Philippines nổi bật với nền kinh tế phát triển nhanh chóng và dân số đông đảo, tạo nên một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và hấp dẫn. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam hướng đến việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Một trong những vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần ưu tiên thực hiện ngay từ đầu là tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Philippines, qua đó xây dựng hàng rào pháp lý vững chắc bảo vệ thương hiệu của mình.
Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật CIS sẽ giới thiệu về Đăng ký nhãn hiệu tại Philippines, chi tiết mời bạn theo dõi tiếp bài viết.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Đăng ký nhãn hiệu tại Philippines là gì?
Đăng ký nhãn hiệu tại Philippines là việc nộp hồ sơ đến Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Philippines – Intellectual Property Office of the Philippines (IPOPHL) để được xem xét cấp độc quyền cho nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ của quốc đảo Philippines.
Nhãn hiệu có thể đăng ký ở Philippines là bất kỳ dấu hiệu nào, bao gồm chữ cái, từ ngữ, chữ số, hình mẫu bao gói, đồ họa, màu sắc hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng, miễn là có khả năng phân biệt hàng hóa/dịch vụ của mình với người khác.
Khi nhãn hiệu được cấp bằng bảo hộ ở Philippines, thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm tính từ ngày đăng ký, bạn có thể xin gia hạn thời hạn bảo hộ thêm nhiều lần liên tiếp, mỗi lần được gia hạn thêm 10 năm nữa.
Nếu nhãn hiệu của bạn được IPOPHL cấp bảo hộ, bạn sẽ có được những đặc quyền sau:
|
2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Philippines
Không phải hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nào nộp đến IPOPHL cũng được chấp thuận cho độc quyền tại Philippines. Một nhãn hiệu muốn được bảo hộ độc quyền tại Philippines cần thỏa mãn các điều kiện chung nhất sau đây:
- Nhãn hiệu đăng ký phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn hoặc doanh nghiệp bạn với các hàng hóa hoặc dịch vụ của đối thủ cùng ngành;
- Nhãn hiệu đăng ký không được rơi vào một trong các trừ hợp bị từ chối thẳng sau đây:
- Chứa nội dung trái với đạo đức xã hội và/ hoặc trật tự công cộng của Philippines;
- Chứa đựng hoặc có bất kỳ sự mô phỏng nào giống với hình quốc kỳ, huy hiệu hoặc phù hiệu của Philippines hoặc của bất kỳ nước nào;
- Chứa đựng tên, hình ảnh hoặc chữ ký của một cá nhân nào đó còn sống, trừ khi được phép của người đó; hoặc tên, hình ảnh hoặc chữ ký của Tổng thống Philippines đã qua đời nhưng trong thời gian vợ của tổng thống còn sống, trừ khi được người vợ đó đồng ý;
- Có khả năng lừa dối khách hàng về bản chất, chất lượng, đặc tính hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ;
- Đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa hoặc dịch vụ theo ngôn ngữ thông dụng và được dùng trong thực tế thương mại;
- Mang tính chất mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ;
- Trùng lặp hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã nộp đơn đăng ký trước hoặc đã được IPOPHL bảo hộ;
- Trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới và Philippines;
- Hình dáng của sản phẩm không thể được đăng ký làm nhãn hiệu nếu nó là kết quả của yêu cầu kỹ thuật, do bản chất vốn có của sản phẩm hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị bên trong của sản phẩm;
- Một màu sắc đơn thuần không thể được đăng ký làm nhãn hiệu, trừ khi nó được sắp xếp hoặc kết hợp theo một cách thức đặc biệt để tạo thành một dấu hiệu nhận diện độc đáo.
Sau đây là một số trường hợp nhãn hiệu đăng ký bị từ chối phổ biến tại Philipines:
Ngoài các điều kiện phải tuân thủ ở trên, trong thời gian 03 tháng sau khi nhãn hiệu vượt qua giai đoạn thẩm định ban đầu và đơn đăng ký của bạn được công bố trên trang web của IPOPHL, nếu không có bất kỳ ai khác phản đối thì nhãn hiệu của bạn mới được IPOPHL chấp nhận bảo hộ tại Philippines.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Philippines thường diễn ra khoảng 15 – 20 tháng và trải qua các bước như sơ đồ minh họa dưới đây:
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Philippines
Có hai cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Philippines cho bạn lựa chọn tùy theo nhu cầu mở rộng thị trường tại quốc gia này, đó là đăng ký trực tiếp hoặc đăng ký thông qua hệ thống Madrid (Chi tiết cách thức đăng ký có tại Mục 4 bên dưới).
Tùy vào cách thức đăng ký bạn lựa chọn mà thành phần hồ sơ đăng ký sẽ khác nhau:
∗ Hồ sơ đăng ký nhãn tại Philippines khi đăng ký trực tiếp, gồm:
- Đơn đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của IPOPHL. Theo đó, bạn cần điền các thông tin gồm:
- Thông tin người nộp đơn (tên và địa chỉ);
- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
- Mô tả nhãn hiệu cần đăng ký;
- Danh mục hàng hóa và dịch vụ đăng ký.
- Giấy ủy quyền (không bắt buộc);
- Văn bản yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có).
∗ Hồ sơ đăng ký nhãu tại Philippines khi đăng ký thông qua hệ thống Madrid, gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam;
- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (MM2);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (nếu đơn nộp theo Thỏa ước Madrid);
- Bản sao đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (nếu đơn nộp theo Nghị định thư Madrid);
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp);
- Bản sao chứng từ nộp phí/lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính).
4. Cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Philippines
Doanh nghiệp Việt Nam muốn đăng ký nhãn hiệu tại Philippines có thể tham khảo một trong hai cách sau: (1) Đăng ký trực tiếp tại IPOPHL thông qua Luật sư/Đại diện nhãn hiệu tại Philippines và (2) Đăng ký thông qua hệ thống Madrid, cụ thể:
(1) Đăng ký trực tiếp:
Đăng ký trực tiếp là cách thức nộp đơn đăng ký tại IPOPHL thông qua sự hỗ trợ của Luật sư hoặc Đại diện nhãn hiệu có giấy phép hành nghề tại Philippines. Việc đăng ký trực tiếp có thể được thực hiện bằng hồ sơ giấy nộp đến văn phòng của IPOPHL hoặc nộp online bằng hệ thống e-filing của IPOPHL.
Doanh nghiệp Việt thường chọn cách thức này khi:
- Đã tìm được Luật sư/Đại diện nhãn hiệu uy tín tại Philippines hỗ trợ đăng ký.
- Chỉ muốn bảo vệ nhãn hiệu riêng tại một nước là Philippines và chưa có nhu cầu đăng ký đồng thời tại các nước khác;
- Chưa đủ điều kiện để sử dụng hệ thống Madrid vì nhãn hiệu chưa được đăng ký tại Việt Nam.
(2) Đăng ký thông qua hệ thống Madrid:
Hệ thống Madrid cho phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nhiều quốc gia bằng một đơn đăng ký duy nhất và hệ thống này được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Muốn nộp đơn theo cách này, bạn cần có đơn đăng ký nhãn hiệu (đang xử lý) tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đã được cấp bởi cơ quan này (đăng ký cơ sở tại Việt Nam).
Cách đăng ký này thường được lựa chọn khi bạn:
- Cần bảo hộ tại nhiều quốc gia thuộc hệ thống Madrid trong đó bao gồm cả Philippines;
- Muốn tiết kiệm thời gian và chi phí đăng ký hơn so với đăng ký trực tiếp;
- Gặp khó khăn trong việc tự tìm kiếm và liên hệ với Đại diện/Luật sư địa phương tại Philippines để đại diện cho họ trước IPOPHL.
5. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Philippines của Công ty Luật CIS
Công ty Luật CIS là Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Luật sư và chuyên viên của chúng tôi đã được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn đọc:
|
Trên đây là những thông tin liên quan đến Đăng ký nhãn hiệu tại Philippines. Nếu bạn đang có những thắc mắc gì hoặc cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới:
PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3911.8580 – Hotline: 091.911.8580
Email: sohuutritue@cis.vn