Hướng dẫn thủ tục giải thể công ty theo luật doanh nghiệp 2021

Tác động của Đại dịch Covid-19 trong thời gian qua khiến tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến không thể tiếp tục duy trì hoạt động và phải giải thể công ty.

Theo số liệu của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: trong quý I năm 2021, số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể đã lên đến 11.283 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại trong Quý I năm 2021 là 5.203 doanh nghiệp, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Giải thể doanh nghiệp là 1 thủ tục tương đối phức tạp trong nhóm thủ tục về đăng ký kinh doanh. Thủ tục trải qua nhiều bước và phải xử lý hoàn tất các khoản nợ về thuế, người lao động,…. khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.

Gần đây, Quốc hội đã ban hành Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định số 01/2021/ND-CP hướng dẫn về các thủ tục đăng ký kinh doanh, các văn bản này có hiệu lực từ tháng 01/2021.

1. Điều kiện giải thể doanh nghiệp:

Theo quy định, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đáp ứng những điều kiện sau:

  • Thứ nhất, Doanh nghiệp thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản như: nợ thuế; Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động..v…v…
  • Thứ hai, doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc trọng tài thương mại.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có) trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp.

2. Quy trình giải thể doanh nghiệp:

Để giải thể, doanh nghiệp cần thực hiện 6 bước sau:

Bước 1: Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp

Chủ sở hữu của doanh nghiệp phải tiến hành họp và thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.

Bước 2: Bước Thanh lý tài sản doanh nghiệp

Tùy theo quy định của Điều lệ công ty, Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp.

Bước 3: Thông báo quyết định giải thể doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp phải gửi quyết định giải thể, biên bản họp (nếu có) và Phương án giải quyết nợ (nếu có khoản nợ chưa thanh toán) đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Đồng thời, gửi quyết định này đến người lao động trong doanh nghiệp và niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đăng tải quyết định giải thể và thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng ĐANG LÀM THỦ TỤC GIẢI THỂ và gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế.

Bước 4: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế và thanh toán các khoản nợ còn thiếu, nộp phạt vi phạm (nếu có)

Bước 5: Doanh nghiệp trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an nếu doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp.

Bước 6: Nộp hồ sơ đăng ký giải thể

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký giải thể cho Phòng đăng ký kinh doanh.

Lưu ý rằng: Doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có) trước khi gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp.

Kết quả là:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng ĐÃ GIẢI THỂ nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp khá phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn. Theo kinh nghiệm xử lý hồ sơ giải thể của Công ty Luật, khó khăn thường gặp của các doanh nghiệp chủ yếu phát sinh từ nợ tồn đọng và khắc phục vi phạm về thuế khi quyết toán thuế doanh nghiệp. Do đó, để hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian thì các doanh nghiệp nên liên hệ với đơn vị uy tín có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Công ty Luật CIS đã thực hiện rất nhiều hồ sơ giải thể doanh nghiệp tại Việt Nam, với kinh nghiệm dày dặn chúng tôi sẽ tư vấn phương án tốt nhất giúp doanh giải quyết các vướng mắc và thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp một cách nhanh nhất.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028 3911 8581 – 028 3911 8580
Email: info@cis.vn