Đăng ký nhãn hiệu tại Singapore

Singapore nổi bật là một trong những nền kinh tế năng động nhất toàn cầu. Trong năm 2024, Việt Nam đứng thứ 18 trong số các đối tác nhập khẩu lớn nhất vào Singapore. Để hàng hóa Việt lưu thông suôn sẻ và cạnh tranh tốt, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Singapore là bước đi không thể thiếu khi gia nhập thị trường này.

Tiếp nối chủ đề đăng ký thương hiệu quốc tế, Công ty Luật CIS giới thiệu đến bạn đọc bài viết về Đăng ký thương hiệu tại Singapore, xin mời theo dõi.

1. Đăng ký nhãn hiệu tại Singapore là gì?

Đăng ký nhãn hiệu tại Singapore là việc nộp đơn đăng ký đến Văn phòng Sở hữu trí tuệ Singapore – The Intellectual Property Office of Singapore (IPOS) để được cơ quan này xem xét cấp độc quyền cho nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ của Singapore.

Nhãn hiệu được phép nộp đơn đăng ký ở Singapore có thể là bất kỳ dấu hiệu nào miễn là nó được biểu thị dưới dạng đồ họa và có khả năng phân biệt các hàng hóa hoặc dịch vụ của người đăng ký so với người khác trong cùng ngành, lĩnh vực thương mại.

dang-ky-nhan-hieu-tai-singapore

Yêu cầu được thể hiện dưới dạng đồ họa không chỉ giới hạn, chỉ có thể nhìn thấy bằng mắt thường (như nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình, nhãn hiệu kết hợp, nhãn hiệu màu sắc, …) mà còn bao gồm cả một số nhãn hiệu phi truyền thống như: nhãn hiệu âm thanh được thể hiện dưới dạng ký hiệu âm nhạc hoặc nhãn hiệu chuyển động được thể hiện dưới dạng một chuỗi các ảnh tĩnh…

Ví dụ:

dang-ky-nhan-hieu-tai-singapore

Nếu được IPOS chấp thuận bảo hộ, nhãn hiệu của bạn sẽ được bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm, kể từ ngày đăng ký. Bạn có thể gia hạn định kỳ, mỗi lần thêm 10 năm độc quyền nữa cho đến khi nào bạn còn nhu cầu độc quyền.

Sau đây là những lợi ích bạn có được khi nhãn hiệu được IPOS cấp bảo hộ:

  • Độc quyền sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi hàng hóa hoặc dịch vụ đăng ký theo Văn bằng độc quyền nhãn hiệu tại Singapore;
  • Được sử dụng ký hiệu ® bên cạnh nhãn hiệu để tuyên bố về sở hữu độc quyền và ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn.  
  • Được quyền xử lý vi phạm, yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với bên xâm phạm nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Singapore;
  • Thu lợi nhuận bằng cách khai thác giá trị thương mại của nhãn hiệu thông qua việc chuyển nhượng (bán lại) nhãn hiệu, cấp phép sử dụng, nhượng quyền thương mại hoặc dùng nhãn hiệu để huy động vốn kinh doanh…

Tương tự như đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, theo đuổi thủ tục xin độc quyền cho một nhãn hiệu tại Singapore không phải điều dễ dàng. Bởi vì không phải cứ nộp đơn đăng ký là mặc nhiên được cấp bằng, để được xem xét cấp bảo hộ, nhãn hiệu cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo Đạo Luật nhãn hiệu của Singapore. Chi tiết về điều kiện bảo hộ được chúng tôi trình bày tại Mục 2 bên dưới.

dich-vu-lam-the-apec

2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Singapore

Để nhãn hiệu của bạn được bảo hộ tại Singapore, nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện chung sau đây:

  • Thuộc các trường hợp cho phép đăng ký làm nhãn hiệu như đã nêu ở Mục 1 bài viết.
  • Không rơi các trường hợp bị loại trừ không được đăng ký làm nhãn hiệu, chẳng hạn như:
    • Hình ảnh đại diện của Tổng thống Singapore hoặc bất kỳ sự mô phỏng nào;
    • Bất kỳ hình ảnh đại diện nào của quốc huy, huy hiệu, huy chương của Singapore hoặc những hình ảnh tương tự có khả năng gây nhầm lẫn với chúng;
    • Bất kỳ hình ảnh đại diện nào của hoàng gia hoặc vương miện hoàng gia, hoặc quốc kỳ của Singapore, hoặc cờ của hoàng gia hoặc nhà vua;
    • Từ “Hoàng gia”, “Hoàng đế”, “Tổng thống”, hoặc “Chính phủ Singapore”, hoặc bất kỳ từ, ký tự hay hình ảnh nếu nó khiến mọi người nghĩ rằng chúng nhận được sự bảo trợ hay ủy quyền của các những đối tượng trên;
    • Các từ “Chữ Thập Đỏ” hoặc “Chữ Thập Giơnevơ”, hay bất kỳ hình ảnh nào của Hội Chữ Thập Giơnevơ hoặc Hội Chữ Thập Đỏ, bất kỳ hình ảnh đại diện của chữ thập Liên bang Thụy Sĩ trong màu trắng hoặc màu bạc trên nền đỏ, hoặc bất kỳ hình ảnh tương tự nào khác;
    • Từ “ANZAC” (tên một quân đoàn trong lịch sử).
  • Không mang tính mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ đăng ký kèm theo.

Ví dụ: Nhãn hiệu mô tả về chất lượng (“tuyệt vời” hoặc “tốt nhất”), về số lượng (“một tá” hoặc “một triệu”); về giá trị (“rẻ”); về mục đích sử dụng (“chất tẩy rửa”) hoặc xuất xứ địa lý (“PARIS” cho quần áo và mỹ phẩm; “ATLANTIC” cho tôm và cá hồi)

  • Không phải là dấu hiệu thương mại thông dụng đã thành thông lệ phổ biến.

Ví dụ: nhãn hiệu “Thang cuốn” (escalator) trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi để mô tả cầu thang bộ chạy bằng động cơ để chở hành khách nên không còn có thể được sử dụng để phân biệt các loại hàng hóa đó);

  • khả năng phân biệt hàng hóa/dịch vụ của chủ sở hữu với hàng hóa/dịch vụ tương tự của các nhà kinh doanh khác. Theo đó, nhãn hiệu đăng ký có thể bị từ chối vì lý do trùng/tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước/nhãn hiệu nổi tiếng.

Ví dụ:

kha-nang-phan-biet

Thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu tại Singapore ước tính khoảng 12 tháng đối với đơn đăng ký trôi chảy, suôn sẻ. Trường hợp có phản đối, tổng thời gian xử lý có thể kéo dài hơn. Dưới đây là lược đồ tóm tắt về quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Singapore:

quy-trinh-dang-ky-nhan-hieu-tai-singapore
Tóm tắt quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Singapore

3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Singapore

Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Singapore có thể khác nhau tùy vào cách thức đăng ký mà bạn lựa chọn. Hiện nay, có hai cách đăng ký là: đăng ký trực tiếp hoặc đăng ký thông qua hệ thống Madrid (Chi tiết cách thức đăng ký được Công ty Luật CIS giới thiệu tại Mục 4 bên dưới).

∗ Hồ sơ đăng ký nhãn tại Singapore khi đăng ký trực tiếp:

  • Đơn đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của IPOS (như hình bên dưới). Theo đó, bạn cần điền các thông tin gồm:
  • Thông tin người nộp đơn (tên và địa chỉ);
  • Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
  • Danh mục hàng hóa và dịch vụ đăng ký đã được phân loại theo quy định;
  • Tuyên bố về việc sử dụng hoặc có ý định sử dụng nhãn hiệu;
  • Tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có);
  • Giấy ủy quyền cho Đại diện/Luật sư nhãn hiệu của Singapore.
mau-to-khai-tm4-cua-IPOS
Mẫu tờ khai TM4 của IPOS

∗ Hồ sơ đăng ký nhãu tại Singapore khi đăng ký thông qua hệ thống Madrid:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam;
  • Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (MM2);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (nếu đơn nộp theo Thỏa ước Madrid);
  • Bản sao đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (nếu đơn nộp theo Nghị định thư Madrid);
  • Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp);
  • Bản sao chứng từ nộp phí/lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính).

bao-ho-thuong-hieu-o-singapore

4. Cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Singapore

Như đã nêu tại Mục 3 ở trên, có hai cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Singapore. Mỗi cách đều có thế mạnh riêng, tùy vào chiến lược kinh doanh tại Sinapore và tình hình đăng ký nhãn hiệu của bạn/doanh nghiệp bạn tại Việt Nam, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau đây:

a) Đăng ký trực tiếp:

Đăng ký trực tiếp là việc tự mình hoặc thông qua sự hỗ trợ từ Đại diện/Luật sư nhãn hiệu của Singapore nộp đơn đăng ký đến IPOS.

Mặc dù Singapore cho phép người nước ngoài/doanh nghiệp nước ngoài tự nộp đơn đến IPOS, nhưng nếu bạn không có địa chỉ thương mại tại nước này, IPOS khuyến nghị bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ một Đại diện/Luật sư nhãn hiệu được cấp phép tại nước này để công việc nộp đơn trở nên nhẹ nhàng hơn.

Đăng ký trực tiếp là cách thức thường được doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khi:

  • Chỉ muốn bảo hộ nhãn hiệu tại một nước là Singapore;
  • Không đủ điều kiện đăng ký thông qua hệ thống Madrid do chưa tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;
  • Đã tìm được Luật sư/Đại diện nhãn hiệu tại Singapore hỗ trợ đăng ký.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

b) Đăng ký thông qua hệ thống Madrid:

Đăng ký nhãn hiệu tại Singapore thông qua hệ thống Madrid là cách thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid (mà Việt Nam và Singapore là thành viên) bằng 01 đơn đăng ký quốc tế duy nhất, do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) làm đầu mối quản lý.

Khi chọn nộp đơn theo cách này, trước tiên chúng ta cần có đơn đăng ký nhãn hiệu (đang xử lý) tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đã được cấp bởi cơ quan này (đăng ký cơ sở tại Việt Nam).

Đăng ký thông qua hệ thống Madrid là cách đăng ký thường được doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khi:

  • Cần bảo hộ tại nhiều quốc gia trong đó có Singapore;
  • Muốn tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa chi phí đăng ký so với đăng ký trực tiếp;
  • Gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và liên hệ với Luật sư địa phương tại Singapore có tư cách đại diện cho họ trước IPOS.

5. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Singapore của Công ty Luật CIS

Công ty Luật CIS là Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được cấp giấy phép hoạt động bởi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, với bề dày kinh nghiệm của mình cùng đội ngũ Luật sư và Chuyên viên được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Chúng tôi hoàn toàn có đủ uy tín, năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:

  • Tư vấn lựa chọn cách thức tối ưu đăng ký nhãn hiệu tại Singapore phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn;
  • Tư vấn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Singapore;
  • Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Singapore;
  • Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Singapore;
  • Ghi nhận những thay đổi liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Singapore;
  • Tư vấn đăng ký chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu tại Singapore;
  • Quản lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Singapore đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan đăng ký.

Trên đây là những thông tin về đăng ký nhãn hiệu tại Singapore. Nếu có thắc mắc nội dung hay cần giải đáp vấn đề nào, hãy liên hệ chúng tôi để nhận được hỗ trợ và tư vấn pháp lý theo thông tin sau:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580

Email: info@cis.vn  – sohuutritue@cis.vn