Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp tại Kon Tum diễn ra sôi nổi.
Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật CIS sẽ giới thiệu đến bạn đọc Thủ tục làm thẻ Apec tại Kon Tum, để giúp các Doanh nhân và Công ty ở Kon Tum nắm được quy trình, thủ tục làm thẻ Apec.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Thẻ Apec là gì?
Thẻ APEC có tên gọi đầy đủ là thẻ doanh nhân ABTC – APEC Business Travel Card. Đây là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các thương nhân dùng để thay thế thị thực (visa) khi nhập cảnh vào 19 nước thành viên APEC bao gồm: Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Nga, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand, Philippines, Trung Quốc, New Zealand, Mêxicô, Chilê, Brunây, Pêru, Papua New Guinea và Việt Nam.
Khi sở hữu thẻ Apec, các doanh nhân sẽ được hưởng các lợi ích như sau:
- Tự do đi lại trong 19 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Khối Apec mà không cần thủ tục xin visa và có thể lưu trú lên đến 90 ngày trong mỗi lần nhập cảnh.
- Được ưu tiên làm thủ tục nhập cảnh và sử dụng cổng riêng dành cho doanh nhân có thẻ APEC tại các sân bay.
- Thời hạn sử dụng thẻ Apec có giá trị lên đến 05 năm kể từ ngày cấp, giúp cho doanh nhân thuận tiện đi lại.
- Được ưu tiên xem xét để xin visa Mỹ hoặc Canada.
- Tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư giữa các quốc gia thành viên trong khối APEC với nhau.
2. Những ai được cấp Thẻ Apec
Hiện nay, người được cấp thẻ Apec ở Kon Tum là các doanh nhân mang quốc tịch Việt Nam, nắm giữ các chức vụ quan trọng hoặc các chức vụ có liên quan đến vấn đề kinh doanh, dịch vụ, đầu tư, xuất nhập khẩu, thương mại,… trong các doanh nghiệp có trụ sở chính đặt tại Kon Tum, bao gồm các chức danh như:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên công ty TNHH; Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần;
- Chủ tịch công ty TNHH một thành viên;
- Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc doanh nghiệp;
- Kế toán trưởng, Giám đốc bộ phận hoặc Trưởng phòng có liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ trong các doanh nghiệp;
- Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp;
- Các chức danh tương đương khác.
3. Điều kiện làm Thẻ Apec ở Kon Tum
Như đã nêu ở Mục 1, Thẻ apec được ví như một visa đa quốc gia, chính vì vậy, điều kiện để được cấp thẻ APEC có phần khó khăn và phức tạp hơn nhiều visa thông thường. Theo đó, để được cấp thẻ Apec ở Kon Tum, công ty và doanh nhân cần phải đáp ứng được 02 nhóm điều kiện sau:
∗ Nhóm điều kiện đối với doanh nhân xin cấp thẻ:
- Doanh nhân là người Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự.
- Đang làm việc, giữ chức vụ thực tế tại doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ Apec (chức vụ được đề cập ở Mục 2 Bài viết);
- Doanh nhân có tham gia đóng BHXH đầy đủ theo quy định của pháp luật, trừ một số trường hợp không bắt buộc tham gia BHXH;
- Doanh nhân có hộ chiếu phổ thông còn thời hạn sử dụng tối thiểu 5 năm;
- Doanh nhân có nhu cầu đi công tác thường xuyên tới các nước thành viên khối APEC;
- Không thuộc các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
∗ Nhóm điều kiện đối với Công ty có doanh nhân xin thẻ tại Kon Tum
- Công ty đã có thời gian hoạt động liên tục từ 12 tháng trở lên;
- Công ty phải có các hoạt động ký kết ký kết hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ đối với đối tác nước ngoài, vùng lãnh thổ thành viên tham gia chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC;
- Công ty phải chấp hành tốt quy định của pháp luật về thuế, BHXH, lao động, thương mại, hải quan và các quy định khác liên quan;
- Công ty có các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư và dịch vụ trực tiếp với các đối tác thuộc khối APEC (bao gồm 19 nước đã kể tên ở Mục 1);
- Công ty có nhu cầu cử nhân sự đi lại thường xuyên, ngắn hạn để thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ hoặc các mục đích kinh tế khác tại các nền kinh tế thành viên APEC.
4. Thủ tục làm Thẻ Apec ở Kon Tum
Để được cấp thẻ Apec, công ty và doanh nhân ở Kon Tum cần thực hiện thủ tục gồm 2 giai đoạn sau:
♦ Giai đoạn 1: Xin quyết định chấp thuận của UBND tỉnh Kon Tum về việc cho phép sử dụng thẻ APEC
Ở Giai đoạn 1 này, chúng ta trải qua 3 bước sau:
Bước 1: Doanh nhân và Công ty chuẩn bị bộ hồ sơ xin sử dụng thẻ APEC.
Hồ sơ xin sử dụng thẻ Apec (thành phần hồ sơ nêu tại Mục 5 của Bài viết).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Ngoại vụ tỉnh Kon Tum
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Sở Ngoại vụ tỉnh Kon Tum hoặc qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Xem xét và giải quyết hồ sơ.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hồ sơ sẽ được chuyển về Sở Ngoại vụ.
Sở Ngoại vụ sẽ phát hành văn bản để lấy ý kiến của các cơ quan như: Công an tỉnh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Sở Công Thương, Hải quan,… về việc chấp hành pháp luật của Công ty và Doanh nhân.
Nếu Doanh nhân, Công ty đáp ứng đầy đủ điều kiện theo luật định, đồng thời, giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Ngoại vụ sẽ xem xét và trình UBND tỉnh Kon Tum.
Căn cứ vào tờ trình của Sở Ngoại vụ, UBND tỉnh Kon Tum sẽ ban hành quyết định cho phép doanh nhân sử dụng thẻ APEC. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, UBND tỉnh Kon Tum sẽ có văn bản từ chối.
Theo quy định, thời gian thực hiện toàn bộ quy trình của Giai đoạn 1 này là 33 ngày làm việc, tuy nhiên, thời gian thực tế có thể kéo dài hơn so với quy định.
♦ Giai đoạn 2: Xin cấp thẻ APEC tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh
Sau khi nhận được kết quả ở Giai đoạn 1 là văn bản của UBND tỉnh Kon Tum cho phép doanh nhân sử dụng thẻ APEC, doanh nhân thực hiện thủ tục xin cấp thẻ Apec gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ (thành phần hồ sơ nêu tại Mục 5 của Bài viết).
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp thẻ Apec.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Doanh nhân nộp tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh tại địa chỉ 33 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh hỏi ý kiến của 18 quốc gia thuộc khối APEC.
Khi các nước trong khối APEC chấp thuận, doanh nhân sẽ được Cục Quản lý Xuất nhập cảnh cấp thẻ. Các quốc gia chấp thuận sẽ được in trên mặt sau của thẻ APEC.
Hiện nay, Thẻ APEC được cấp dưới 02 dạng: thẻ cứng và thẻ điện tử, cả 02 loại thẻ này có giá trị pháp lý như nhau.
5. Hồ sơ xin cấp Thẻ Apec ở Kon Tum
Như đã đề cập ở Mục 4, thủ tục làm thẻ Apec được thực hiện thành 2 giai đoạn, tương ứng với từng giai đoạn, thành phần hồ sơ sẽ có những loại giấy tờ khác nhau, cụ thể:
Giai đoạn 1: Hồ sơ xin sử dụng thẻ Apec (nộp tại Sở Ngoại vụ tỉnh Kon Tum), gồm:
- Văn bản xin phép sử dụng Thẻ APEC;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực hộ chiếu còn giá trị sử dụng hoặc giấy tờ thể hiện nhu cầu đi lại thường xuyên, ngắn hạn để thực hiện các hoạt động ký kết, hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài. Trường hợp bản sao không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực hợp đồng thương mại của doanh nghiệp ký kết trực tiếp hoặc qua giao dịch điện tử với đối tác của nền kinh tế thành viên APEC có thời hạn không quá 02 năm tính đến thời điểm đề nghị được sử dụng thẻ ABTC, kèm theo các văn bản thể hiện hợp đồng, tài liệu ký kết, hợp tác đã được thực hiện như: Thư tín dụng (L/C), Vận đơn, Tờ khai hải quan, Hóa đơn thanh toán;
- Báo cáo tổng hợp kê khai chi tiết các khoản thuế của doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng vào Ngân sách nhà nước trong 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC; Văn bản xác nhận của cơ quan thuế và hải quan về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp và cá nhân tính đến thời điểm xin cấp thẻ ABTC.
- Hộ chiếu của Doanh nhân (bản sao có chứng thực còn giá trị sử dụng);
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm chức vụ;
- Báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp trong 12 tháng gần nhất và quá trình đóng bảo hiểm xã hội của doanh nhân tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC kèm theo tài liệu chứng minh; thời gian đóng bảo hiểm xã hội của doanh nhân với chức vụ đề nghị cấp thẻ tối thiểu là 12 tháng; Bản sao sổ Bảo hiểm xã hội.
- Bản sao Quyết toán tài chính trong năm gần nhất của doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Giai đoạn 2: Hồ sơ xin cấp thẻ Apec (nộp tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh), gồm:
- 01 tờ khai đề nghị cấp thẻ Apec (theo mẫu do Cục Quản lý xuất nhập cảnh ban hành) ;
- 02 ảnh mới chụp, cỡ 3cm x 4cm;
- Bản chính văn bản đề nghị cấp thẻ ABTC;
- Hộ chiếu của Doanh nhân;
- Quyết định bổ nhiệm chức vụ của Doanh nhân;
- Văn bản cho phép sử dụng thẻ APEC của UBND tỉnh Kon Tum;
- Hồ sơ pháp nhân của công ty.
6. Thời hạn của Thẻ Apec
Căn cứ theo Điều 16 Quyết định 09/2023/QĐ-TTg có quy định về thời hạn của thẻ Apec như sau:
“Thời hạn của thẻ ABTC cấp cho doanh nhân Việt Nam 1. Đối với các trường hợp quy định tại Điều 13 và điểm a khoản 1 Điều 14 Quyết định này, thẻ ABTC được cấp có giá trị sử dụng trong 05 năm kể từ ngày cấp.” |
Như vậy, thời hạn của thẻ Apec cấp cho doanh nhân làm việc tại các doanh nghiệp ở Kon Tum có giá trị sử dụng trong 05 năm kể từ ngày cấp. Khi thẻ hết hạn sử dụng, doanh nhân nếu muốn tiếp tục hưởng những lợi ích của chiếc thẻ này thì phải xin cấp lại thẻ APEC.
7. Dịch vụ làm Thẻ Apec trọn gói
Với bề dày kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp thẻ APEC, Công ty Luật CIS tự hào hỗ trợ cho nhiều đối tác được sở hữu chiếc thẻ ưu việt này.
Những lợi thế khi sử dụng dịch vụ tại Công ty Luật CIS:
|
Trên đây là thông tin về thủ tục xin cấp thẻ tại Kon Tum. Nếu bạn có vướng mắc về thủ tục xin cấp thẻ tại Kon Tum hay bạn có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:
CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582 – Hotline: 0916 568 101
Email: info@cis.vn