Vì sao bạn cần NGAY LẬP TỨC đăng ký bảo hộ thương hiệu ở Việt Nam?

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong những công việc cấp bách cần làm của doanh nghiệp trong thời đại 4.0 để công việc kinh doanh được diễn ra một cách suôn sẻ và giúp công ty giữ vững vị thế cạnh tranh trên thương trường. Đăng ký bảo vệ nhãn hiệu một cách kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp thương hiệurủi ro bị kiện tụng vì hành vi xâm phạm bản quyền của người khác. Đặc biệt, mếu bạn là cá nhân, tổ chức nước ngoài đang muốn phân phối sản phẩm, cung ứng dịch vụ của mình tại thị trường tại Việt Nam thì bài viết này là dành cho bạn. Công ty Luật CIS sẽ lần lượt lý giải lý do vì sao bạn cần ngay lập tức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam.

1. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là tên gọi hoặc logo mà bạn in lên nhãn sản phẩm hoặc xưng danh trên các phương tiện quảng cáo, truyền thông để nhận diện sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với những sản phẩm/ dịch vụ của người khác.

Ví dụ: “Pepsi” là thương hiệu dùng cho nước giải khát, “Manchester United hình con quỷ màu đỏ” là thương hiệu của CLB bóng đá Manchester (Anh Quốc), “CIS Law Firm hình logo” là thương hiệu của hãng Luật CIS Việt Nam.

vi-sao-can-dang-ky-bao-ho-thuong-hieu-o-viet-nam
Hình ảnh: Đăng ký bảo hộ thương hiệu

Hãy thử kiểm tra trên sản phẩm hoặc các tài liệu quảng cáo của bạn và xác định nhãn hiệu của bạn là gì, nhãn hiệu này đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hay chưa?

2. Khi nào thì nhãn hiệu được bảo hộ?

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, cũng như hầu hết các nước trên thế giới, để có quyền sử dụng độc quyền thương hiệu ở một hoặc một số nước nhất định (Mỹ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, các nước thuộc EU,v.v..), bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cơ quan đăng ký nhãn hiệu thuộc Chính phủ nước đó, bạn cũng có thể đăng ký quốc tế thương hiệu của bạn để yêu cầu bảo hộ thương hiệu của bạn ở nhiều nước bằng công cụ Madrid Protocol hoặc Madrid Agreement của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới – WIPO. Công ty Luật sẽ thông tin về quy trình này trong các bài viết sau.

Điều bạn cần làm đó là đăng ký nhãn hiệu của mình tại Việt Nam để được độc quyền sử dụng nhãn hiệu và có được sự bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền khỏi hành vi xâm phạm từ đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam là một quá trình khó khăn và phức tạp, để không bị cơ quan đăng ký từ chối, nhãn hiệu mà bạn đăng ký phải đáp ứng nhiều điều kiện theo Luật SHTT Việt Nam quy định.

3. Lý do bạn cần nhanh chóng đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam

Với kinh nghiệm nhiều năm liền đại diện cho các cá nhân, tổ chức đăng ký bản quyền thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn những lý do mà bạn cần nhanh chóng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam:

Thứ nhất, bạn phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của bạn ở Việt Nam nếu bạn muốn Nhà Nước Việt Nam công nhận bạn là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu và có độc quyền sử dụng nó ở Việt Nam

Thứ hai, nếu bạn không đăng ký, bất kỳ người nào cũng có quyền nộp đơn đăng ký thương hiệu của bạn vì Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, ai nhanh tay nộp đơn trước thì cơ quan đăng ký sẽ xem xét bảo hộ cho người đầu tiên.

Thứ ba, nếu thương hiệu của bạn bị người khác đăng ký, họ có quyền yêu cầu hải quan hoặc các lực lượng hành chính có thẩm quyền ngăn chặn hàng hóa của bạn tại cửa khẩu, không được nhập hàng để tiêu thụ trên toàn lãnh thổ Việt Nam

Thứ tư, nếu thương hiệu của bạn bị người khác đăng ký, họ có quyền khởi động các vụ kiện tụng chống lại bạn, yêu cầu bạn bồi thường thiệt hại,

Nghe có vẻ lạ đúng không? Nhưng thực tế họ có quyền làm như vậy và nếu bạn chiến đấu lại, bạn vẫn có phần thắng vì bạn mới là thực sự sử dụng thương hiệu, nhưng chắc chắn vụ việc sẽ rất phức tạp, rất tốn thời gian và chi phí theo đuổi, vậy tại sao bạn không chọn cách dễ dàng nhất là tự bản thân mình nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu của bạn ở Việt Nam?

4. Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở Việt Nam cần lưu ý gì?

Không phải thương hiệu nào nộp hồ sơ để đăng ký đều được chấp thuận bảo hộ, mà cần phải trải qua nhiều giai đoạn thẩm định, ở Việt Nam có bốn lý do từ chối bảo hộ phổ biến nhất, đó là:

Thứ nhất, thương hiệu của bạn chỉ là từ ngữ hoặc hình vẽ mô tả liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Ví dụ: Bạn bán quần áo và dùng thương hiệu là NICE CLOTHES, bạn mở nhà hàng nhưng dùng thương hiệu là “Italian Cuisine”.

Thứ hai, thương hiệu của bạn bị TRÙNG hoặc TƯƠNG TỰ gây nhầm lẫn với thương hiệu của người khác đã nộp đơn trước. Việc kiểm tra trùng, tức là giống hệt hoàn toàn 100%, là rất dễ, nhưng để kiểm tra về tính tương tự là rất khó vì chỉ cần tương tự về cấu trúc, phát âm, ý nghĩa hay cách thức thể hiện thì cũng bị từ chối.

Thứ ba, Thương nhân nước ngoài muốn đăng ký thương hiệu ở Việt Nam bắt buộc phải đăng ký thông qua một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp có chứng chỉ và giấy phép hành nghề. Như vậy, bạn không thể trực tiếp nộp đơn.

Thứ tư, việc theo đuổi đơn đăng ký thương hiệu ở Việt Nam tương đối lâu, ít nhất là từ 1 đến 2 năm. Trong quá trình xử lý đơn, Cơ quan đăng ký sẽ gửi các thông báo qua đường bưu điện và yêu cầu Tổ chức đại diện cho bạn phải hành động trong thời gian nhất định, nếu Tổ chức đại diện cho Bạn không trả lời, hoặc trả lời không thuyết phục, hoặc trả lời không đúng hạn thì hồ sơ đăng ký của bạn sẽ bị từ chối. Điều đó có nghĩa, bạn cần một tổ chức có uy tín, chuyên nghiệp để hỗ trợ Bạn.

Lời khuyên của chúng tôi khi bạn muốn đăng ký thương hiệu là bạn nên tìm đến các công ty Luật có chức năng đại diện sở hữu công nghiệp có kinh nghiệm và chuyên môn sâu để đề nghị họ hỗ trợ đăng ký.

5. Dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu của Công ty Luật CIS

Công ty Luật CIS là Công ty Luật được Cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận là Tổ chức đại diện SHCN, chuyên cung cấp dịch vụ xác lập quyền đối với các đối tượng SHTT, theo đó, chúng tôi đã hỗ trợ cho rất nhiều, cá nhân, công ty nước ngoài đăng ký thương hiệu ở Việt Nam, và chúng tôi có các thế mạnh sau:

1) Để kiểm tra tình trạng đăng ký thương hiệu của bạn, chúng tôi đã xây dựng rất nhiều thuật toán tra cứu để giúp bạn biết được gần hơn về khả năng bị coi là tương tự về cấu trúc, phát âm, ý nghĩa, hay hình thức thể hiện với nhãn hiệu khác,

2) Chúng tôi sẽ có các đánh giá và lên phương án giải quyết nếu phát hiện có vấn đề để bạn tham khảo và quyết định trước khi nộp đơn đăng ký chính thức, giúp bạn tiết kiệm được tối đa thời gian theo đuổi đơn

3) Chúng tôi sẽ trực tiếp theo dõi và thông báo một cách kịp thời đến Bạn về các thông báo, quyết định của cơ quan đăng ký trong suốt quá trình theo đuổi đơn đến khi có kết quả cuối cùng.

4) Chúng tôi có thể tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ miễn phí cho các đối tượng sở hữu trí tuệ khác của bạn (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền phần mềm máy tính, bản quyền âm nhạc, phim ảnh, truyện…)

“Một giây phút chậm chạp ở hiện tại có thể dẫn đến hậu quả nặng nề cho tương lai.”

CIS LAW FIRM

Vì vậy, nếu bạn dự định hoặc đã có sản phẩm, cung ứng dịch vụ ở thị trường Việt nam nhưng chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng.

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: info@cis.vn