Hướng dẫn các bước xin Giấy phép đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023

Là một trong những đầu tàu kinh tế của Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm vừa qua Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút số lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư với nhiều hình thức khác nhau như thành lập tổ chức kinh tế, mua cổ phần, phần vốn góp, …Trong quá trình thực hiện các thủ tục cần thiết để đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh thì việc Xin Giấy phép đầu tư là một trong những công việc đầu tiên mà nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện.

Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật CIS sẽ hướng dẫn cho các bạn chi tiết về quy trình xin Giấy phép đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023.

1. Giấy phép đầu tư là gì?

Giấy phép đầu tư là tên thường gọi của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là một loại giấy phép bằng giấy hoặc bản điện tử nhằm ghi nhận các thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

Giấy phép đầu tư cung cấp các thông tin về nhà đầu tư, đối tượng đầu tư, quy mô đầu tư, hình thức đầu tư, các nghĩa vụ của nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam, … Giấy phép này cũng được coi là bằng chứng pháp lý để chứng minh quyền đầu tư của nhà đầu tư và được yêu cầu để thực hiện các thủ tục liên quan đến đầu tư, bao gồm cấp phép đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác. Hiện nay, Giấy phép đầu tư được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ dưới một hình thức là bản giấy, chưa được triển khai cấp bản điện tử theo quy định của Luật Đầu tư.

giay-phep-dau-tu-tai-tphcm

2. Điều kiện cấp Giấy phép đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023

Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đều có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư từ nước ngoài, tuy nhiên hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài được quy định và quản lý khá chặt chẽ để nhà nước dễ kiểm soát và quản lý. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh phải tuân thủ các điều kiện đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể, những điều kiện này bao gồm:

1./ Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường: những nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được các yêu cầu về tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Đầu tư 2020.

2./ Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở bản sao hợp lệ giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc bản sao hợp lệ thỏa thuận thuê địa điểm hoặc văn bản, tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.

3./ Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và điều ước quốc tế về đầu tư.

4./ Dự án đầu tư phù hợp với các quy hoạch theo pháp luật;

5./ Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có).

3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023

Khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh, thì trước tiên cần phải xem xét dự án đầu tư đó có thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hay không. Do đó hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tương ứng với 2 trường hợp như sau:

3.1. Trường hợp 1: Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

Theo Luật Đầu tư 2020, chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Các dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thường là những dự án có quy mô, vốn đầu tư lớn, hoặc trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội, môi trường tại địa phương thực hiện dự án được quy định tại các Điều 30, 31 và 32 Luật Đầu tư năm 2020. Khi dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương trước. Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là những cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư tùy thuộc vào những yếu tố như mục tiêu dự án, quy mô, mức độ ảnh hưởng đến môi trường, nhu cầu sử dụng đất mà dự án đầu tư.

Theo đó hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:

1./ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, kèm theo cam kết chi trả tất cả chi phí và rủi ro nếu dự án không được chấp thuận (theo mẫu).

2./ Đề xuất dự án đầu tư (theo mẫu).

3./ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu pháp luật về xây dựng yêu cầu), hoặc tài liệu thay thế cho đề xuất dự án đầu tư.

4./ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư, bao gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, hoặc tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

5./ Bản sao một trong các loại giấy tờ sau: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hoặc hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài (đối với nhà đầu tư là cá nhân), hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động, giấy phép thành lập, hoặc quyết định thành lập (đối với nhà đầu tư là tổ chức).

6./ Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư (nếu dự án không yêu cầu Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất).

7./ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

8./ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư và yêu cầu về điều kiện và năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

9./ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC.

dich-vu-lam-the-apec

3.2. Trường hợp 2: Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

Ngoại trừ những dự án thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư thì những dự án còn lại sẽ không thuộc diện xin chấp thuận đầu tư. Do đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện các thủ tục xin Giấy phép đầu tư bao gồm các tài liệu, giấy tờ như sau:

1./ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu);

2./ Đề xuất dự án đầu tư (theo mẫu).

3./ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư, bao gồm ít nhất một trong các tài liệu sau đây: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

4./ Bản sao chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy phép hoạt động/ Giấy phép thành lập/ Quyết định thành lập đối với nhà đầu tư là tổ chức.

5./ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Thỏa thuận thuê địa điểm/ Hợp đồng thuê văn phòng/ Hợp đồng thuê nhà xưởng và các tài liệu khác chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê, trừ trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

6./ Giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

7./ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

giay-phep-dau-tu-tai-tphcm

4. Các bước xin Giấy phép đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023

Tùy theo từng trường hợp mà nhà đầu tư sẽ tiến hành xin Giấy phép đầu tư ở những cơ quan khác nhau, bên cạnh đó thời gian giải quyết và lệ phí xin cấp giấy phép ở từng trường hợp cũng sẽ có sự khác biệt. Bảng dưới đây sẽ giúp các bạn nắm rõ về quy trình xin Giấy phép đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023, cụ thể, thủ tục xin Giấy phép đầu tư tại Tp.HCM trải qua các bước và theo thủ tục sau.

  Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ Hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư: hướng dẫn tại Mục 3.1 Hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư: hướng dẫn tại Mục 3.2
Bước 2: nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đủ bộ hồ sơ ở Bước 1, chúng ta tiến hành nộp hồ sơ như sau:

*Đối với dự án được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

*Đối với dự án được UBND Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận đầu tư:

– Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ: 32 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

– Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, nộp tại Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ: 35 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

– Dự án đầu tư trong khu công nghệ cao, nộp tại Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. (Địa chỉ: Đường D1, Khu công nghệ cao, Phường Tân Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh)

– Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ: 32 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

– Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, nộp tại Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ: 35 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

– Dự án đầu tư trong khu công nghệ cao, nộp tại Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ: Đường D1, Khu công nghệ cao, Phường Tân Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh).

Bước 3: Giải quyết hồ sơ.

Thời gian giải quyết hồ sơ như sau:

Tùy thuộc vào Dự án đầu tư và thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư mà thời gian giải quyết là khác nhau. 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ nhà đầu tư.
Bước 4: nhận kết quả Theo ngày hẹn ghi trên Biên nhận hồ sơ, chúng ta liên hệ với cơ quan chúng ta đã nộp hồ sơ (ở Bước 2) để nhận kết quả.
Lệ phí Chưa có quy định về lệ phí đối với thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong pháp luật Việt Nam, do đó không phát sinh khoản phí này trong quá trình thực hiện thủ tục.

5. Thời hạn của Giấy phép đầu tư là bao lâu?

Thời gian cho phép đầu tư được ghi trong Giấy phép đầu tư sẽ là thời hạn để thực hiện dự án đầu tư mà nhà đầu tư đã đăng ký.

Thời gian tối đa cho dự án đầu tư mà nhà đầu tư được phép đăng ký sẽ phụ thuộc vào địa điểm đầu tư và nội dung của dự án, được quy định như sau:

Không quá 50 năm đối với dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao

Không quá 70 năm đối với dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao

Tuy nhiên, đối với dự án đầu tư được thực hiện tại các khu vực, địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn hay dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời gian hoạt động của dự án đầu tư có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 năm.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

6. Dịch vụ xin cấp Giấy phép đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty Luật CIS.

Công ty Luật CIS Law Firm chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, CIS Law Firm đã thành công trong việc hỗ trợ nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ nhiều quốc gia khác nhau trong việc xin cấp Giấy phép đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Các dịch vụ mà Công ty Luật CIS cung cấp bao gồm:

Tư vấn về điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin cấp, điều chỉnh, và thay đổi Giấy phép đầu tư.

– Soạn thảo bộ hồ sơ xin Giấy phép đầu tư đầy đủ, nhanh chóng, và hợp lệ.

– Đại diện cho nhà đầu tư thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và giải trình với các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến hồ sơ.

– Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh sau khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư.

– Tư vấn và thực hiện thủ tục xin cấp mới, điều chỉnh các giấy phép con có liên quan.

Hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh cho nhà đầu tư.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về các bước xin Giấy phép đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023. Nếu bạn có vướng mắc trong quá trình xin Giấy phép đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh hay bạn có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3911.8581 – 3911.8582             Hotline: 0916.568.101
Email: info@cis.vn