Thủ tục chuyển nhượng văn bằng nhãn hiệu mới nhất 2022

Với mỗi doanh nghiệp, nhãn hiệu chính là dấu ấn riêng, là tài sản trí tuệ có giá trị (lớn) của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động doanh nghiệp sẽ có những thay đổi về chiến lược kinh doanh và không có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu đó nữa. Vậy, doanh nghiệp của bạn có thể chuyển nhượng nhãn hiệu đó cùng cho người khác hay không? Thủ tục chuyển nhượng sẽ như thế nào? Có phức tạp không?

Bài viết dưới dây của Công ty Luật CIS sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục chuyển nhượng Văn bằng nhãn hiệu mới nhất 2022.

1. Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

Chuyển nhượng nhãn hiệu hay còn gọi là bán thương hiệu là việc chủ nhãn hiệu nhượng lại quyền đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu đang đăng ký, chưa được bảo hộ hoặc nhượng lại, bán, tặng cho quyền sở hữu nhãn hiệu đối với nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ cho người khác.

Liên quan đến việc chuyển nhượng thương hiệu, tại Điều 115 và Điều 138 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019), Luật quy định về chuyển nhượng nhãn hiệu như sau:

Điều 115. Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

d) Yêu cầu ghi nhận thay đổi người nộp đơn do chuyển nhượng đơn theo hợp đồng, do thừa kế, kế thừa hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

Điều 138. Quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, Chúng tôi chỉ giới thiệu cho các bạn thủ tục và quy trình chuyển nhượng nhãn hiệu, chuyển nhượng thương hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ hay còn gọi là chuyển nhượng văn bằng nhãn hiệu.

2. Thủ tục chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu năm 2022 như thế nào?

Để chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu, thì người chuyển nhượng (người bán) và người nhận chuyển nhượng (người mua) thực hiện thủ tục chuyển nhượng Văn bằng nhãn hiệu, hay còn gọi là thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, theo đó, các bước trong thủ tục này gồm:

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ như hướng dẫn tại Mục 3 và nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ theo hướng dẫn ở Mục 4;

Bước 2: Sau khi nộp hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ;

Bước 3: Nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ chấp thuận hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, trả kết quả và ghi nhận vào Văn bằng nhãn hiệu. Trường hợp không đồng ý chuyển nhượng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ trả lời bằng văn bản.

chuyen-nhuong-nhan-hieu
Hình ảnh: Nhãn hiệu sau khi được chuyển nhượng

3. Hồ sơ chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu gồm những gì?

Hồ sơ chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu gồm có:

– Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu (tải về D-01-HDCN);

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu;

– Bản gốc Văn bằng nhãn hiệu;

– Tài liệu khác.

4. Nộp hồ sơ chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu ở đâu?

Hồ sơ chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu (hay còn gọi là chuyển nhượng Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu) có thể được nộp theo một trong các cách sau đây:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng hoặc qua đường bưu điện đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ (386 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội) hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP Hồ Chí Minh (Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) và Đà Nẵng (Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng).

Cách 2: Nộp trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ theo đường link tại đây: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do

Tuy nhiên, bạn cần có chữ ký số (hay còn gọi là USB Token) và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến để có thể thực hiện theo cách này.

Cách 3: Nộp thông qua Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp như Công ty Luật CIS. Tổ chức đại diện SHCN là tổ chức dịch vụ SHTT chuyên nghiệp, đã được Cục SHTT cấp giấy phép và ghi nhận trong hệ thống quản lý của Cục. Theo đó, bạn chỉ cần ký Giấy ủy quyền, mọi giấy tờ và giao dịch với Cục sẽ do tổ chức này chủ động thực hiện.

5. Dịch vụ chuyển nhượng Văn bằng nhãn hiệu của Công ty Luật CIS

Công ty Luật Bản quyền Quốc tế (CIS Law Firm) là Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Luật sư và chuyên viên của Chúng tôi đã được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:

– Tư vấn về thủ tục chuyển nhượng Văn bằng nhãn hiệu;

Hoàn thiện hồ sơ và thay mặt Quý khách hàng tiến hành nộp hồ sơ chuyển nhượng;

Quản lý hồ sơ chuyển nhượng Văn bằng nhãn hiệu đến khi có kết quả cuối cùng;

– Chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ chuyển nhượng Văn bằng nhãn hiệu và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Để giải đáp thắc mắc về vấn đề chuyển nhượng Văn bằng nhãn hiệu, Bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: 
info@cis.vn – sohuutritue@cis.vn