Các sản phẩm mà chúng ta tiêu dùng hàng ngày thường được dán các mã số, mã vạch. Vậy, mã số, mã vạch là gì và có ý nghĩa như thế nào? Các tổ chức, cá nhân cần làm gì để gắn những mã số, mã vạch đó lên hàng hoá kinh doanh của mình?
Những vấn đề trên sẽ được Công ty Luật CIS chia sẻ trong bài viết “Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch” hôm nay!
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Mã số, mã vạch là gì?
Khi mua những hàng hoá từ trung tâm thương mại, siêu thị hoặc cửa hàng, chúng ta thường thấy các sản phẩm được người bán quét mã để thanh toán. Thực chất, đó là mã số, mã vạch.
Mã số, mã vạch là những dãy số, ký tự hình học thường được gắn lên các hàng hoá, dịch vụ mà chúng ta tiêu dùng hàng ngày.
Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT-BKHCN định nghĩa mã số, mã vạch như sau:
1. Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;
2. Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác; |
Như vậy, mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng thể hiện xuất xứ, định danh sản phẩm. Mã số thể hiện mã quốc gia, mã định danh doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số, mã vạch đối với hàng hoá, dịch vụ và một số thông tin khác. Còn mã vạch là hình thức thể hiện của mã số, mã vạch lưu trữ thông tin về mã số và giúp cho các thiết bị đầu vào có thể đọc được mã số.
Các hình dưới đây minh hoạ chi tiết về một số hình thức của mã vạch. Theo đó, các dãy số “8930803200104” và “8930150620082” là mã số và cách gạch nét thanh, nét đậm là mã vạch (theo dạng ký hiệu vạch tuyến tính). Hình ảnh QRcode và PDF417 cũng là các mã vạch.
2. Tại sao cần đăng ký mã số, mã vạch? Mã số mã vạch có bắt buộc không?
Việc đăng ký mã số, mã vạch là không bắt buộc, điều đó có nghĩa, nếu chúng ta không có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch thì chúng ta không đăng ký. Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng mã số, mã vạch trên hàng hóa, dịch vụ, chúng ta phải đăng ký sử dụng mã số mã vạch.
Hiện nay, có thể thấy, hầu hết các sản phẩm lưu thông trên thị trường đều được gắn mã số, mã vạch. Điều đó cho thấy đa số các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đều quan tâm và đăng ký sử dụng mã số, mã vạch cho sản phẩm của mình.
Khi đăng ký thành công và được cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch, tổ chức, cá nhân được hưởng nhiều lợi ích như:
∗ Giúp ích trong việc quản lý, kiểm soát hàng hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Việc sử dụng mã số, mã vạch giúp cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ dễ quản lý, kiểm soát các hàng hoá, dịch vụ của mình. Đối với những tổ chức, cá nhân kinh doanh nhiều hàng hoá, dịch vụ, việc “định vị” các sản phẩm của mình bằng mã số, mã vạch giúp tiết kiệm thời gian, công sức trong việc truy xuất thông tin của hàng hoá, dịch vụ cũng như quản lý, kiểm đếm hàng hoá, dịch vụ.
∗ Tạo niềm tin với khách hàng.
Trong tiềm thức của đa số người tiêu dùng, việc mua một sản phẩm có gắn mã số, mã vạch khiến họ yên tâm hơn về xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ đó cũng như về tổ chức kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
∗ Dễ dàng xuất khẩu hàng hoá.
Đối với những dãy số bắt đầu bằng “893” thì đó là sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam. Vì vậy tổ chức, cá nhân có thể thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu hàng hoá, giao dịch với đối tác nước ngoài.
∗ Tăng tính cạnh tranh đối với hàng hoá, dịch vụ cùng loại.
Đối với những tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ được đăng ký mã số, mã vạch về để phân phối, bán lại, khi trên sản phẩm có gắn mã số, mã vạch, họ cũng có thể dễ dàng quản lý hàng hoá và thuận tiện trong việc giao dịch với khách hàng hơn. Từ đó tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
3. Trình tự đăng ký sử dụng mã số, mã vạch
Trình tự đăng ký sử dụng mã số, mã vạch được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng sử dụng ký mã số, mã vạch
Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch gồm:
– Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch (Tải về);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.
Lưu ý: chuẩn bị 02 bộ hồ sơ với thành phần như nhau.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký mã số, mã vạch
Sau khi chuẩn bị hồ sơ như hướng dẫn trên, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia, còn gọi là GS1 (trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) theo địa chỉ: 08 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Lưu ý: Trường hợp nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.
Bước 3: Cơ quan đăng ký mã vạch thẩm định hồ sơ và cấp mã số, mã vạch
– Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, GS1 thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, GS1 cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch.
4. Phí đăng ký sử dụng mã số, mã vạch
Phân loại phí | Mức thu |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) | 1.000.000 đồng/mã |
Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 300.000 đồng/mã |
Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) | 300.000 đồng/mã |
Phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài đối với hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm | 500.000 đồng/hồ sơ |
Phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài đối với hồ sơ trên 50 mã sản phẩm | 10.000 đồng/mã |
5. Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch của Công ty Luật
Với bề dày kinh nghiệm của mình, cùng với đội ngũ Luật sư được đào tạo chuyên sâu, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, Công ty Luật CIS đã hỗ trợ nhiều tổ chức, doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số, mã vạch thành công tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch như sau:
- Tư vấn về hồ sơ, thủ tục đăng ký sử dụng mã số, mã vạch;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch đầy đủ, nhanh chóng và hợp lệ;
- Theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến hồ sơ;
- Hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh;
- Tư vấn và thực hiện thủ tục xin cấp mới, cấp lại các giấy phép con liên quan;
- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình đăng ký sử dụng mã số, mã vạch.
Trên đây là những thông tin về dịch vụ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch của Công ty Luật CIS. Nếu quý đọc giả có những thắc mắc hay nội dung nào cần giải đáp về vấn đề này, hãy liên hệ để nhận được hỗ trợ pháp lý và tư vấn theo thông tin sau:
PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3911.8581 – 3911.8582 – Hotline: 0916.568.101
Email: info@cis.vn