chính phủ quy định cụ thể chương trình đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp, việc kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. |
Như vậy, đăng ký bảo hộ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp như là đăng ký nhãn hiệu, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, hay đăng ký sáng chế là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để được cung cấp dịch vụ này thì Tổ chức đó phải có người có Thẻ đại diện Sở hữu công nghiệp (Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) và được ghi nhận theo Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ:
3. Tại sao lại nên ủy quyền cho Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp?
Không phải đối tượng sở hữu công nghiệp nào nộp đơn đăng ký cũng đều được chấp thuận bảo hộ, mà đối tượng sở hữu công nghiệp đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định thì mới được cấp văn bằng bảo hộ.
Một số trường hợp bị từ chối có thể là:
♦ Đối với nhãn hiệu thì có thể bị từ chối do chỉ mang tính mô tả, hoặc bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước; hoặc không theo dõi tình trạng hồ sơ nên không trả lời, không nộp phí đúng hạn;
♦ Đối với kiểu dáng công nghiệp thì có thể bị từ chối vì không có tính mới, không có tính sáng tạo, không có khả năng áp dụng công nghiệp;
♦ Đối với sáng chế thì có thể bị từ chối do không có tính mới, không có trình độ sáng tạo, không có khả năng áp dụng công nghiệp.
Như vậy, có thể thấy rằng việc nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ cho tài sản trí tuệ không hề đơn giản, mà phải qua nhiều khâu kiểm tra, thẩm định, đánh giá khả năng bảo hộ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, tốt hơn hết để giảm thiểu rủi ro hồ sơ bị từ chối khi đăng ký hay giải quyết các vấn đề liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp, bạn nên ủy quyền cho tổ chức đại diện có đầy đủ điều kiện hành nghề, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn để giúp bạn thực hiện.
Trường hợp là tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam thì theo Khoản 2 Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019):
Điều 89. Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
2. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. |
Quy định này được hướng dẫn chi tiết tại Điểm b Khoản 3.2 Điều 3 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 (sửa đổi năm 2010, 2011, 2013 và 2016):
3. Đại diện của chủ đơn
3.2 Những tổ chức, cá nhân sau đây có thể đại diện cho chủ đơn: b) Đối với tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật Sở hữu trí tuệ: tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (theo uỷ quyền của chủ đơn). |
Như vậy, đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, không có trụ sở, cơ sở kinh doanh tại Việt Nam mà muốn nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp phải thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.
4. Công ty Luật CIS là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp chuyên nghiệp
Công ty Luật CIS là Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ có đầy đủ giấy phép, chứng chỉ và chức năng để đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về xác lập, bảo hộ và thực thi quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
5. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tại Công ty Luật CIS
– Với hơn 13 năm thành lập và hoạt động, Công ty Luật CIS có một đội ngũ Luật sư và chuyên viên đều được đào tạo bài bản và chuyên sâu trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, có nhiều bằng cấp chuyên môn về Sở hữu trí tuệ được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
– Các đối tượng sở hữu công nghiệp đều được Luật sư và chuyên gia của CIS Law Firm đánh giá khả năng bảo hộ trước khi nộp đơn đăng ký để tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho Khách hàng;
– Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, chỉ có khoảng 30 – 40% hồ sơ đăng ký được đồng ý bảo hộ và được cấp văn bằng, 60 – 70% còn lại là đang chờ chủ đơn giải trình về phản đối lí do từ chối của Cục trước khi có Quyết định từ chối cuối cùng. Trong các năm gần đây, hơn 90% kết quả hồ sơ sở hữu công nghiệp tại Công ty Luật CIS đều thành công được cấp văn bằng bảo hộ:
– Công ty Luật CIS đã tư vấn cho rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước, từ các doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp hay ngay cả những doanh nghiệp đã có tên tuổi:
Bên cạnh sự chuẩn bị chu đáo và sự chuyên nghiệp về mặt hồ sơ thì một trong những lý do góp phần thành công cho việc đăng ký sở hữu trí tuệ chính là những mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được đội ngũ Luật sư Công ty Luật CIS xây dựng trong hơn 13 năm qua. Công ty Luật CIS luôn coi trọng và xây dựng các mối quan hệ cần thiết nhằm hỗ trợ các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất và có kết quả cao nhất.
Để giải đáp thắc mắc về vấn đề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:
PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: info@cis.vn – sohuutritue@cis.vn