Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, 157.240 là số doanh nghiệp được thành lập mới trong năm 2024, tương ứng với đó là hàng trăm nghìn tên gọi, thương hiệu, logo sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ ra đời và gia nhập vào thị trường, nhưng theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ thì chỉ có khoảng 40.000 đơn đăng ký thương hiệu được nộp trong năm 2024 (chiếm tỷ lệ 25% số doanh nghiệp đăng ký mới hàng năm).
Mặc dù pháp luật đã quy định rõ, trước khi đăng ký đặt “tên” doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp phải tự tra cứu các nhãn hiệu đã đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Hậu quả có thể xảy ra là dù được cấp Giấy phép kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn có thể bị buộc đổi tên hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh, tháo gỡ toàn bộ các phương tiện kinh doanh, quảng cáo có sử dụng tên vi phạm, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm.
Với rủi ro cao như vậy, thì tại sao doanh nghiệp ngay từ đầu không tìm hiểu ngay về vấn đề pháp lý đối với thương hiệu và nhanh chóng đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp mình?
Trong bài viết này, Công ty Luật CIS sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký thương hiệu mới nhất.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Thương hiệu là gì?
Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, thương hiệu, hay gọi đúng theo thuật ngữ pháp lý là “nhãn hiệu”, là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, nó có thể là chữ, hoặc logo, hoặc là yếu tố kết hợp giữa chữ với logo; và mới đây LSHTT chấp nhận bảo hộ luôn cả dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa, nếu đáp ứng khả năng phân biệt theo quy định.
Điều 4. Giải thích từ ngữ (Luật Sở hữu trí tuệ) 16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. |
Gần như tất cả sản phẩm chúng ta tiêu dùng, sử dụng đều có thương hiệu, có tên, ví dụ: Vinamilk là tên của sản phẩm sữa, Hảo Hảo là tên của sản phẩm mì ăn liền, Viettel là dịch vụ viễn thông, Thiên Long là thương hiệu bút, v.v…
Trên thị trường, một sản phẩm có thể được sản xuất và phân phối bởi rất nhiều công ty, ví dụ, cũng là xe gắn máy, nhưng có rất nhiều nhà sản xuất như: Honda, Yamaha, Piaggio, Suzuki, v.v… Và một công ty sản xuất xe có thể có nhiều thương hiệu khác nhau, như các thương hiệu xe của Công ty Honda rất phổ biến ở Việt Nam là thương hiệu xe Vision, xe Wave, xe SH, xe Dream, xe AirBlade, v.v…
Bạn đọc hãy thử hình dung ngược một chút, nếu một sản phẩm được tung ra thị trường mà không được đặt tên thương hiệu thì sẽ như thế nào? Câu trả lời chắc chắn là: doanh thu của sản phẩm đó rất thấp. Ví dụ: thông thường khi lựa chọn điện thoại thì bạn sẽ mua điện thoại của các hãng có thương hiệu như Apple, Samsung, Xiaomi hay Oppo…
Như vậy, thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo sự nhận diện, sự khác biệt của hàng hóa, dịch vụ. Thương hiệu cũng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng và giúp tăng giá trị doanh nghiệp.
2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thương hiệu năm 2025
Để được xem xét bảo hộ độc quyền sử dụng đối với thương hiệu, bạn đọc phải nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ thông thường rất đơn giản, nếu đăng ký cho cá nhân/doanh nghiệp thì hồ sơ cần chuẩn bị là:
- Tờ khai đăng ký thương hiệu;
- Mẫu thương hiệu đăng ký;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục SHTT).
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).
- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
Tuy nhiên, cũng có một số nội dung thuộc về nghiệp vụ, có thể bạn đọc sẽ gặp KHÓ KHĂN khi khai hồ sơ, ví dụ:
- Cách mô tả thương hiệu như thế nào cho đầy đủ các yếu tố cấu thành?
- Xác định yếu tố loại trừ hoặc giúp phân biệt, phân loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định chung?
- Xác định các lĩnh vực liên quan?
- Hay đăng ký cho đồng sở hữu? v.v…
Vì vậy, nếu chưa có kinh nghiệm, bạn đọc có thể gặp rủi ro phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhiều lần, mất nhiều thời gian và có thể bị từ chối ngay từ giai đoạn thẩm định hình thức!
Trường hợp hồ sơ hợp lệ đầy đủ, hồ sơ đăng ký thương hiệu của bạn đọc sẽ có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, chờ đăng thông tin trên công báo sở hữu công nghiệp tại Cổng thông tin điện tử của Cục SHTT, thông tin sẽ được công khai bao gồm: mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa/dịch vụ đăng ký, tên, địa chỉ người nộp đơn, ngày nộp đơn, ngày công bố, để bất kỳ cá nhân/tổ chức nào cũng có thông tin tra cứu và ý kiến (nếu có).
Sau khi đăng thông tin thì đơn sẽ vào giai đoạn thẩm định nội dung, ở giai đoạn này, Cục SHTT sẽ thẩm định tất cả điều kiện mà thương hiệu đăng ký cần đáp ứng, trong đó các LÍ DO TỪ CHỐI PHỔ BIẾN nhất hiện nay là:
- nhãn hiệu bị cho là cụm từ, từ ngữ mô tả, thường gặp ở những nhãn hiệu dạng chữ, có nghĩa liên quan trực tiếp hoặc nghĩa bóng liên quan đến loại hàng hóa, lĩnh vực dịch vụ đăng ký, ví dụ: “Tóc Đẹp” đăng ký cho dịch vụ cắt tóc, “Quán Ngon” đăng ký cho quán ăn, nhà hàng, hoặc nhãn hiệu là slogan cũng gặp nhiều khó khăn khi xét duyệt, thường phải qua tranh luận, giải trình và tùy trường hợp thì mới có thể được chấp nhận.
- nhãn hiệu bị trùng, tương tự về cấu trúc, phát âm, ý nghĩa, hình thức thể hiện với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký, vấn đề này xảy ra chủ yếu là do chưa thực hiện đầy đủ việc tra cứu, đánh giá cần thiết, đặc biệt là ở tình huống nhãn hiệu chỉ tương tự một, một số yếu tố thì vẫn có thể bị nhận thông báo từ chối tạm thời, phải qua tranh luận, giải trình, theo đuổi.
Trường hợp nhãn hiệu không gặp 2 vấn đề vừa nêu, cũng như các điều kiện bảo hộ khác cũng đã đáp ứng thì Cục SHTT sẽ ra Thông báo dự định cấp bằng, người nộp đơn đóng phí, nhận Văn bằng, chính thức được bảo hộ độc quyền thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam với thời hạn 10 năm, nếu có nhu cầu thì được quyền gia hạn không giới hạn, mỗi lần được gia hạn thêm 10 năm.
Tổng thời gian theo đuổi đăng ký theo Luật là 12 tháng, nhưng thực tế hiện nay do số lượng đăng ký quá nhiều, tính chất nhãn hiệu phức tạp, điều kiện bảo hộ rất khắt khe nên quá trình thẩm định luôn bị kéo dài hơn, ít nhất là hơn 1.5 – 2 năm thì mới có kết quả.
3. Có thể ủy quyền đăng ký nhãn hiệu không?
Hi vọng nội dung nêu tại Mục 2 đã giúp bạn đọc hình dung được về hồ sơ, trình tự, thủ tục và một số vấn đề cần lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh của mình.
Bạn đọc có thể tự thực hiện thủ tục hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện, tuy nhiên, do đăng ký nhãn hiệu là thủ tục đặc thù, đòi hỏi tính chuyên môn và pháp lý rất cao nên Cục SHTT chỉ chấp nhận làm việc thông qua các đơn vị là TỔ CHỨC SHCN ĐÃ ĐƯỢC CỤC SHTT CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG.
Công ty Luật CIS là một trong số ít đơn vị vừa là tổ chức hành nghề Luật sư, vừa là tổ chức đại diện SHCN có giấy phép của Cục SHTT, có thể giúp bạn đọc trong tất cả các công việc chuyên môn liên quan đến đăng ký nhãn hiệu, bao gồm tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ trước khi nộp hồ sơ để có thể lên các phương án đăng ký phù hợp, theo dõi toàn diện, đầy đủ tiến trình xử lý đơn, cũng như là công việc tư vấn, thực hiện các phương án xử lý các thông báo hoặc quyết định từ Cục SHTT liên quan đến đơn, hướng đến mục tiêu đăng ký bảo hộ thành công thương hiệu của bạn đọc.
4. Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu năm 2025
Công ty Luật CIS là Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Với kinh nghiệm dày dặn và được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Luật sư và chuyên viên của chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn trong Thủ tục đăng ký thương hiệu:
|
Trên đây là các hướng dẫn chi tiết về Thủ tục, hồ sơ đăng ký thương hiệu năm 2025. Nếu bạn có vướng mắc nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:
♦ Link Youtube:
PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8580 – Hotline: 0919118580
Email: info@cis.vn – sohuutritue@cis.vn