Ở Việt Nam, nhà đất là tài sản có giá trị lớn, và đất đai thường là một loại tài sản có khả năng sinh lời, vậy nên, việc kinh doanh nhà đất trở thành một công việc hay một hình thức đầu tư mà nhiều người quan tâm. Vì là tài sản có giá trị cao, nên trong nhiều trường hợp, các cá nhân có xu hướng hợp tác để mua chung thông qua hình thức góp vốn.
Trong bài viết này, Công ty luật CIS sẽ giới thiệu và cung cấp cho bạn đọc Mẫu Hợp đồng góp vốn mua chung đất.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- 1. Hợp đồng góp vốn mua chung đất là gì?
- 2. Những nội dung cần phải có trong Hợp đồng góp vốn mua chung đất?
- 3. Hợp đồng góp vốn mua chung đất có cần phải công chứng không?
- 4. Khi ký kết hợp đồng góp vốn mua chung đất cần lưu ý điều gì?
- 5. Mẫu hợp đồng góp vốn mua chung đất hiện nay.
- 6. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán nhà của Công ty Luật CIS.
1. Hợp đồng góp vốn mua chung đất là gì?
Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về khái niệm Hợp đồng góp vốn mua chung đất. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu Hợp đồng góp vốn mua chung đất là một dạng của hợp đồng hợp tác, được quy định tại Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
Điều 504. Hợp đồng hợp tác
1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. 2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản. |
Việc góp tiền mua chung đất thường xảy ra trong các trường hợp như:
- Các bên cùng góp tiền mua chung đất để sử dụng chung;
- Các bên cùng góp tiền mua chung đất để đầu tư sinh lợi;
- Các bên cùng góp tiền mua chung đất để khai thác, kết hợp sử dụng chung (cho thuê).
Như vậy, Hợp đồng góp vốn mua chung đất được hiểu đơn giản là sự thỏa thuận, là hợp đồng góp tiền mua đất để sử dụng chung, để khai thác chung. Trường hợp góp vốn để mua đất nhằm mục đích sinh lợi, các bên phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng góp vốn mua chung đất còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau, như là: biên bản góp vốn mua đất, thỏa thuận góp vốn mua đất, văn bản góp vốn mua đất hoặc giấy góp tiền mua đất,…
Trong bài viết này, Hợp đồng góp vốn mua chung đất sẽ hiểu là hợp đồng góp tiền mua đất chung.
2. Những nội dung cần phải có trong Hợp đồng góp vốn mua chung đất?
Hợp đồng góp vốn nói chung và góp tiền mua đất nói riêng là sự thỏa thuận tự nguyện của các bên. Pháp luật không đưa ra, cũng như không yêu cầu hợp đồng phải có những điều, khoản cơ bản nào đó. Do vậy, các bên khi muốn góp vốn, góp tiền mua chung đất sẽ tự thỏa thuận với nhau về các điều khoản trong hợp đồng.
Hợp đồng góp vốn mua chung đất có thể có các nội dung cơ bản như:
- Thông tin của các bên;
- Tài sản góp vốn (vàng, tiền, hoặc tài sản có giá trị khác,…);
- Phương thức góp vốn (tiền mặt, chuyển khoản ngân hàng,…);
- Mục đích góp vốn;
- Tổng giá trị góp vốn (tỷ lệ góp vốn của từng bên tham gia);
- Phân chia lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng góp vốn mua chung đất;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp trong trường hợp có xảy ra tranh chấp giữa các bên trong quá trình mua chung đất.
3. Hợp đồng góp vốn mua chung đất có cần phải công chứng không?
- Trước tiên có thể khẳng định rằng, Hợp đồng góp vốn mua chung đất không bắt buộc phải công chứng.
- Hợp đồng góp vốn mua chung đất cần lập thành văn bản.
- Tuy nhiên, để tránh những rủi ro và bất cập trong quá trình thực hiện hợp đồng góp vốn mua chung đất, các bên trong hợp đồng nên công chứng hợp đồng để tránh những tranh chấp không đáng có sau này, đồng thời cũng bảo vệ quyền, lợi ích giữa các bên.
4. Khi ký kết hợp đồng góp vốn mua chung đất cần lưu ý điều gì?
Khi thỏa thuận, soạn thảo Hợp đồng góp vốn mua chung đất, các bên nên lưu ý một số nội dung sau:
- Các bên nên thỏa thuận rõ ràng mức đóng góp cụ thể, tỷ lệ đóng góp của mỗi bên, cách thức góp (giao cho một bên giữ hay góp khi phát sinh việc mua đất) và lợi ích mỗi bên.
- Thỏa thuận về việc đứng tên trên giấy tờ đất.
- Thỏa thuận về việc sử dụng, khai thác.
- Thỏa thuận rõ về cách lựa chọn xử lý tài sản khi các bên không còn hợp tác cùng nhau.
5. Mẫu hợp đồng góp vốn mua chung đất hiện nay.
Mẫu hợp đồng góp vốn mua chung đất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —o0o—
HỢP ĐỒNG GÓP VỐN MUA ĐẤT Bên góp vốn 1 (sau đây gọi là bên A): Ông(bà): …………………………………… Số CMND (hộ chiếu):………… Cấp ngày……/ …../ ……, tại……… Hộ khẩu thường trú: ……………………… Địa chỉ liên hệ: …………………………… Điện thoại: ………………………………… Bên góp vốn 2 (gọi là bên B) Ông(bà): …………………………………… Số CMND (hộ chiếu):………… Cấp ngày…… /….. /……, tại………… Hộ khẩu thường trú: ……………………… Địa chỉ liên hệ: ……………………………… Hai bên đồng ý thực hiện góp vốn với các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1. TÀI SẢN GÓP VỐN Bên A và Bên B đồng ý cùng góp tiền (tài sản) để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thông tin như sau: Quyền sử dụng đất đối với thửa đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: … do … cấp ngày …, cấp cho…, cụ thể như sau:
Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có): … 1.2. Tài sản gắn liền với đất
Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản (nếu có): … (sau đây viết tắt là Quyền sử dụng đất/Đất) ĐIỀU 2. GIÁ TRỊ GÓP VỐN Bên A và Bên B đồng ý cùng góp tiền, cụ thể như sau:
ĐIỀU 3. THỜI HẠN GÓP VỐN Thời hạn góp vốn theo tiến độ thanh toán khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với tỷ lệ góp của các bên (hoặc thời hạn khác). ĐIỀU 4. MỤC ĐÍCH GÓP VỐN Mục đích góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là : …….. ĐIỀU 5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN
ĐIỀU 6. CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG, ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG Bên… có nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. ĐIỀU 7. VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG (Nếu có) Thuế, lệ phí liên quan đến việc tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo Hợp đồng này do Bên… chịu trách nhiệm nộp. ĐIỀU 8. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. ĐIỀU 9. CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
ĐIỀU 10. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
|
Bên A (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) |
Bên B (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) |
6. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán nhà của Công ty Luật CIS.
Bạn đọc có thể dễ dàng tìm kiếm mẫu hợp đồng có sẵn trên mạng, tuy nhiên, các hợp đồng này chỉ nên dùng để tham khảo, vì:
- Các hợp đồng mẫu chỉ là những nội dung cơ bản nhất, không chi tiết những thỏa thuận, thống nhất mà hai bên đã trao đổi;
- Nội dung hợp đồng mẫu có thể không phù hợp với nhu cầu thực tế của trường hợp cụ thể;
Vây nên, việc sử dụng hợp đồng mẫu tiềm ẩn những rủi ro.
Như đã đề cập, nhà đất nói chung là một tài sản có giá trị cao, vậy nên, việc tiết kiệm trong việc nhờ luật sư soạn thảo có thể là một quyết định vô cùng tốn kém nếu có tranh chấp xảy ra. Vậy nên, lời khuyên của chúng tôi là bạn đọc nên nhờ Luật sư tư vấn, soạn thảo hợp đồng để đảm bảo hợp đồng được đầy đủ, chặt chẽ.
Công ty Luật CIS đã thực hiện rất nhiều dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng góp vốn mua chung đất cho khánh hàng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi sẽ tư vấn và đề xuất các vấn đề để đảm bảo tính hoàn chỉnh, chính xác và phù hợp với trường hợp của mình nhất, tránh các xung đột không đáng có trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về Mẫu hợp đồng góp vốn mua chung đất. Nếu bạn có vướng mắc trong quá trình soạn thảo hợp đồng góp vốn này hay bạn có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư Công ty Luật CIS theo thông tin sau:
PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3911.8581 – 3911.8582 – Hotline: 0916.568.101
Email: info@cis.vn