Ấn Độ là nền kinh tế tỷ dân với thị trường tiêu dùng đa dạng. Đây là điểm đến chiến lược cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Khi gia nhập thị trường này, việc đăng ký nhãn hiệu là vấn đề ưu tiên cần được quan tâm để tránh bị mất quyền do nộp muộn, việc đăng ký chẳng những giúp bảo vệ thương hiệu về lâu dài mà còn giảm đáng kể rủi ro xâm phạm nhãn hiệu đăng ký trước tại Ấn Độ.
Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật CIS sẽ giới thiệu về Đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ, chi tiết mời bạn theo dõi tiếp bài viết.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ là gì?
Đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ là việc nộp đơn đăng ký đến Cục Sở hữu trí tuệ Ấn Độ, cụ thể là Văn phòng Tổng kiểm soát Bằng sáng chế, Kiểu dáng và Thương hiệu (Office of the Controller General of Patents, Designs and Trademarks – CGPDTM), một cơ quan thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại của Ấn Độ để được xem xét cấp độc quyền cho nhãn hiệu tại thị trường này.
CGPDTM tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu đa dạng với bất kỳ dấu hiệu nào, bao gồm từ ngữ, đồ họa, chữ cái, chữ số, dấu hiệu ba chiều, sự kết hợp màu sắc, âm thanh hoặc bất kỳ sự kết hợp nào trong số đó, miễn chúng có khả năng phân biệt hàng hóa/dịch vụ của người này so với hàng hóa của người khác thì đều có thể được đăng ký làm nhãn hiệu tại Ấn Độ.
Tương tự như đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, nếu được CGPDTM chấp thuận bảo hộ, nhãn hiệu của bạn sẽ được bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm, bạn có thể gia hạn liên tiếp thêm nhiều lần sau đó (mỗi lần gia hạn có thêm 10 năm nữa).
Một nhãn hiệu được CGPDTM cấp bảo hộ tại Ấn Độ mang lại cho bạn các lợi ích to lớn sau đây: ∗ Độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký trong phạm vi các hàng hóa/dịch vụ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận do CGPDTM cấp; ∗ Quyền ngăn cấm hoặc yêu cầu bên xâm phạm nhãn hiệu tại Ấn Độ bồi thường thiệt hại; ∗ Chuyển nhượng các độc quyền vừa nêu cho bên thứ ba thông qua việc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu (bán lại nhãn hiệu); ∗ Khai thác giá trị thương mại bằng cách cấp quyền sử dụng cho các bên có nhu cầu dưới hình thức cấp li-xăng hoặc nhượng quyền. |
Mặc dù vậy, không phải đơn đăng ký nhãn hiệu nào nộp tại CGPDTM cũng mặc nhiên được cơ quan này chấp thuận bảo hộ mà cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ tại Mục 2 sau đây.
2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Ấn Độ
Bất kỳ ai kể cả người nước ngoài, công ty nước ngoài đều có thể nộp đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Ấn Độ. Tuy nhiên, nếu không có cơ sở kinh doanh hợp pháp tại Ấn Độ, bạn cần ủy quyền cho một Đại diện/Luật sư nhãn hiệu đã được cấp phép tại Ấn Độ (IP Agent) nếu muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia này.
Theo Đạo Luật Nhãn hiệu Ấn Độ, một nhãn hiệu muốn được bảo hộ độc quyền cần đáp ứng các điều kiện chung về khả năng phân biệt.
Đơn đăng ký nhãn hiệu ở Ấn Độ có thể bị từ chối dựa trên hai loại lý do phổ biến sau đây:
- Lý do từ chối tuyệt đối: nhãn hiệu không có khả năng phân biệt do mô tả về loại, chất lượng, số lượng, giá trị, nguồn gốc địa lý hoặc thời gian sản xuất của hàng hóa/dịch vụ; hoặc nhãn hiệu gây nhầm lẫn/đánh lừa công chúng.
Ví dụ:
- Lý do từ chối tương đối: nhãn hiệu không có khả năng phân biệt do trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã có trước đó hoặc có sự tương đồng về bản chất của hàng hóa và dịch vụ, v.v….
Ví dụ:
Thời gian trung bình xử lý và trả kết quả đơn đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ là 12 – 15 tháng (đối với đơn không có dự định từ chối hoặc phản đối).
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ
Tại Ấn Độ, có hai cách thức để đăng ký nhãn hiệu mà bạn có thể lựa chọn tùy theo kế hoạch, chiến lược kinh doanh, cụ thể là: (1) đăng ký trực tiếp qua Đại diện/Luật sư nhãn hiệu tại Ấn Độ, hoặc (2) đăng ký gián tiếp qua hệ thống Madrid. Chi tiết về từng cách thức đăng ký sẽ được Công ty Luật CIS giới thiệu cụ thể trong Mục 4 bên dưới. Mỗi cách thức đăng ký sẽ có thành phần hồ sơ khác nhau, chi tiết như sau:
∗ Trường hợp đăng ký trực tiếp qua Đại diện/Luật sư nhãn hiệu tại Ấn Độ, hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của CGPDTM, trong đó khai rõ các nội dung sau: mẫu nhãn hiệu, thông tin tên và địa chỉ của chủ nhãn hiệu, danh mục và phân loại hàng hóa, dịch vụ đã phân nhóm theo quy định, quốc gia và ngày nộp đơn ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);
- Giấy ủy quyền;
- Bằng chứng sử dụng nhãn hiệu trước ngày nộp đơn (nếu có)
∗ Trường hợp đăng ký gián tiếp qua hệ thống Madrid, hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam;
- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (MM2);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (nếu đơn nộp theo Thỏa ước Madrid);
- Bản sao đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (nếu đơn nộp theo Nghị định thư Madrid);
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp như Công ty Luật CIS);
- Bản sao chứng từ nộp phí/lệ phí (nếu nộp phí, lệ phí trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính).
4. Cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ
Như đã đề cập ở Mục 3, bạn có thể lựa chọn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Ấn Độ thông qua 1 trong 2 cách sau: (1) đăng ký trực tiếp; hoặc (2) đăng ký gián tiếp thông qua hệ thống Madrid. Theo đó:
(1) Đăng ký trực tiếp:
Đăng ký trực tiếp là cách thức nộp đơn đăng ký tại CGPDTM bằng cách ủy quyền cho Luật sư hoặc Đại diện nhãn hiệu tại Ấn Độ đã được cấp phép hành nghề. Việc đăng ký trực tiếp có thể được thực hiện bằng hồ sơ giấy nộp đến văn phòng của CGPDTM hoặc nộp online tại http://ipindia.gov.in/
Cá nhân và doanh nghiệp Việt thường chọn cách đăng ký này khi:
- Đã tìm được Luật sư/Đại diện nhãn hiệu có kinh nghiệm tại Ấn Độ hỗ trợ đăng ký;
- Ưu tiên đăng ký trước tại thị trường trọng điểm là Ấn Độ và chưa có kế hoạch đăng ký đồng thời tại các nước khác;
- Chưa đủ điều kiện để sử dụng hệ thống Madrid vì nhãn hiệu chưa được đăng ký hoặc đã đăng ký nhưng chưa được cấp bảo hộ tại Việt Nam.
(2) Đăng ký qua hệ thống Madrid:
Đăng ký qua hệ thống Madrid là việc thông qua một đơn đăng ký quốc tế duy nhất để yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại một hoặc một số quốc gia là thành viên thuộc Hệ thống Madrid. Hệ thống này được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Muốn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ theo cách này, bạn cần có đơn đăng ký nhãn hiệu tại (đang xử lý) tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đã được cấp bởi cơ quan này (đăng ký cơ sở tại Việt Nam).
Cách đăng ký này thường được doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khi:
- Gặp khó khăn trong việc tự tìm kiếm và kết nối với Đại diện/Luật sư địa phương tại Ấn Độ có tư cách đại diện cho họ trước CGPDTM;
- Cần bảo hộ tại nhiều quốc gia thuộc hệ thống Madrid bao gồm Ấn Độ;
- Muốn tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa chi phí đăng ký so với Cách 1.
5. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ của Công ty Luật CIS
Công ty Luật CIS là tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được cấp giấy phép hoạt động bởi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, với bề dày kinh nghiệm của mình cùng đội ngũ Luật sư và Chuyên viên được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Chúng tôi hoàn toàn có đủ uy tín, năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:
|
Trên đây là những thông tin về Đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ. Nếu có thắc mắc nội dung hay cần giải đáp vấn đề nào, hãy liên hệ chúng tôi để nhận được hỗ trợ và tư vấn:
PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: info@cis.vn – sohuutritue@cis.vn