Thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền Podcast

Podcast là một series các tập tin âm thanh hoặc video kỹ thuật số mà người dùng có thể tải về và nghe trên các nền tảng web hoặc ứng dụng điện thoại như là Spotify, Itunes, Soundcloud… Ngày nay, nghe podcast đang là một thói quen hàng ngày của rất nhiều người, từ đó podcast cũng bắt đầu trở thành một kênh marketing khá hiệu quả, đem lại nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng.

Việc sáng tạo ra một nội dung podcast đòi hỏi bạn phải đầu tư nhiều về ý tưởng, đa dạng nội dung, trau chuốt về kĩ thuật, âm thanh… tuy nhiên việc sao chép lại cực kỳ dễ dàng, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Vậy làm thế nào để bạn có thể bảo hộ bản quyền podcast của mình?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết Thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền podcast.

1. Bản quyền (quyền tác giả) là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Như vậy, bản quyền (hay còn gọi là quyền tác giả) là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả về quyền của Tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mà mình sở hữu.

2. Bảo hộ bản quyền podcast là gì?

Bảo hộ bản quyền podcast là bảo hộ quyền cho Tác giả và Chủ sở hữu quyền tác giả đối với nội dung sáng tạo theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ.

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019), podcast được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả, theo đó:

Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 8 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ban hành ngày 23/02/2018 như sau:

Điều 8. Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
1. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
2. Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật sở hữu trí tuệ.

Pháp luật bản quyền bảo hộ Người trực tiếp sáng tạo ra bản podcast và Chủ sở hữu quyền tác giả podcast. Như vậy, chúng ta có 2 chủ thể là: Tác giả và Chủ sở hữu quyền tác giả, cụ thể:

Điều 37 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) quy định:

Điều 37. Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

Đối với Chủ sở hữu bản quyền podcast, Chủ sở hữu bản quyền podcast có thể là: Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho Tác giả hoặc giao kết hợp đồng với Tác giả; hay Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả; hay Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tác giả.

3. Tại sao phải đăng ký bản quyền podcast?

dang-ky-ban-quyen-podcast

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì:

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Như vậy, sau khi bản podcast được hoàn thành, bản quyền podcast sẽ tự động được bảo hộ, không bắt buộc bản podcast đó đã được đăng ký hay chưa. Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật luôn khuyến khích Tác giả hoặc Chủ sở hữu podcast đăng ký bản quyền podcast để được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả”.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì:

Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

Như vậy, nếu bạn đã đăng ký bản quyền podcast thì bạn không có nghĩa vụ chứng minh bản quyền podcast thuộc về mình khi có tranh chấp xảy ra, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

4. Kinh nghiệm bảo hộ bản quyền podcast

Hiện nay có rất nhiều trường hợp tự ý lấy bản podcast của người khác và đưa lên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, TikTok,… nhằm thu hút người xem và đem lại nhiều lợi ích khác như để kiếm tiền hay “câu view”, tăng lượt theo dõi. Tuy nhiên, những người này lại không trả tiền bản quyền cho ekip sáng tạo ra podcast, hay còn gọi là tác giả, chủ sở hữu bản quyền podcast.

Theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 8 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì:

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

Như vậy, nếu bạn là chủ của các bản podcast và bạn bị gặp các trường hợp vi phạm như trên, thì bạn cần tiến hành đăng ký bản quyền podcast, làm cơ sở để báo cáo vi phạm bản quyền và yêu cầu các nền tảng đó phải gỡ bỏ các bản podcast, audio vi phạm bản quyền podcast của bạn.

dang-ky-ban-quyen-podcast
Chính sách của Spotify về bảo vệ bản quyền
dang-ky-ban-quyen-podcast
Chính sách của Youtube về bảo vệ bản quyền

5. Thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền podcast như thế nào?

Thủ tục đăng ký bản quyền bản quyền podcast được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Hoàn thiện bản podcast (tác phẩm đăng ký) và chuẩn bị hồ sơ đăng ký;
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền podcast tại Cục bản quyền tác giả;
Bước 3: Cục Bản quyền tác giả thẩm định và cấp Giấy chứng nhận.

6. Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền podcast gồm những gì?

to-khai-dang-ky

Hồ sơ đăng ký bản quyền podcast gồm có:

  1. Tờ khai đăng ký bản quyền podcast (Tải về);
  2. CMND/CCCD của Tác giả;
  3. CMND/CCCD của Chủ sở hữu quyền tác giả nếu là cá nhân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu là Công ty;
  4. Bản podcast muốn đăng ký;
  5. Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
  6. Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  7. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu podcast có đồng tác giả;
  8. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm 3, 4, 5 và 6 phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ đăng ký bản quyền podcast nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

7. Bản quyền podcast được bảo hộ bao nhiêu năm?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì:

Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; …

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Như vậy, thời hạn bảo hộ bản quyền podcast sẽ có 2 trường hợp:

  • Trường hợp 1: Bản podcast khi công bố không có hoặc chưa có tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh) thì thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi bản podcast được công bố lần đầu tiên.
  • Trường hợp 2: Bản podcast đã có thông tin tác giả thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả50 năm tiếp theo năm tác giả chết, trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

8. Kinh nghiệm đăng ký bản quyền podcast

Không phải mọi hồ sơ đăng ký bản quyền podcast là giống nhau, mà với mỗi trường hợp thì thành phần hồ sơ và các nội dung trong hồ sơ đăng ký bản quyền podcast cũng có sự đặc thù. Ví dụ như:

  • Tác giả đồng thời là chủ sở hữu bản quyền podcast;
  • Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu bản quyền podcast (nhân viên công ty, hoặc nhân viên thuê ngoài…);
  • Bản podcast có đồng tác giả (nhiều người cùng sáng tạo nên).

Nếu bạn không chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ và không điền đầy đủ thông tin trong từng loại hồ sơ thì có thể Cục Bản quyền tác giả sẽ từ chối hồ sơ. Do đó, các bạn cần liên hệ với một Tổ chức chuyên nghiệp để đánh giá bản podcast của bạn có đáp ứng điều kiện để tư vấn và giúp bạn hoàn thiện hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả một cách tốt nhất.

Bên cạnh việc đăng ký thương hiệu podcast, các chủ kênh podcast cũng cần lưu ý đến các nội dung trong thỏa thuận, hợp đồng khi ký kết với các giọng đọc cho kênh của mình, như là thỏa thuận về sở hữu trí tuệ, bảo mật thông tin, phạm vi công việc, thanh toán thù lao công việc…để hạn chế các rủi ro, tranh chấp xảy ra trong tương lai.

9. Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả của Công ty Luật CIS

dang-ky-ban-quyen-podcast

Luật sư và chuyên viên của Công ty Luật CIS đã được đào tạo chuyên sâu về bản quyền và Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:

  • Tư vấn đăng ký bản quyền podcast.
  • Hoàn thiện hồ sơ, theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền podcast và phúc đáp với cơ quan đăng ký (nếu có).
  • Tiếp nhận Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.
  • Khiếu nại các quyết định liên quan đến cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả.

Nếu bạn muốn tư vấn hoặc muốn đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, Bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới đây:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: info@cis.vnsohuutritue@cis.vn