Đăng ký thương hiệu gameshow, chương trình giải trí – 3 vấn đề thường gặp

Hiện này các gameshow, chương trình truyền hình ngày càng có nhiều sự đổi mới, đa dạng về thể loại, chủ đề khác nhau như: chương trình tìm kiếm tài năng trẻ, gameshow âm nhạc, gameshow kiến thức, chương trình truyền hình hẹn hò, …

Khi một gameshow, chương trình truyền hình đã ghi dấu ấn với khán giả thì luôn muốn khán giả nhớ đến tên thương hiệu gameshow, chương trình truyền hình của mình và không muốn bất kỳ người nào khác dùng tên trùng hoặc tương tự với tên thương hiệu do mình sáng tạo ra.

Vì vậy, rất nhiều gameshow, chương trình truyền hình đã tiến hành thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu, tuy nhiên, không phải thương hiệu gameshow/ chương trình giải trí nào đăng ký cũng được chấp nhận bảo hộ!

Trong bài viết này, Phòng Sở hữu trí tuệ sẽ trình bày 3 VẤN ĐỀ thường gặp khi các nhà sản xuất gameshow/ chương trình giải trí tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu.

dang ky thuong hieu gameshow

1) Tên gameshow, chương trình truyền hình đăng ký chỉ có tính mô tả

Liên quan đến tính mô tả của nhãn hiệu, theo Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

“Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu

2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;

c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

…”

Theo đó, những tên gọi, logo gameshow, chương trình giải trí nếu đơn thuần chỉ là các từ ngữ, như Việt Nam Entertainment, News TV, Giải trí cực đỉnh, Music Production,hoặc các hình vẽ biểu tượng dùng trong lĩnh vực giải trí, truyền hình như: hình máy quay phim, hình ống kính máy chụp ảnh, biểu tượng mặt người khóc người cười, … thì có thể bị coi là thương hiệu chỉ có tính mô tả, không có khả năng phân biệt, không được bảo hộ độc quyền.

Vì vậy, trước khi đăng ký, bạn cần lưu ý kiểm tra xem tên thương hiệu gameshow, chương trình truyền hình của mình có mang tính mô tả hay không.

dang ky thuong hieu game show

Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối do mang tính mô tả

2) Tên, logo gameshow, chương trình giải trí bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước

Theo quy định, tên gọi, logo thương hiệu gameshow, chương trình truyền hình đăng ký phải không được TRÙNG hoặc TƯƠNG TỰ gây nhầm lẫn với bất kỳ tên gọi, thương hiệu gameshow, chương trình truyền hình nào của người khác đã nộp đơn trước (xét về phát âm, cấu trúc, ý nghĩa, hình thức thể hiện).

Chính vì vậy, các nhà sản xuất chương trình nên chuẩn bị hồ sơ của mình thật kĩ trước khi nộp, cụ thể là cần TRA CỨU về khả năng trùng, tương tự gây nhầm lẫn tên gọi, thương hiệu gameshow, chương trình truyền hình của mình.

Việc kiểm tra này cần được thực hiện bởi Tổ chức chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá và lên phương án giải quyết nếu phát hiện có khả năng tương tự với tên gọi/thương hiệu của người khác.

dang ky thuong hieu gameshow

Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối do bị trùng, tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác

 

3) Không kịp thời phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Hiện nay, các thông báo kết quả của Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn đều chủ yếu qua đường bưu điện.

Trong trường hợp đơn đăng ký gặp các vấn đề như:

  • Về mặt hình thức: mô tả nhãn hiệu chưa đầy đủ, phân loại nhóm chưa chính xác, thiếu chữ ký, thiếu tài liệu đính kèm…
  • Về mặt nội dung: nhãn hiệu đăng ký bị trùng, tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký; nhãn hiệu đăng ký có tính mô tả; nhãn hiệu đăng ký chứa yếu tố gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng dịch vụ…

thì trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chính thức, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra văn bản thông báo từ chối tạm thời và có ấn định thời hạn để người nộp đơn khắc phục hoặc có ý kiến phản biện. Thời hạn ấn định là từ 2 – 3 tháng, tùy vào nội dung từ chối.

Nếu không kịp thời phản hồi các thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ thì đơn đăng ký nhãn hiệu đó sẽ bị từ chối chính thức.

quyet dinh tu choi cap giay chung nhan

Quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do người nộp đơn không phản hồi đúng hạn

Tuy nhiên, trong một số trường hợp rất đặc biệt, ví dụ: trở ngại khách quan hoặc lỗi không do người nộp đơn, chẳng hạn như là do dịch covid nên phải cách ly, giãn cách xã hội, không kịp thời trả lời đúng hạn các thông báo và có đầy đủ bằng chứng để chứng minh thì chủ đơn có thể trình bày để cơ quan đăng ký xem xét lại.

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU 3 VẤN ĐỀ

Để giảm thiểu khả năng vướng phải 3 vấn đề nêu trên, hoặc có biện pháp xử lý hiệu quả khi gặp các vấn đề này, các nhà sản xuất gameshow, chương trình giải trí, truyền hình nên ủy quyền cho các Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, đăng ký bảo hộ thương hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận và cấp Giấy phép hoạt động như Công ty Luật CIS (CIS Law Firm).

Dịch vụ đăng ký thương hiệu của Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp CIS:

  • Tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo;
  • Phân nhóm sản phẩm/ dịch vụ muốn bảo hộ cho nhãn hiệu, thương hiệu, logo;
  • Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo;
  • Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo;
  • Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo;
  • Thực hiện thủ tục thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo;
  • Tư vấn, thực hiện thủ tục đăng ký chuyển giao nhãn hiệu, thương hiệu, logo;
  • Quản lý hồ sơ đăng ký đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan đăng ký.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc đang gặp vấn đề liên quan đến việc đăng ký thương hiệu gameshow, chương trình giải trí, truyền hình, bạn có thể gửi yêu cầu để Phòng Sở hữu trí tuệ – CIS Law Firm để được hỗ trợ và khắc phục.

Công ty Luật Bản quyền Quốc tế (CIS Law Firm) là tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề bảo hộ nêu trên, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 3911 8581
Email: info@cis.vn