Hướng dẫn làm giấy phép lao động cho phó giám đốc công ty

Việt Nam đang là một trong những quốc gia Đông Nam Á thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất khu vực, chính vì vậy nhu cầu tuyển dụng người lao động là người nước ngoài ngày càng gia tăng, nhất là lao động có chuyên môn cao, các chức danh quản lý như Giám đốc, Phó Giám đốc, … Để được làm việc hợp pháp tại Việt Nam thì yếu tố tiên quyết đó chính là Giấy phép lao động.

Trong bài viết này, Công ty Luật CIS xin được gửi đến bạn đọc hướng dẫn làm Giấy phép lao động cho Phó Giám đốc công ty.

1. Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động là văn bản cho phép Người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên Giấy phép lao động thể hiện những thông tin về người lao động, bao gồm họ và tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc, … Và Giấy phép lao động là một trong những giấy tờ quan trọng để lao động nước ngoài có thể xin cấp thẻ tạm trú thời hạn 2 năm tại Việt Nam.

lam-giay-phep-lao-dong-cho-pho-giam-doc
Hình ảnh: Giấy phép lao động

2. Sự cần thiết phải xin Giấy phép lao động cho Phó Giám đốc

Hiện nay, nhiều chức danh quản lý, trong đó có chức danh Phó giám đốc của một số công ty hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù, hay đơn giản, Công ty muốn tuyển Người nước ngoài phụ trách vai trò phó giám đốc công ty. Trong trường hợp này, việc xin Giấy phép lao động cho Phó Giám đốc là bắt buộc để họ được làm việc trực tiếp và hợp pháp tại Việt Nam.

Đồng thời Doanh nghiệp, công ty nếu không thực hiện thủ tục xin Giấy phép lao động có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 31 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP, với mức phạt tối đa lên đến 75.000.000 đồng, hơn nữa chính bản thân Phó Giám đốc là Người lao động nước ngoài cũng có thể bị xử phạt tối đa lên đến 25.000.000 đồng, cùng các biện pháp khắc phục hậu quả như trục xuất, buộc xuất cảnh.

3. Thủ tục làm Giấy phép lao động cho Phó Giám đốc

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp Giấy phép lao động cho Phó Giám đốc được quy định tại Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, gồm có:

– Đơn xin cấp Giấy phép lao động (Tải về);

– Giấy chứng nhận sức khỏe/giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng;

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc văn bản có giá trị tương đương được cấp không quá 06 tháng;

– Văn bản, giấy tờ chứng minh kinh nghiệm là Phó Giám đốc;

– 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng;

– Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;

– Hộ chiếu;

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Lưu ý: Các giấy tờ do nước ngoài cấp như: Xác nhận kinh nghiệm làm việc, xác nhận nhà quản lý, Lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng sang tiếng Việt.

⇒Công ty Luật CIS đã có bài viết hướng dẫn về vấn đề này, các bạn tham khảo qua đường link sau:

Hướng dẫn hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của nước ngoài

4. Thời hạn của Giấy phép lao động bao lâu?

Căn cứ Điều 155 Bộ luật Lao động 2019 thì thời hạn của Giấy phép lao động tối đa là 02 năm, được gia hạn 01 lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

Như vậy, thời hạn có hiệu lực tối đa của Giấy phép lao động là 04 năm.

5. Giá làm Giấy phép lao động cho Phó Giám đốc là bao nhiêu?

Các chi phí để làm Giấy phép lao động, bao gồm:

Phí Nhà nước để làm Giấy phép lao động: Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 85/2019/TT-BTC quy định lệ phí cấp Giấy phép lao động cho Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Do đó, tùy từng địa phương mà mức lệ phí cấp Giấy phép lao động sẽ là khác nhau.

Cụ thể mức phí, lệ phí làm Giấy phép lao động các bạn tham khảo tại đây

Lưu ý: Mức lệ phí Nhà nước có thể thay đổi tuỳ từng thời điểm.

Ngoài ra, còn có các khoản phí khác: phí khám sức khoẻ (tuỳ vào bệnh viện mà Người nước ngoài khám), phí xin lý lịch tư pháp, phí dịch thuật, chứng thực hồ sơ, phí hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ do cơ quan, tổ chức của nước ngoài cấp như bằng cấp của Người nước ngoài

6. Kinh nghiệm xin Giấy phép lao động cho Phó Giám đốc

Việc xin cấp Giấy phép lao động cần phải chuẩn bị khá nhiều giấy tờ và thực hiện qua nhiều bước phức tạp, mất thời gian. Do vậy, nếu không có kinh nghiệm làm hồ sơ thì hồ sơ dễ bị từ chối. Do đó, bạn nên tìm những công ty cung cấp dịch vụ xin Giấy phép lao động để hỗ trợ bạn.

– Để xin giấy phép lao động thì cần phải chuẩn bị nhiều giấy tờ, hồ sơ, do đó, nếu công ty cung cấp dịch vụ mà không có kinh nghiệm, thì bạn sẽ mất thời gian khi họ yêu cầu bạn bổ sung giấy tờ nhiều lần;

– Để xin giấy phép lao động, Phó Giám đốc phải có Giấy khám sức khỏe, Lý lịch tư pháp,… các giấy tờ của nước ngoài phải hợp pháp hoá lãnh sự và dịch công chứng …

– Hiện có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động, như: các công ty Luật, các công ty du lịch, công ty về visa, các công ty dịch vụ khác,… Chính vì vậy, bạn nên đánh giá năng lực và kinh nghiệm của họ trước. Bạn nên tìm những công ty cung cấp dịch vụ xin Giấy phép lao động chuyện nghiệp để hỗ trợ bạn.

7. Dịch vụ làm Giấy phép lao động của Công ty Luật CIS

Việc xin cấp cấp Giấy phép lao động cho Phó Giám đốc trải qua nhiều thủ tục gây mất nhiều thời gian cho Quý khách hàng. Nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc không có thời gian, Công ty Luật CIS sẽ hỗ trợ bạn trong thực hiện các công việc liên quan đến xin cấp Giấy phép lao động.

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, uy tín, trách nhiệm, CIS Law Firm sẽ hỗ trợ khách hàng trong những việc sau:

– Tư vấn các thủ tục, điều kiện xin cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam;

– Tư vấn thủ tục, hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp cho cho chức danh Phó Giám đốc tại Việt Nam;

– Tư vấn hồ sơ, thủ tục khám sức khỏe tại Việt Nam để xin Giấy phép lao động;

– Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp Giấy phép lao động;

– Hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép lao động cho Phó Giám đốc tại Việt Nam cho khách hàng;

– Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Tư vấn điều kiện thủ tục pháp lý ký hợp đồng lao động sau khi được cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam;

– Tư vấn thủ tục pháp lý về quản lý, báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam;

Gia hạn giấy phép lao động.

Trên đây là các thông tin hướng dẫn làm Giấy phép lao động cho Phó giám đốc. Nếu bạn có vướng mắc, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582                Hotline: 0916568101
Email: info@cis.vn