Anh là một trong những thị trường hàng đầu mà nhiều doanh nghiệp hướng đến khi mở rộng xuất khẩu sang Châu Âu. Việc tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh cho thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Nếu doanh nghiệp của bạn đã hoặc đang có ý định xuất khẩu hàng hóa sang Anh, chúng tôi có lời khuyên bạn là nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Anh càng sớm càng tốt.
Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật CIS sẽ giới thiệu chi tiết về Đăng ký nhãn hiệu tại Anh, mời bạn đọc theo dõi.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Đăng ký nhãn hiệu tại Anh là gì?
Đăng ký nhãn hiệu tại Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland – The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland) là việc nộp hồ sơ tới Cơ quan sở hữu trí tuệ – The Intellectual Property Office (IPO) của quốc gia này để được xem xét cấp độc quyền cho nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ của Anh bao gồm các khu vực: nước Anh, xứ Wales, Scotland, Bắc Ireland và đảo Man (the Isle of Man).
Hầu như mọi dấu hiệu đều có thể đăng ký làm nhãn hiệu tại Anh như: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu màu, nhãn hiệu mùi, nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu chuyển động, nhãn hiệu vị trí,…
Khi nhãn hiệu được IPO chấp thuận bảo hộ, bạn sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp và được hưởng các độc quyền sau:
– Sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký trong phạm vi hàng hóa/dịch vụ được bảo hộ; – Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc cấp phép sử dụng nhãn hiệu (li-xăng) cho bên khác để khai thác giá trị thương mại của nhãn hiệu; – Ngăn cấm không cho sử dụng nhãn hiệu trái phép hoặc khởi kiện yêu cầu bồi thường với bất kỳ ai vi phạm nhãn hiệu đã được bảo hộ của mình tại Anh. |
Thời hạn bảo hộ cho nhãn hiệu tại Anh là 10 năm tính từ ngày đăng ký, bạn có thể xin gia hạn liên tiếp định kỳ 10 năm, mỗi lẫn gia hạn được bảo hộ thêm 10 năm nữa.
2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Anh
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Anh thường diễn ra khoảng 3 – 4 tháng nếu đơn đăng ký suôn sẻ và không vướng phải bất kỳ kháng nghị, phản đối nào. Bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Anh nếu đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn đáp ứng đủ 02 điều kiện sau đây:
Một là, bạn không nhận được bất kỳ dự định từ chối nào đến từ IPO hoặc bạn đã phản đối thành công ý kiến từ chối của IPO và nhãn hiệu thuận lợi được công bố trên Tạp chí nhãn hiệu.
IPO sẽ kiểm tra nhãn hiệu đăng ký có rơi vào một trong các trường hợp không thể đăng ký làm nhãn hiệu nào hay không, chẳng hạn như:
– Dấu hiệu có chứa từ ngữ thô tục hoặc hình ảnh khiêu dâm.
– Dấu hiệu mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ mà nó liên quan đến, ví dụ như từ “bông” không thể là nhãn hiệu cho một công ty dệt bông.
– Dấu hiệu gây hiểu lầm, ví dụ như sử dụng từ “hữu cơ” cho hàng hóa không phải là hữu cơ.
– Dấu hiệu quá phổ biến và không đặc trưng, ví dụ như câu “we lead the way”.
– Dấu hiệu chỉ là hình dạng chung chung liên quan đến doanh nghiệp của bạn, ví dụ như nếu bạn bán táo, bạn không thể đăng ký nhãn hiệu hình dạng của một quả táo.
– Dấu hiệu là hình ảnh quốc kỳ của các quốc gia.
– Dấu hiệu là biểu trưng hoặc dấu hiệu chính thức như huy hiệu của các tổ chức quốc tế,…
Hai là, đơn đăng ký nhãn hiệu không bị ai phản đối trong giai đoạn công bố hoặc chủ đơn đã giải quyết được phản đối đó trước IPO.
Lý do thời gian đăng ký nhãn hiệu tại Anh diễn ra nhanh chóng như vậy là vì quy trình xem xét đơn đăng ký của Anh đơn giản hơn so với các quốc gia khác và IPO không trực tiếp từ chối một đơn đăng ký nhãn hiệu vì lý do xung đột với nhãn hiệu có trước. Nếu IPO tìm ra được nhãn hiệu trùng/tương tự đã có trước so với bạn, họ sẽ đồng thời thông báo cho bạn và chủ sở hữu nhãn hiệu đó được biết, đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn vẫn sẽ được công bố trên Tạp chí nhãn hiệu, nhưng bất kỳ ai cũng có quyền phản đối việc đăng ký này (nếu có cơ sở). Trừ khi bạn giải quyết được tất cả các phản đối đó, nếu không, nhãn hiệu của bạn sẽ không được đăng ký tại Anh.
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Anh
Bất kỳ ai cũng có thể nộp đơn xin cấp độc quyền cho nhãn hiệu tại Anh, tuy nhiên, đối với người nước ngoài/công ty nước ngoài khi nộp đơn đến IPO thì cần thông qua Luật sư nhãn hiệu/Công ty Luật được cấp phép tại Anh.
Có 02 cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Anh là đăng ký trực tiếp hoặc đăng ký thông qua hệ thống Madrid. Chi tiết từng cách thức chúng tôi sẽ trình bày cụ thể tại Mục 4 bện dưới. Mỗi cách thức sẽ có thành phần hồ sơ khác nhau, cụ thể:
∗ Hồ sơ đăng ký trực tiếp nhãn hiệu tại Anh gồm:
– Đơn đăng ký nhãn hiệu theo mẫu IPO (như hình bên dưới), gồm các thông tin như: tên và địa chỉ đầy đủ của người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa và dịch vụ đăng ký…
– Giấy ủy quyền cho Luật sư/Công ty Luật nhãn hiệu tại Anh;
– Tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có).

∗ Hồ sơ đăng ký thông qua hệ thống Madrid gồm:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam;
– Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (MM2);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (nếu đơn nộp theo Thỏa ước Madrid);
– Bản sao đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (nếu đơn nộp theo Nghị định thư Madrid);
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp);
– Bản sao chứng từ nộp phí/lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính).
4. Cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Anh
Có 2 cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Anh, đó là: đăng ký trực tiếp và đăng ký thông qua hệ thống Madrid. Mỗi cách thức đăng ký có thế mạnh riêng tùy vào ngân sách và chiến lược kinh doanh bạn đề ra tại thị trường Anh, cụ thể như sau:
∗ Cách 1: Đăng ký trực tiếp
Đăng ký trực tiếp là việc nộp đơn đăng ký online hoặc đơn giấy bằng đường bưu điện đến IPO thông qua Luật sư nhãn hiệu/Công ty Luật tại Anh. Vì như đã nêu ở Mục 3 bài viết, IPO không cho không cho phép người nước ngoài/doanh nghiệp nước ngoài (không có nơi thường trú/đại diện thương mại tại Anh) nộp thẳng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đến cơ quan này.
Cách đăng ký này thường được doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khi:
– Chỉ muốn bảo hộ nhãn hiệu tại một nước là Anh;
– Không đủ điều kiện đăng ký thông qua hệ thống Madrid do chưa tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;
– Đã tìm được Luật sư/Công ty Luật tại Anh có chức năng hợp pháp hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu.
∗ Cách 2: Đăng ký thông qua hệ thống Madrid
Đăng ký thông qua hệ thống Madrid là việc thông qua một đơn đăng ký duy nhất để yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid, hệ thống này được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Muốn nộp đơn theo cách này, bạn cần có đơn đăng ký nhãn hiệu tại (đang xử lý) tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đã được cấp bởi cơ quan này (đăng ký cơ sở tại Việt Nam).
Cách đăng ký này thường được doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khi:
– Cần bảo hộ tại nhiều quốc gia thuộc hệ thống Madrid bao gồm Anh;
– Muốn tiết kiệm thời gian và chi phí đăng ký hơn so với Cách 1;
– Gặp khó khăn trong việc tự tìm kiếm và liên hệ với Luật sư địa phương tại Anh có tư cách đại diện cho họ trước IPO.
5. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Anh của Công ty Luật CIS
Công ty Luật CIS là công ty được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam để làm đại diện đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam và quốc tế. Luật sư và chuyên viên của chúng tôi đã được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn đọc:
– Tư vấn lựa chọn cách thức tối ưu đăng ký nhãn hiệu tại Anh phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn;
– Tư vấn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Anh; – Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Anh; – Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Anh; – Ghi nhận những thay đổi liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Anh; – Tư vấn đăng ký chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu tại Anh; – Quản lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Anh đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan đăng ký. |
Trên đây là những thông tin liên quan đến Đăng ký nhãn hiệu tại Anh. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới:
PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3911.8580 – Hotline: 091.911.8580
Email: sohuutritue@cis.vn