Hộ kinh doanh có cần đăng ký thương hiệu không?

Khi kinh doanh, dù hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào, như mở công ty, thành lập doanh nghiệp hay đăng ký hộ kinh doanh, thì cơ sở kinh doanh đều có tên gọi riêng. Tên gọi này có thể được đặt theo tên người chủ, cũng có thể là một tên hoàn toàn khác với tên của những người sáng lập.

Và khi tên được gắn lên hàng hóa, dịch vụ, thì tên đó được coi là thương hiệu, nhưng thương hiệu này chưa được bảo hộ nếu đơn vị kinh doanh đó không đăng ký theo thủ tục bảo hộ độc quyền thương hiệu.

Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về việc hộ kinh doanh có cần đăng ký thương hiệu không.

1. Hộ kinh doanh có thương hiệu không?

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là giấy tờ do UBND cấp quận/huyện cấp. Và trước khi được cấp giấy này, người đăng ký phải kê khai, đặt tên cho hộ kinh doanh của mình. Tên của hộ kinh doanh được ghi nhận tại mục đầu tiên trong giấy chứng nhận.

Thông thường, tên của hộ kinh doanh được sử dụng để xưng danh với đối tác, khách hàng. Tên này cũng được dùng để gắn lên bảng hiệu, hóa đơn, website, facebook, bao bì hàng hóa và các phương tiện kinh doanh, quảng cáo.

Chính việc gắn tên như vậy, thì tên của hộ kinh doanh trở thành thương hiệu của Hộ kinh doanh. Như vậy, có thể khẳng định, hộ kinh doanh CÓ THƯƠNG HIỆU.

2. Giấy chứng nhận hộ kinh doanh có phải là giấy chứng nhận thương hiệu?

Các bạn có thể xem hình minh họa giấy chứng nhận hộ kinh doanh và giấy chứng nhận thương hiệu như hình bên dưới:

ho-kinh-doanh-co-can-dang-ky-thuong-hieu

Như vậy, rõ ràng, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh KHÔNG PHẢI là giấy chứng nhận thương hiệu.

3. Chỉ có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, thì có được bảo hộ thương hiệu?

Nếu chỉ có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, không có giấy chứng nhận thương hiệu, thì thương hiệu mà hộ kinh doanh đang sử dụng không được bảo hộ.

Có nghĩa là, Giấy chứng nhận hộ kinh doanh là giấy khai sinh của hộ kinh doanh, do UBND cấp quận/ huyện cấp, còn Giấy chứng nhận thương hiệu là giấy xác nhận hộ kinh doanh có quyền sở hữu đối với thương hiệu, giấy này do Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

Theo quy định pháp luật, để có quyền sở hữu đối với thương hiệu, thì hộ kinh doanh phải đăng ký theo thủ tục bảo hộ độc quyền thương hiệu.

4. Bảo hộ thương hiệu có quan trọng và có cần phải đăng ký không?

Thương hiệu không chỉ là tên gọi của hộ kinh doanh, mà còn là bộ mặt, là uy tín, là chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà hộ kinh doanh cung cấp. Thương hiệu làm cho đối tác, khách hàng ghi nhớ, nhận ra và giữ mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài với mình.

Nếu một ngày nào đó, thương hiệu của mình bị người khác lấy mất hoặc trên thị trường xuất hiện hàng loạt các cá nhân, hộ kinh doanh khác, thậm chí là công ty, sử dụng thương hiệu của mình, thì thiệt hại rõ ràng là rất lớn khi bị giảm sút doanh thu. Tuy nhiên, việc này sẽ không bao giờ xảy ra nếu thương hiệu được đăng ký và được bảo hộ.

Như vậy, thương hiệu có vai trò quan trọng đối với các đơn vị kinh doanh nói chung, và hộ kinh doanh nói riêng, vì vậy hộ kinh doanh cần đăng ký bảo hộ thương hiệu.

5. Hộ kinh doanh có bắt buộc phải đăng ký thương hiệu không?

Hộ kinh doanh không bắt buộc phải đăng ký thương hiệu.

Thương hiệu chính là tài sản, do đó, nếu hộ kinh doanh muốn sở hữu thương hiệu thì phải đăng ký, ngược lại nếu không muốn sở hữu thì không cần đăng ký.

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu có 2 ý nghĩa lớn như sau:

Thứ nhất, hộ kinh doanh được độc quyền sử dụng thương hiệu, và không có tổ chức, cá nhân kinh doanh nào được sử dụng thương hiệu đó.

Thứ hai, hộ kinh doanh có quyền ngăn cấm, xử lý vi phạm nếu người khác sử dụng tên thương hiệu trùng hoặc gần giống với thương hiệu của mình.

6. Hộ kinh doanh không đăng ký thương hiệu thì có vấn đề gì không?

Thương hiệu hộ kinh doanh đang sử dụng mà không đăng ký, thì người khác có quyền sử dụng mà không bị coi là vi phạm.

Nhưng, vấn đề sẽ nghiêm trọng nếu có người khác đăng ký thương hiệu trùng hoặc gần giống với tên hộ kinh doanh và họ được cấp Văn bằng, khi đó, họ có quyền buộc hộ kinh doanh ngừng sử dụng hoặc buộc hộ kinh doanh phải đổi tên vì lí do vi phạm thương hiệu của họ.

Ngoài ra, hộ kinh doanh có thể bị phạt tiền lên đến 500.000.000 đồng, bị tịch thu, tiêu hủy các hàng hóa, bảng hiệu, hóa đơn, chứng từ vi phạm thương hiệu. Không dừng lại ở đó, nếu chủ sở hữu thương hiệu khởi kiện ra Tòa án, thì hộ kinh doanh còn có thể bị buộc bồi thường thiệt hại với số tiền rất cao và công khai xin lỗi do hành vi vi phạm thương hiệu.

Như vậy, việc đăng ký thương hiệu, ngoài mục đích là được bảo hộ độc quyền, thì cũng để tránh tình trạng vô tình vi phạm thương hiệu của người khác, đó chính là lý do, rất nhiều hộ kinh doanh đã nhanh chóng hoàn tất thủ tục đăng ký thương hiệu như Hộ kinh doanh Hương Quang đăng ký thương hiệu Hương Quang dùng cho sản phẩm đông trùng hạ thảo:

Hộ kinh doanh Trần Văn Vĩnh đăng ký thương hiệu Vinh Ha cho quần áo thời trang:

Hộ kinh doanh Phạm Thị Lý đăng ký thương hiệu “Nhàu probiotic” cho sản phẩm nước ép nhàu:

7. Hộ kinh doanh đăng ký thương hiệu cần lưu ý gì?

Như đã trình bày ở trên, việc đăng ký thương hiệu cho hộ kinh doanh là rất cần thiết, nhằm tránh các rủi ro pháp lý không đáng có trong hoạt động kinh doanh.

Thủ tục giấy tờ đăng ký rất đơn giản, hộ kinh doanh chỉ cần nộp 02 tờ khai đăng ký và mẫu thương hiệu, đóng phí, lệ phí đầy đủ là xong. Các bạn có thể xem lại thủ tục đăng ký thương hiệu trong video Công ty Luật đã đăng tải bên dưới:

Tuy nhiên, không phải cứ nộp hồ sơ đăng ký là được bảo hộ, khi đăng ký thương hiệu, hộ kinh doanh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Thứ nhất, thương hiệu Hộ kinh doanh sẽ không được bảo hộ nếu chỉ là tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ, hoặc sự mô tả liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hoặc các đặc tính, tính chất phổ biến, ví dụ: “điện gia dụng”, “sản phẩm Thông Minh”, “cà phê Ngon”, “Bánh mì Hà Nội”, cửa hàng vật liệu xây dựng…v.v

– Thứ hai, thương hiệu Hộ kinh doanh không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu của người khác đã đăng ký trước (xét cả về phát âm, cấu trúc, ý nghĩa, hình thức thể hiện). Nếu chưa có kinh nghiệm hoặc chưa được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng tra cứu thương hiệu thì rất khó để có thể tự tra cứu thông tin và đánh giá được điều kiện này. Chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ các đơn vị chuyên nghiệp, là các Tổ chức đại diện SHCN như Công ty Luật CIS để kiểm tra trước khi nộp hồ sơ đăng ký, để tránh phải đăng ký một thương hiệu đã bị trùng, mất thời gian, tiền bạc và tiềm ẩn nguy cơ sử dụng tên gọi vi phạm thương hiệu của người khác đã đăng ký.

– Thứ ba, thủ tục đăng ký thương hiệu là một thủ tục có thời gian theo đuổi khá dài, trong quá trình xử lý sẽ có các thông báo của Cơ quan đăng ký gửi về qua đường bưu điện và có ấn định thời hạn để trả lời, rất nhiều trường hợp do thay đổi địa chỉ nên không nhận được Thông báo. Nếu không trả lời hoặc trả lời không thuyết phục hoặc trả lời không đúng hạn thì hồ sơ có thể sẽ bị hủy. Do đó, Hộ kinh doanh nên ủy quyền cho các tổ chức đại diện SHCN như Công ty Luật CIS để được theo dõi, quản lý hồ sơ và có những giải pháp trả lời cơ quan đăng ký khi hồ sơ có vấn đề phát sinh.

Nếu bạn cần hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký thương hiệu dành cho Hộ kinh doanh hoặc muốn kiểm tra thương hiệu, tên gọi, logo hộ kinh doanh đang sử dụng có bị người khác đăng ký trước hay chưa, bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: info@cis.vnsohuutritue@cis.vn