Thái Lan là một trong những thị trường sôi động và tiềm năng tại khu vực Đông Nam Á, thu hút nhiều doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh. Khi xuất khẩu hàng hóa sang Thái, việc nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu để tạo ra hàng rào pháp lý bảo vệ cho thương hiệu ngay từ đầu luôn là điều được các doanh nghiệp Việt quan tâm để an tâm sử dụng và phát triển thương hiệu tại xử sở chùa vàng.
Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật CIS sẽ giới thiệu về Đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan, chi tiết mời bạn theo dõi tiếp bài viết.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan là gì?
Đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan là việc nộp đơn đăng ký đến Cơ quan Sở hữu trí tuệ Thái Lan – The Department of Intellectual Property (DIP) để xin cấp độc quyền cho nhãn hiệu trên phạm vi toàn lãnh thổ của Thái Lan.
Theo đó, cụm từ “nhãn hiệu” trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu nêu trên được hiểu là dấu hiệu dùng để nhận diện thương hiệu của một người kinh doanh hoặc một doanh nghiệp bất kỳ và giúp phân biệt hàng hóa/dịch vụ của họ với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng/ngành dịch vụ. Nhãn hiệu thường được thể hiện một cách dễ nhận biết, dễ ghi nhớ bằng mắt thường, ví dụ như: tên thương hiệu, logo, slogan hoặc các dấu hiệu khác dùng cho hàng hóa/dịch vụ khi kinh doanh.
Tương tự như đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam, một nhãn hiệu nếu được cấp bằng tại Thái Lan sẽ mang lại cho chủ sở hữu của nó những độc quyền sau đây:
|
Thời gian hưởng các độc quyền nêu trên là 10 năm kể từ ngày đăng ký tại Thái Lan và có thể gia hạn thêm nhiều lần, mỗi lần thêm 10 năm.
Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ tại Thái Lan sẽ được Công ty Luật CIS trình bày tại Mục 2 dưới đây.

2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Thái Lan
Nhãn hiệu có thể đăng ký tại Thái Lan rất đa dạng, đó có thể hình ảnh, bản vẽ, con dấu, tên, từ ngữ, ký tự, chữ số, chữ ký, sự kết hợp màu sắc, hình dạng hoặc kết cấu của vật thể, âm thanh, hoặc sự kết hợp của các yếu tố này.
Theo Đạo luật Nhãn hiệu Thái Lan hiện nay, một dấu hiệu muốn được cấp bằng tại Thái Lan cần đáp ứng được các điều kiện chung sau đây:
- Dấu hiệu đăng ký không rơi vào một trong các trường hợp bị cấm không được đăng ký làm nhãn hiệu, điển hình như là:
- Vũ khí hoặc huy hiệu của nhà nước, con dấu của hoàng gia, con dấu chính thức, biểu tưởng Chakkri, biểu tượng và phù hiệu của cấp bậc và huân chương của hoàng gia, con dấu của văn phòng, con dấu của các bộ, cục, sở hoặc tỉnh;
- Quốc kỳ Thái Lan, cờ hoàng gia tiêu chuẩn hoặc cờ chính thức;
- Chân dung, tên hoàng gia, tên viết tắt, từ ngữ hoặc ký hiệu tượng trưng cho Nhà Vua, Hoàng hậu hay người thừa kế ngai vàng và các thành viên của gia đình hoàng gia.
- Dấu hiệu không được mang tính mô tả về bản chất, chất lượng, đặc tính hoặc khen ngợi, v.v… sản phẩm/dịch vụ đăng ký.
Các dấu hiệu vướng phải điều kiện này và bị DIP đưa ra ý kiến từ chối thường là những từ ngữ phổ biến hoặc câu khẩu hiệu mang tính quảng cáo, chứa thông điệp tiếp thị và ai cũng có thể sử dụng khi kinh doanh để chỉ dẫn cho người tiêu dùng đến sản phẩm dịch vụ họ bán hoặc dịch vụ mà họ cung cấp. Chẳng hạn như:
- Dấu hiệu đăng ký phải có khả năng phân biệt (khả năng giúp người tiêu dùng phân biệt) nó với sản phẩm/dịch vụ khác trong cùng lĩnh vực. Cụ thể, nó không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được người khác đăng ký trước tại DIP.
Ví dụ:
Như vậy, việc xét duyệt đơn đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan có một số điểm khá tương đồng với Việt Nam nhưng cũng có những quy định riêng biệt, đặc thù. Do đó, nếu bạn đã đăng ký thành công nhãn hiệu tại Việt Nam và dự định đăng ký nhãn hiệu này tại Thái Lan thì nhãn hiệu này vẫn có thể bị từ chối vì Luật nhãn hiệu được áp dụng ở hai quốc là khác nhau. Việc đăng ký thành công ở Việt Nam sẽ là một ưu thế cho bạn khi đăng ký tại Thái Lan (nếu nộp đơn qua hệ thống Madrid) nhưng không phải là cơ sở để bạn được đặc cách cấp độc quyền tại quốc gia này.
Trung bình thời gian đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan thường kéo dài từ 12 – 18 tháng đối với đơn đăng ký trôi chảy, suôn sẻ. Trường hợp đơn vướng phải ý kiến từ chối từ DIP hoặc có phản đối từ một bên nào khác, đơn sẽ mất nhiều thời gian hơn để có được kết quả cuối cùng.
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan
Có 02 cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan để doanh nghiệp bạn lựa chọn tùy theo kế hoạch kinh doanh tại thị trường này, gồm: đăng ký trực tiếp hoặc đăng ký thông qua hệ thống Madrid (Chi tiết cách thức đăng ký được Chúng tôi trình bày tại Mục 4 bên dưới).
Tùy vào cách thức đăng ký bạn lựa chọn mà thành phần hồ sơ đăng ký sẽ khác nhau:
∗ Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan khi đăng ký trực tiếp:
- Đơn đăng ký nhãn hiệu bằng tiếng Thái (theo mẫu của DIP);
- Mẫu nhãn hiệu đăng ký;
- Danh mục các sản phẩm, dịch vụ đã được phân nhóm đúng theo quy định của DIP khi đăng ký;
- Giấy ủy quyền hoặc Thư chỉ định người đại diện/Luật sư có chức năng đại diện đăng ký nhãn hiệu hợp pháp tại Thái Lan (có công chứng).
Trường hợp giấy tờ này được ký tại Thái Lan thì không cần công chứng nhưng phải kèm theo bản sao có chữ ký các trang Hộ chiếu và thị thực.
∗ Hồ sơ đăng ký nhãn tại Thái Lan khi đăng ký thông qua Madrid:
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chỉ định Thái Lan gồm có:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam;
- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (MM2);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (nếu đơn nộp theo Thỏa ước Madrid);
- Bản sao đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (nếu đơn nộp theo Nghị định thư Madrid);
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp như Công ty Luật CIS);
- Bản sao chứng từ nộp phí/lệ phí (nếu nộp phí, lệ phí trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp hồ sơ qua bưu điện).

4. Cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan
Người nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan có thể chọn một trong hai cách thức là: (1) đăng ký trực tiếp tại DIP thông qua Luật sư/Đại diện nhãn hiệu của Thái Lan (2) đăng ký thông qua hệ thống Madrid. Cụ thể:
a) Đăng ký trực tiếp:
Đăng ký trực tiếp là cách thức nộp đơn đăng ký tại DIP thông qua sự hỗ trợ của Luật sư hoặc Đại diện nhãn hiệu tại Thái Lan đã được cấp phép hành nghề. Việc đăng ký trực tiếp có thể được thực hiện bằng hồ sơ giấy nộp đến văn phòng của DIP hoặc nộp online bằng hệ thống e-filing của DIP.
Cá nhân và doanh nghiệp Việt thường chọn cách thức này khi:
- Đã tìm được Luật sư/Đại diện nhãn hiệu uy tín tại Thái Lan hỗ trợ đăng ký.
- Chỉ muốn bảo vệ nhãn hiệu riêng tại một nước là Thái Lan và chưa có kế hoạch đăng ký đồng thời tại các nước khác;
- Chưa đủ điều kiện để sử dụng hệ thống Madrid vì nhãn hiệu chưa được đăng ký/chưa cấp bằng tại Việt Nam.
b) Đăng ký thông qua hệ thống Madrid:
Đăng ký thông qua hệ thống Madrid là việc thông qua một đơn đăng ký duy nhất để yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid, hệ thống này được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Muốn nộp đơn theo cách này, bạn cần có đơn đăng ký nhãn hiệu tại (đang xử lý) tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đã được cấp bởi cơ quan này (đăng ký cơ sở tại Việt Nam).
Cách đăng ký này thường được doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khi:
- Cần bảo hộ tại nhiều quốc gia thuộc hệ thống Madrid bao gồm Thái Lan;
- Muốn tiết kiệm thời gian và chi phí đăng ký hơn so với Cách 1;
- Gặp khó khăn trong việc tự tìm kiếm và liên hệ với Đại diện/Luật sư địa phương tại Thái Lan có tư cách đại diện cho họ trước DIP.
5. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan của Công ty Luật CIS
Công ty Luật CIS là tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được cấp giấy phép hoạt động bởi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, với bề dày kinh nghiệm của mình cùng đội ngũ Luật sư và Chuyên viên được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Chúng tôi hoàn toàn có đủ uy tín, năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:
|
Trên đây là những thông tin về Đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan. Nếu có thắc mắc nội dung hay cần giải đáp vấn đề nào, hãy liên hệ chúng tôi để nhận được hỗ trợ và tư vấn:
PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: info@cis.vn – sohuutritue@cis.vn