Hướng dẫn làm Giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh

1. Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động hay thường gọi là work permit là giấy tờ cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam, được cấp bởi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp nơi Người nước ngoài dự kiến làm việc.

Giấy phép lao động ghi nhận các thông tin quan trọng như: tên công ty và địa chỉ làm việc, thông tin nhân thân, vị trí, chức danh công việc của người nước ngoài, thời hạn làm việc (thời hạn tối đa của giấy phép lao động là không quá 2 năm). Người nước ngoài phải làm công việc chính xác theo giấy phép lao động đã xác nhận, nếu không tuân thủ đúng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp người nước ngoài muốn thay đổi chức danh công việc, nơi làm việc,…thì phải xin cấp giấy phép lao động mới.

2. Giám đốc chi nhánh người nước ngoài có bắt buộc xin giấy phép lao động không?

Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 5 Điều 3 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, Giám đốc chi nhánh là người nước ngoài có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm thì được miễn Giấy phép lao động. Trường hợp thời gian làm việc của Giám đốc chi nhánh trên 30 ngày hoặc trên 03 lần trong 01 năm, thì Giám đốc chi nhánh phải xin Giấy phép lao động.

Xem thêm: Các trường hợp miễn Giấy phép lao động mới nhất

3. Thủ tục làm Giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh

Bước 1: Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động

– Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài, chi nhánh phải báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi chi nhánh đăng ký hoạt động.

– Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Hiện nay, khá nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn ở bước giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, thường xuyên bị trả hồ sơ vì nhiều lý do. Trong đó, phổ biết nhất là do nội dung giải trình không đầy đủ theo yêu cầu, lý do nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài thay vì sử dụng lao động Việt Nam chưa đủ thuyết phục phía cơ quan quản lý lao động.

Chi tiết thủ tục xem Tại đây

Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động

♦ Thành phần hồ sơ xin giấy phép lao động:

– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động (Tải về mẫu số 11).

– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh;

– Giấy khám sức khỏe được cấp tại nước ngoài hoặc Việt Nam;

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc Văn bản xác nhận Người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Giấy tờ xác nhận người nước ngoài có kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài cho vị trí Giám đốc điều hành;

– 03 ảnh 4x6cm, nền trắng;

– Bản gốc Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng Người lao động nước ngoài (là kết quả của bước 1);

– Bản chứng thực Passport (nguyên cuốn);

Lưu ý: Các giấy tờ được cấp tại nước ngoài cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch sang tiếng Việt và công chứng, chứng thực trước khi nộp.

Xem thêm: Hướng dẫn hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của nước ngoài

♦ Nơi nộp hồ sơ:

Nếu chi nhánh nằm ngoài khu công nghiệp, bạn nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi chi nhánh đăng ký hoạt động. Trường hợp nằm trong khu công nghiệp, bạn nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh.

♦ Thời hạn nộp: Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày Người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

♦ Thời gian có kết quả: 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ bộ hồ sơ hợp lệ.

4. Chi phí làm Giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh là bao nhiêu?

Các chi phí để làm Giấy phép lao động, bao gồm:

– Phí Nhà nước để làm Giấy phép lao động (tại TP. HCM là: 600.000 VNĐ/ giấy phép).

– Ngoài ra, còn có các khoản phí khác: phí khám sức khoẻ (tuỳ vào bệnh viện mà Người nước ngoài khám), phí xin lý lịch tư pháp, phí dịch thuật, chứng thực hồ sơ, phí hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ do cơ quan, tổ chức của nước ngoài cấp như bằng cấp của Người nước ngoài.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Có xin được giấy phép lao động khi Giám đốc chi nhánh chưa nhập cảnh Việt Nam?

Trả lời: Giám đốc chi nhánh phải có mặt tại Việt Nam vào thời điểm thực hiện bước 2 – Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động. Vì cơ quan Nhà nước sẽ kiểm tra visa Việt Nam và dấu mộc nhập cảnh của Giám đốc chi nhánh có trên Passport.

Có xin được lý lịch tư pháp cho Giám đốc chi nhánh tại Việt Nam không?

Trả lời: Nếu Giám đốc chi nhánh đã từng hoặc đang cư trú tại Việt Nam thì có quyền đề nghị Sở tư pháp hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Giám đốc chi nhánh dùng visa Việt Nam diện DL (du lịch), TT (thăm thân) có xin giấy phép lao động được không?

Trả lời: Hiện nay, không có quy định bắt buộc về loại visa trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động. Tại TP. HCM, Giám đốc chi nhánh mang visa DL, TT vẫn được cấp giấy phép lao động. Tuy nhiên, cần lưu ý, dù được cấp giấy phép lao động thì Giám đốc chi nhánh vẫn không được phép làm việc do không có loại visa phù hợp theo quy định, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 5 và khoản 8 Điều 18 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP:

Điều 18. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

Hơn nữa, Giám đốc chi nhánh vào Việt Nam bằng visa DL, TT sẽ không được cấp Thẻ tạm trú 02 năm dành cho người lao động. Trường hợp này, Giám đốc chi nhánh cần xuất cảnh khỏi Việt Nam để chuyển đổi loại visa phù hợp mục đích làm việc tại Việt Nam.

Giám đốc chi nhánh không xin cấp giấy phép lao động bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Giám đốc chi nhánh vào làm việc tại Việt Nam, không thuộc diện miễn Giấy phép lao động, mà không có Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 15.000.000 VNĐ đến 25.000.000 VNĐ.

Công ty sử dụng Giám đốc chi nhánh làm việc mà không có Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận Giám đốc chi nhánh không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì Công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

6. Dịch vụ làm Giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh

Việc xin cấp Giấy phép lao động cần phải chuẩn bị khá nhiều giấy tờ và thực hiện qua nhiều bước phức tạp, mất thời gian. Bên cạnh đó, nếu bạn không có kinh nghiệm để chuẩn bị hồ sơ và đánh giá, thẩm định hồ sơ, hồ sơ của bạn sẽ rất dễ bị đánh rớt do không đáp ứng đầy đủ điều kiện xin Giấy phép lao động.

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực làm Giấy phép lao động cho Người nước ngoài, Công ty Luật CIS đã hỗ trợ cho nhiều khách hàng sở hữu Giấy phép lao động. Luật sư sẽ trợ giúp bạn trong những việc sau:

– Tư vấn các thủ tục, điều kiện xin cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam;

Thẩm định, kiểm tra hồ sơ;

– Tư vấn thủ tục, thực hiện hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài tại Việt Nam mà không yêu cầu:

  • Người nước ngoài xuất trình xác nhận tạm trú.
  • Người nước ngoài phải trực tiếp đến Sở Tư pháp tỉnh/ thành phố.

– Tư vấn hồ sơ, thủ tục khám sức khỏe tại Việt Nam để xin Giấy phép lao động;

Dịch, công chứng dịch, hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp Giấy phép lao động;

Hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam cho khách hàng;

Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Tư vấn điều kiện thủ tục pháp lý ký hợp đồng lao động sau khi được cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam;

– Tư vấn thủ tục pháp lý về quản lý, báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam;

Gia hạn Giấy phép lao động;

Cấp lại Giấy phép lao động;

Xin thẻ tạm trú.

Trên đây là các hướng dẫn chi tiết về thủ tục làm Giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh. Nếu bạn có vướng mắc, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582                Hotline: 0916568101
Email: info@cis.vn