Hướng dẫn thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng độc quyền sáng chế năm 2023

Văn bằng độc quyền sáng chế là một loại văn bằng mang lại giá trị vô cùng lớn đối với chủ sở hữu văn bằng, bởi lẽ, ngoài quyền “độc quyền” được trao, chủ sở hữu sáng chế còn được bảo vệ khỏi hành vi sử dụng sáng chế đó một cách trái phép. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng các vấn đề liên quan để đảm bảo hiệu lực pháp lý cho Văn bằng độc quyền sáng chế là rất cần thiết và việc duy trì hiệu lực cho Văn bằng độc quyền sáng chế cũng là một vấn đề hết sức quan trọng để đảm bảo rằng Văn bằng của bạn còn được pháp luật bảo hộ.

Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng nắm rõ các quy định pháp luật có liên quan về điều kiện đăng ký hay thủ tục duy trì hiệu lực Văn bằng độc quyền sáng chế. Bài viết dưới đây của Công ty Luật CIS sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc và hiểu rõ hơn về “Thủ tục duy trì hiệu lực cho Văn bằng độc quyền sáng chế năm 2023” của bạn.

1. Văn bằng độc quyền sáng chế là gì?

Văn bằng độc quyền sáng chế là một loại văn bằng chứng nhận quyền sở hữu đối với sáng chế, cấp cho và với các đặc quyền dành cho tác giả tạo ra sáng chế hoặc chủ sở hữu sáng chế, được cấp bởi Cục sở hữu trí tuệ trong một thời hạn nhất định, đổi lấy việc nội dung của sáng chế được công bố rộng rãi ra công chúng.

to-khai-dang-ky-sang-che-van-bang-doc-quyen-sang-che

2. Quy định pháp luật về duy trì hiệu lực Văn bằng độc quyền sáng chế?

Hiện tại, pháp luật Việt Nam về duy trì hiệu lực Văn bằng độc quyền sáng chế được quy định trong các văn bản pháp luật sau:

– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019 và năm 2022);

– Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

– Thông tư 13/2010/TT-BKHCN sửa đổi quy định của Thông tư 17/2009/TT-BKHCN và 01/2007/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

– Thông tư 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và Thông tư 01/2008/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 04/2009/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

– Thông tư 16/2016/TT-BKHCN về sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

3. Thủ tục duy trì hiệu lực Văn bằng độc quyền sáng chế năm 2023 như thế nào?

Thủ tục duy trì hiệu lực Văn bằng độc quyền sáng chế được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị, nộp hồ sơ

Tại bước này, người nộp đơn cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn tại Mục 4 bên dưới.

Hồ sơ sau khi chuẩn bị theo quy định thì cần tiến hành nộp tại Cục sở hữu trí tuệ theo hướng dẫn tại Mục 6.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét yêu cầu duy trì hiệu lực trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu và các khoản phí, lệ phí của người yêu cầu.

♦ Trường hợp hồ sơ hợp lệ

Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế, ra thông báo về việc duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

♦ Trường hợp có thiếu sót hoặc không hợp lệ

Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối.

Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối duy trì hiệu lực Văn bằng độc quyền sáng chế.

dich-vu-lam-the-apec

4. Hồ sơ duy trì hiệu lực Văn bằng độc quyền sáng chế năm 2023 có gì mới?

Để duy trì hiệu lực cho Văn bằng độc quyền sáng chế, chúng ta cần chuẩn bị hồ sơ thật đầy đủ và chính xác. Theo đó, đối với hồ sơ duy trì hiệu lực cho Văn bằng độc quyền sáng chế bạn cần tuân thủ và chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

– Tờ khai yêu cầu duy trì hiệu lực (theo mẫu);

– Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

– Tài liệu khác (nếu cần).

5. Phí nhà nước khi duy trì hiệu lực Văn bằng độc quyền sáng chế năm 2023 bao nhiêu?

Để đảm bảo cho việc Văn bằng độc quyền sáng chế được tiếp tục có hiệu lực pháp lý trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đòi hỏi chủ văn bằng bảo hộ này phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực cho văn bằng thì sáng chế mới được duy trì hiệu lực hàng năm.

Theo Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp được đính kèm tại Thông tư 263/2016/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 31/2020/TT-BTC) thì mức phí, lệ phí nộp duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích như sau:

– Lệ phí duy trì hiệu lực: 100.000 đồng/điểm.

– Lệ phí duy trì hiệu lực muộn: 10% lệ phí duy trì/mỗi tháng nộp muộn.

– Phí thẩm định yêu cầu duy trì: 160.000 đồng/Văn bằng bảo hộ.

– Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ (theo năm):

+ Năm 1 -2: 300.000 đồng/năm/điểm;

+ Năm 3-4: 500.000 đồng/năm/điểm;

+ Năm 5-6: 800.000 đồng/năm/điểm;

+ Năm 7-8: 1.200.000 đồng/năm/điểm;

+ Năm 9-10: 1.800.000 đồng/năm/điểm;

+ Năm 11-13: 2.500.000 đồng/năm/điểm;

+ Năm 14-16: 3.300.000 đồng/năm/điểm;

+ Năm 17-20: 4.200.000 đồng/năm/điểm.

– Phí công bố Thông báo ghi nhận duy trì: 120.000 đồng/đơn.

– Phí đăng bạ thông tin duy trì hiệu lực: 120.000 đồng/Văn bằng bảo hộ.

Lưu ý: Phí, lệ phí duy trì hiệu lực trên chưa bao gồm phí dịch vụ của Công ty Luật CIS.

6. Nộp hồ sơ duy trì hiệu lực Văn bằng độc quyền sáng chế năm 2023 ở đâu?

Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký sáng chế theo 02 cách sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bưu điện đến các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ:

– Trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ (386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội);

– Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Hồ Chí Minh (Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh);

– Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng (Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).

Cách 2: Nộp thông qua Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp như Công ty Luật Bản quyền Quốc tế (CIS Law Firm). Tổ chức đại diện SHCN là tổ chức dịch vụ SHTT chuyên nghiệp, đã được Cục SHTT cấp giấy phép và ghi nhận trong hệ thống quản lý của Cục. Theo đó, bạn chỉ cần ký Giấy ủy quyền, mọi giấy tờ và giao dịch với Cục sẽ do tổ chức này chủ động thực hiện.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

7. Lưu ý gì khi duy trì hiệu lực Văn bằng độc quyền sáng chế?

– Thứ nhất, về hiệu lực bảo hộ:

Văn bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn. Hiệu lực bảo hộ cần được duy trì hàng năm.

Ví dụ:

– Ngày 01/7/2020, Bạn nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ.

– Ngày 02/7/2023, sáng chế của bạn được cấp Bằng độc quyền Sáng chế.

Như vậy, Sáng chế của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ độc quyền tính từ ngày 02/07/2023, kéo dài đến 20 năm kể từ ngày nộp đơn tức sẽ được bảo hộ đến ngày 01/07/2040.

– Thứ hai, lưu ý về thời gian.

Để được duy trì hiệu lực Văn bằng độc quyền sáng chế, trong vòng 06 tháng trước khi kết thúc kỳ hạn hiệu lực chủ Văn bằng độc quyền sáng chế cần nộp đơn yêu cầu duy trì hiệu lực. Điểm lưu ý là đơn duy trì hiệu lực có thể nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực và chủ Văn bằng độc quyền sáng chế sẽ nộp thêm lệ phí duy trì hiệu lực muộn. Việc lưu ý về thời gian sẽ giúp chủ văn bằng tiết kiệm được về mặt thời gian cũng như tài chính của mình.

– Thứ ba, về kết quả thực hiện

Cục Sở hữu trí tuệ sau thời gian xem xét sẽ ra thông báo ghi nhận duy trì hiệu lực Văn bằng độc quyền sáng chế và công bố trên công báo Sở hữu công nghiệp hoặc Quyết định từ chối duy trì hiệu lực Văn bằng độc quyền sáng chế. Lúc này, người nộp đơn nếu không nộp đơn thông qua Đại diện Sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ thì phải thường xuyên theo dõi hồ sợ, cập nhật kịp thời các Thông báo của Cục để tránh ảnh hưởng đến hồ sơ nếu bị từ chối.

8. Dịch vụ duy trì hiệu lực Văn bằng độc quyền sáng chế của Công ty Luật CIS?

Công ty Luật Bản quyền Quốc tế (CIS Law Firm) là một trong số ít các Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận và cấp phép hoạt động bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Luật sư và chuyên viên của Chúng tôi đã được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:

– Tư vấn về thủ tục duy trì hiệu lực đối với Văn bằng sáng chế;

– Tư vấn và hỗ trợ sửa đổi các thông tin liên quan đến Văn bằng sáng chế;

– Hoàn thiện hồ sơ và đại diện chủ văn bằng thực hiện thủ tục duy trì hiệu lực đối với Văn bằng sáng chế;

– Quản lý hồ sơ duy trì hiệu lực đối với Văn bằng sáng chế đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan nhà nước.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về “Thủ tục duy trì hiệu lực Văn bằng độc quyền sáng chế năm 2023”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên, Bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: 
info@cis.vn – sohuutritue@cis.vn