Trong bối cảnh các hoạt động giao lưu thương mại quốc tế diễn ra mạnh mẽ, tỉnh Sóc Trăng hội nhập và tích cực thúc đẩy các hoạt động ngoại thương bằng nhiều chính sách khác nhau. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu của tỉnh Sóc Trăng ước tính đạt hơn 1,3 tỷ USD, trong đó nổi bật là các mặt hàng thủy sản, gạo và hàng may mặc.
Một trong những chính sách góp phần cho kết quả này là chính sách cấp thẻ doanh nhân Apec. Thông qua bài viết dưới đây, Công ty Luật CIS muốn giới thiệu đến bạn đọc thủ tục làm thẻ Apec ở Sóc Trăng.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Thẻ Apec là gì?
Thẻ Apec hay còn gọi là Thẻ doanh nhân Apec (The Apec Business Travel Card) là một loại visa đặc biệt dành riêng cho doanh nhân, thẻ cho phép doanh nhân tự do đi lại qua 19 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc thành viên khối Apec bao gồm: Úc, Brunây, Chilê, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mêhicô, Niu Dilân, Papua Niu Ghinê, Philippines, Singapo, Thái Lan, Việt Nam, Nga, Pêru.
Ở nước ta, thẻ Apec do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp và quản lý. Thẻ Apec có hai loại là thẻ cứng và thẻ điện tử, doanh nhân được phép lựa chọn hình thức thẻ sau khi hoàn tất thủ tục xin cấp thẻ.
2. Những ai được cấp Thẻ Apec ở Sóc Trăng
Doanh nhân Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và đang giữ một trong các chức danh sau đây, thì thuộc đối tượng được cấp thẻ Apec:
– Chủ doanh nghiệp tư nhân;
– Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên;
– Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị;
– Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty;
– Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị;
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã;
– Kế toán trưởng, Trưởng phòng trong các doanh nghiệp;
– Trưởng chi nhánh của các doanh nghiệp và các chức danh tương đương khác.
3. Điều kiện làm Thẻ Apec ở Sóc Trăng
Để được cấp thẻ Apec ở Sóc Trăng, doanh nhân và doanh nghiệp nơi doanh nhân đang công tác cần đáp ứng các nhóm điều kiện sau:
∗ Nhóm điều kiện đối với doanh nhân xin cấp thẻ:
– Từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
– Đang làm việc, giữ một trong các chức vụ nêu tại Mục 2 tại doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ Apec.
– Không thuộc các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định.
∗ Nhóm điều kiện đối với doanh nghiệp nơi doanh nhân đang công tác:
– Doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động liên tục từ 12 tháng trở lên, chấp hành đúng quy định của pháp luật về thương mại, thuế, hải quan, lao động, bảo hiểm xã hội và các quy định pháp luật có liên quan khác.
– Doanh nghiệp phải có hoạt động ký kết, hợp tác kinh doanh trực tiếp với đối tác của các nền kinh tế thành viên APEC.
– Có nhu cầu cử nhân sự đi lại thường xuyên, ngắn hạn để thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ hoặc các mục đích kinh tế khác tại các nền kinh tế thành viên APEC.
4. Thủ tục làm Thẻ Apec ở Sóc Trăng
Thủ tục làm thẻ Apec ở Sóc Trăng bao gồm 02 giai đoạn, cụ thể như sau:
* Giai đoạn 1: Xin văn bản chấp thuận của UBND tỉnh Sóc Trăng cho phép doanh nhân sử dụng thẻ Apec.
– Ở giai đoạn này, doanh nhân và công ty cần chuẩn bị bộ hồ sơ (Hồ sơ xin phép UBND tỉnh Sóc Trăng cho phép sử dụng thẻ Apec ở Mục 5 bài viết này_ Giai đoạn 1).
– Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, côgn ty nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng thông qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng, số 19 Trần Hưng Đạo, Phường 3, Tp. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh Sóc Trăng.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng sẽ thẩm định và xử lý hồ sơ, đồng thời gửi văn bản hỏi ý kiến các cơ quan ban ngành bao gồm: Cơ quan thuế, Hải Quan, Bảo hiểm xã hội, Công an tỉnh Sóc Trăng.
– Sau khi có đủ các ý kiến của các cơ quan ban ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng sẽ chuyển hồ sơ cho UBND tỉnh. Dựa vào ý kiến của các cơ quan ban ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu cho UBND tỉnh Sóc Trăng để ban hành văn bản cho phép hoặc từ chối cho phép doanh nhân sử dụng thẻ Apec.
Kết quả của giai đoạn 1 này là:
– Văn bản đồng ý cho phép sử dụng thẻ Apec nếu công ty, doanh nhân đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 3 và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ ở Mục 5;
– Văn bản từ chối hồ sơ nếu công ty hoặc/và doanh nhân không đáp ứng điều kiện hoặc hồ sơ không hợp lệ.
* Giai đoạn 2: Xin cấp thẻ Apec tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh.
Kết thúc giai đoạn 1, nếu doanh nhân nhận được kết quả là văn bản đồng ý cho phép sử dụng thẻ Apec thì doanh nhân sẽ thực hiện thủ tục ở giai đoạn 2 này.
– Công ty và doanh nhân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp thẻ (Hồ sơ xin cấp thẻ Apec ở Mục 5 bài viết này_ Giai đoạn 2) để nộp đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
– Sau khi nhận bộ hồ sơ đầy đủ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ gửi văn bản hỏi ý kiến của 18 quốc gia thành viên khối Apec
– Kết thúc giai đoạn hỏi ý kiến, doanh nhân đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để nhận thẻ cứng hoặc nếu đăng ký thẻ điện tử, tài khoản và mật khẩu sẽ được gửi đến địa chỉ email mà doanh nhân đã điền trong tờ khai xin cấp thẻ.
5. Hồ sơ xin cấp Thẻ Apec ở Sóc Trăng
Hồ sơ xin cấp thẻ Apec ở tỉnh Sóc Trăng được chuẩn bị làm 2 lần, tương ứng với 2 giai đoạn đã trình bày ở Mục 4, cụ thể như sau:
* Hồ sơ Giai đoạn 1, doanh nhân cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau:
– Văn bản đề nghị của doanh nghiệp do đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên và đóng dấu (Tải mẫu CV01);
– Bản sao (có chứng thực) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý của doanh nghiệp;
– Bản sao một bộ Hợp đồng ngoại thương, bộ hợp đồng liên doanh, bộ hợp đồng hợp tác kinh doanh, bộ hợp đồng cung cấp dịch vụ không quá 2 năm tính đến thời điểm xin cấp thẻ, ký với các đối tác thuộc nền kinh tế thành viên APEC tham gia chương trình thẻ ABTC. Nếu các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch công chứng hoặc chứng thực sang tiếng Việt. Trường hợp chưa có hợp đồng thương mại thì phải có giấy tờ chứng minh nhu cầu hợp tác với đối tác của nền kinh tế thành viên APEC;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực hộ chiếu còn giá trị sử dụng hoặc giấy tờ thể hiện nhu cầu đi lại thường xuyên;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực quyết định bổ nhiệm chức vụ;
– Báo cáo tổng hợp kê chi tiết các khoản thuế của doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng vào Ngân sách nhà nước trong 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC;
– Báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp trong 12 tháng gần nhất và quá trình đóng bảo hiểm xã hội của doanh nhân tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC kèm theo tài liệu chứng minh;
– Báo cáo quyết toán tài chính trong năm gần nhất của doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
* Hồ sơ Giai đoạn 2, thành phần hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai đề nghị cấp thẻ theo mẫu;
– 02 ảnh mới chụp, cỡ 3cm x 4cm, đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, phông nền màu trắng;
– Văn bản cho phép sử dụng thẻ APEC của UBND tỉnh Sóc Trăng;
– Văn bản đề nghị cấp thẻ APEC do lãnh đạo của công ty ký;
– Bản sao hộ chiếu của doanh nhân;
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
6. Thời hạn của Thẻ Apec
Thẻ Apec được cấp có giá trị sử dụng trong 05 năm kể từ ngày cấp và được phép thực hiện gia hạn một lần với điều kiện thẻ gần hết hạn.
7. Dịch vụ làm Thẻ Apec ở Sóc Trăng trọn gói
Với bề dày kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp thẻ APEC, Công ty Luật CIS tự hào hỗ trợ cho nhiều đối tác được sở hữu chiếc thẻ ưu việt này.
Những lợi thế khi sử dụng dịch vụ tại Công ty Luật CIS:
– Tỉ lệ hồ sơ đã xử lý thành công: 100%;
– Dịch vụ làm thẻ APEC tại Sóc Trăng, giá cả cạnh tranh, uy tín;
– Soạn thảo và tư vấn nộp hồ sơ làm thẻ APEC nhanh chóng;
– Theo dõi, cập nhật tình trạng hồ sơ thường xuyên;
– Nhiều dịch vụ hậu mãi: tư vấn lập báo cáo tình hình sử dụng thẻ APEC hàng năm miễn phí, tư vấn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu công ty miễn phí.
Trên đây là thông tin về thủ tục làm thẻ Apec ở Sóc Trăng. Nếu bạn có vướng mắc về thủ tục làm thẻ Apec ở Sóc Trăng hay bạn có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:
CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582 Hotline: 0916 568 101
Email: info@cis.vn