Hướng dẫn làm Giấy phép lao động cho Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài

Hiện nay, ngày càng nhiều công ty nước ngoài thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam để thực hiện chức năng ủy quyền, xúc tiến thương mại, quảng bá, phân phối sản phẩm công ty,… Theo quy định của pháp luật lao động, trưởng văn phòng đại diện là Người nước ngoài phải xin giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam, ngoại trừ những người thuộc các trường hợp miễn giấy phép lao động.

Trong bài viết này, Luật sư Công ty Luật CIS sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục xin Giấy phép lao động cho Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài mới nhất.

1. Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động hay còn gọi là Work permit là giấy phép được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho Người nước ngoài để họ được làm việc hợp pháp tại Việt Nam, trong đó có Giấy phép lao động cấp cho Trưởng văn phòng đại diện.

Trưởng văn phòng đại diện chỉ được cấp Giấy phép lao động khi Trưởng văn phòng đại diện đó đáp ứng các điều kiện như hướng dẫn tại Mục 3 và thực hiện thủ tục xin Giấy phép lao động tại Mục 4 bài viết này.

giay-phep-lao-dong-truong-van-phong-dai-dien

2. Trưởng văn phòng đại diện có được miễn Giấy phép lao động không?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc Công ty nước ngoài, đại diện cho Công ty đó tại Việt Nam. Trưởng văn phòng đại diện phụ trách điều hành hoạt động và là người đứng đầu, có quyền quyết định cao nhất của Văn phòng đại diện.

Hiện nay có 20 trường hợp được miễn Giấy phép lao động theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Trong đó, Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam được miễn Giấy phép lao động.

Đối với Trưởng văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam (không phải tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ) sẽ không thuộc diện được miễn cấp giấy phép lao động. Do đó, sau khi mở Văn phòng đại diện thì Trưởng văn phòng đại diện cần tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép lao động quy định của pháp luật.

3. Điều kiện làm Giấy phép lao động cho Trưởng văn phòng đại diện

Điều kiện để cấp Giấy phép lao động cho Trưởng văn phòng đại diện như sau:

– Đủ 18 tuổi trở lên và có đủ sức khỏe theo quy định;

– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

– Visa Việt Nam phải còn hạn trong thời gian làm Giấy phép lao động.

– Là người đứng đầu văn phòng đại diện được ghi nhận trên Giấy phép thành lập văn phòng đại diện;

– Có văn bản xác nhận, chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành có thời hạn tối thiểu 03 năm (có xác nhận kinh nghiệm làm việc).

4. Thủ tục làm Giấy phép lao động cho trưởng văn phòng đại diện

Để làm Giấy phép lao động, phải thực hiện qua 2 bước chính như sau:

Bước 1: Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 

Chi tiết thủ tục xem Tại đây

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động

Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ như sau:

♦ Thành phần hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động (Tải về mẫu số 11).

– Giấy phép thành lập văn phòng đại diện

– Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc, chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành có thời hạn tối thiểu 03 năm

– Văn bản chấp thuận chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Văn bản này xin ở Bước 1 đã nêu)

– Quyết định bổ nhiệm Trưởng văn phòng đại diện

– Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc giấy khám sức khỏe khám tại Việt Nam tại các bệnh viện, phòng khám, có sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế(trong thời hạn 12 tháng)

Xem thêm: Danh sách bệnh viện khám sức khỏe để xin cấp Giấy phép lao động mới nhất

– Phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp (trong thời hạn 06 tháng)

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

– 02 ảnh màu (4cm x 6cm, nền trắng, đầu để trần, không đeo kính) (chụp trong vòng 06 tháng)

– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn thời hạn (kèm theo visa Việt Nam còn đủ thời hạn)

Lưu ý: Các giấy tờ do nước ngoài cấp như: Xác nhận kinh nghiệm làm việc, xác nhận nhà quản lý, Lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng sang tiếng Việt.

Xem thêm: Hướng dẫn hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của nước ngoài

♦ Nơi nộp hồ sơ:

– Trường hợp Văn phòng nằm trong khu công nghiệp, bạn nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh.

– Trường hợp Văn phòng nằm ngoài khu công nghiệp, bạn nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.

♦ Thời hạn nộp: Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày Người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

♦ Thời gian có kết quả: 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ bộ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Sau khi Trưởng văn phòng đại diện được cấp Giấy phép lao động thì phải thực hiện các thủ tục như sau:

♦ Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài: Trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05 tháng 01 của năm sau, Văn phòng đại diện báo cáo 6 tháng đầu năm và hàng năm về tình hình sử dụng Người lao động nước ngoài.

Xin thẻ tạm trú theo thời hạn của Giấy phép lao động cho Trưởng văn phòng đại diện, thời hạn tối đa là 02 năm.

5. Thời hạn của Giấy phép lao động bao lâu?

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của giấy tờ xin giấy phép lao động (hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm,…) nhưng tối đa không quá 02 năm.

Điều 11 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao Động năm 2012 như sau:

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 2 năm:

1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;

2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;

3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;

4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;

5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

6. Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;

8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

6. Chi phí làm Giấy phép lao động cho Trưởng văn phòng đại diện là bao nhiêu?

Các chi phí để làm Giấy phép lao động, bao gồm:

– Phí Nhà nước để làm Giấy phép lao động (tại TP. HCM là: 600.000 VNĐ/ giấy phép).

– Ngoài ra, còn có các khoản phí khác: phí khám sức khoẻ (tuỳ vào bệnh viện mà Người nước ngoài khám), phí xin lý lịch tư pháp, phí dịch thuật, chứng thực hồ sơ, phí hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ do cơ quan, tổ chức của nước ngoài cấp như bằng cấp của Người nước ngoài.

7. Dịch vụ làm Giấy phép lao động cho trưởng văn phòng đại diện

Với nội dung hướng dẫn xin cấp Giấy phép lao động nêu trên, bạn thấy rằng việc làm Giấy phép lao động phức tạp và mất thời gian. Nếu bạn chưa từng làm thủ tục này, khi thực hiện, bạn rất dễ bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc thậm chí bị từ chối hồ sơ. Do đó, bạn có thể tìm những công ty cung cấp dịch vụ xin Giấy phép lao động chuyên nghiệp để hỗ trợ bạn.

Có một số lời khuyên cho bạn là:

– Để xin Giấy phép lao động thì cần phải chuẩn bị khá nhiều giấy tờ, hồ sơ, do đó, nếu công ty cung cấp dịch vụ không có kinh nghiệm, thì bạn sẽ mất thời gian khi họ yêu cầu bạn bổ sung giấy tờ nhiều lần.

– Để xin Giấy phép lao động, Người nước ngoài phải có Giấy khám sức khỏe, Lý lịch tư pháp, … các giấy tờ của nước ngoài phải hợp pháp hoá lãnh sự, … do đó, nếu công ty cung cấp dịch vụ mà thiếu chuyên nghiệp, họ sẽ không cho bạn biết tổng chi phí, mà mỗi thủ tuc họ sẽ báo chi phí phát sinh.

– Hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ làm Giấy phép lao động, như: các công ty Luật, các công ty du lịch, công ty về visa, các công ty dịch vụ khác, … Chính vì vậy, bạn nên đánh giá năng lực và kinh nghiệm của họ trước.

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực làm Giấy phép lao động cho Người nước ngoài, Công ty Luật CIS đã hỗ trợ cho nhiều khách hàng sở hữu Giấy phép lao động. Luật sư sẽ trợ giúp bạn trong những việc sau:

– Tư vấn các thủ tục, điều kiện xin cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam;

Thẩm định, kiểm tra hồ sơ;

– Tư vấn thủ tục, thực hiện hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài tại Việt Nam mà không yêu cầu:

  • Người nước ngoài xuất trình xác nhận tạm trú.
  • Người nước ngoài phải trực tiếp đến Sở Tư pháp tỉnh/ thành phố.

– Tư vấn hồ sơ, thủ tục khám sức khỏe tại Việt Nam để xin Giấy phép lao động;

Dịch, công chứng dịch, hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp Giấy phép lao động;

Hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam cho khách hàng;

Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Tư vấn điều kiện thủ tục pháp lý ký hợp đồng lao động sau khi được cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam;

– Tư vấn thủ tục pháp lý về quản lý, báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam;

Gia hạn Giấy phép lao động;

Cấp đổi Giấy phép lao động.

Trên đây là các hướng dẫn chi tiết về thủ tục làm Giấy phép lao động cho Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài. Nếu bạn có vướng mắc, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582                Hotline: 0916568101
Email: info@cis.vn