Giải đáp pháp luật: Điều kiện hưởng lương hưu từ năm 2021

Lương hưu là mục tiêu lâu dài nhất mà người lao động hướng tới khi tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm đảm bảo và ổn định cuộc sống lâu dài  khi về già hoặc khi bị suy giảm khả năng lao động. Để được hưởng lương hưu, người lao động cần đáp ứng những điều kiện về quá trình tham gia bảo hiểm xã hội và độ tuổi.

Bên cạnh đó, từ 1/1/2021, chính sách lương hưu có thay đổi lớn khi tăng độ tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ,… Chính vì vậy, bài viết này giới thiệu mọi người về chế độ lương hưu mới nhất

1. Điều kiện để hưởng lương hưu mới nhất

Căn cứ theo quy định pháp luật bảo hiểm xã hội, năm 2020, NLĐ cần đáp ứng đủ 2 điều kiện để hưởng lương hưu như sau:

  1. đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
  2. Đủ độ tuổi: Lao động nam đủ 60 tuổi, lao động nữ đủ 55 tuổi trong điều kiện lao động bình thường;

Với những công việc đặc thù như làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,  khai thác than trong hầm lò; thì điều kiện về số năm đóng BHXH vẫn không thay đổi (20 năm), tuy nhiên có sự ưu tiên về tuổi nghỉ hưu của người lao động.

2. Nếu chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì phải làm thế nào?

Theo quy định NLĐ phải đóng đủ BHXH 20 năm trở lên thì mới được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, pháp luật có 1 quy định có lợi cho NLĐ đó là nếu người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH thì có quyền tham gia BHXH tự nguyện để đóng BHXH đủ cho những năm còn thiếu. Thời điểm tính hưởng lương hưu là thời điểm đóng đủ BHXH 20 năm

Cụ thể:

  • Nếu đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm[1]: thì được quyền đóng một lần hoặc Đóng hằng tháng; Đóng 03 tháng một lần, Đóng 06 tháng một lần, Đóng 12 tháng một lần; Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần cho những năm còn thiếu cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
  • Nếu đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm: thì được đóng Đóng hằng tháng; Đóng 03 tháng một lần, Đóng 06 tháng một lần, Đóng 12 tháng một lần; Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

⇒ Như vậy, PL vẫn dành cơ hội cho NLĐ chưa đóng đủ BHXH 20 năm để đóng đủ số tháng còn thiếu.

3. Độ tuổi hưởng lương hưu:

Trở về với độ tuổi hưởng lương hưu, tại thời điểm hiện nay, tức là năm 2020, Lao động nam đủ 60 tuổi, lao động nữ đủ 55 tuổi trong điều kiện lao động bình thường là đủ độ tuổi hưởng lương hưu.

Tuy nhiên, trong thời gian tới thì độ tuổi nghỉ hưu sẽ tăng lên. Cụ thể theo quy định của BLLĐ, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 (tức nam tăng độ tuổi nghỉ hưu thêm 2 năm so với năm 2020) và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 (tức nữ tăng độ tuổi nghỉ hưu thêm 5 năm so với năm 2020).

Cụ thể, lộ trình điều chỉnh như sau:

Kể từ 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường là nam: đủ 60 tuổi 03 tháng và nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Như vậy, đủ độ tuổi nghỉ hưu là một trong 2 điều kiện quan trọng để được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta vẫn thường nghe nhắc nhiều đến cụm từ hưởng hưu “non”.

4. Hưởng hưu non là gì?

Trong trường hợp NLĐ bị suy giảm khả năng lao động và đảm bảo điều kiện về tuổi đời thì pháp luật vẫn cho phép người lao động được nghỉ hưu trước tuổi, hay gọi là nghỉ hưu “non”, nghỉ mất sức và cũng vẫn được hưởng lương hưu hàng tháng.

5. Mức hưởng lương hưu

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng (tối đa 75%) x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

1. Tỷ lệ hưởng sẽ được tính như sau:

  • Đối với lao động nam

– Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2020: Tỷ lệ hưởng 45% tương ứng với 18 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

Ví dụ: Ông A làm việc trong điều kiện bình thường và đến năm 2020 đủ tuổi nghỉ hưu. Tính đến thời điểm nghỉ, ông có 30 năm đóng BHXH. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông được tính: 18 năm đóng BHXH = 45%; 12 năm đóng BHXH còn lại = 12 x 2% = 24%.

Vậy lương hưu hàng tháng của ông A sẽ bằng 69% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

– Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021: Tỷ lệ hưởng 45% tương ứng với 19 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

– Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi: Tỷ lệ 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

  • Đối với lao động nữ

Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2020 trở đi: Tỷ lệ 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

Ví dụ: Bà B làm việc trong điều kiện bình thường. Năm 2020, bà nghỉ hưu khi vừa tròn 55 tuổi và có 20 năm đóng BHXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của bà được tính: 15 năm đóng BHXH = 45%; 5 năm đóng BHXH còn lại = 5 x 2% = 10%.

Vậy lương hưu hàng tháng của bà B sẽ bằng 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Lưu ý: tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa bằng 75%.

2. Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH đối với NLĐ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được tính như sau:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng / Tổng số tháng đóng BHXH

Giải đáp câu hỏi bạn đọc về chế độ hưu trí

Thời gian qua, có rất nhiều bạn đọc gửi câu hỏi cho cty Luật hỏi về chế độ hưu trí.

Cty luật xin chọn ra 2 câu hỏi mà bạn đọc thường mắc mắc để giải đáp như sau:

Câu 1: Tôi đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng tôi mới tham gia BHXH được 15 năm. Tôi muốn hỏi là trong trường hợp này tôi có thể hưởng chế độ hưu trí không? Nếu không thì tôi được hưởng chế độ nào?

Cty Luật giải đáp như sau:

– Như đã trình bày ở trên, nếu người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH thì có quyền tham gia BHXH tự nguyện để đóng BHXH đủ cho những năm còn thiếu. Thời Điểm tính hưởng lương hưu là thời điểm đóng đủ BHXH 20 năm. Do vậy, Bác hoàn toàn có thể đóng tiếp BHXH tự nguyện để đủ thời gian 20 năm

-Trường hợp Bác không chọn cách tiếp tục đóng BHXH thì bác có thể làm hồ sơ đề nghị hưởng BHXH 1 lần

Về cách nhận tiền BHXH 1 lần, cty Luật đã thực hiện video chi tiết ở kỳ trước, mời bác và các bạn quan tâm xem tại đây ….

Câu 2: Tôi đã tham gia BHXH được hơn 20 năm nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu. Trong trường hợp này tôi có thể hưởng chế độ hưu trí không? Nếu không thì tôi được hưởng chế độ nào?

Cty Luật giải đáp như sau: trường hợp đã đóng BHXH được hơn 20 năm – tức đủ thời gian để hưởng lương hưu nhưng chưa đủ tuổi hưởng lương hưu thì NLĐ có các giải pháp như sau:

– Một là xem xét mình có thuộc trường hợp được nghỉ hưu non không. Cụ thể, trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động và đảm bảo điều kiện về tuổi đời thì pháp luật vẫn cho phép người lao động được nghỉ hưu trước tuổi và cũng vẫn được hưởng lương hưu hàng tháng

– Hai là NLĐ bảo lưu thời gian đóng BHXH đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để được hưởng chế độ lương hưu

Lưu ý rằng, ngoài 2 giải pháp trên thì trong trường hợp này NLĐ sẽ không thể làm hồ sơ để hưởng BHXH 1 lần trừ trường hợp đi định cư nước ngoài, hoặc mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng

Hi vọng câu trả lời trên giải đáp được vấn đề bạn quan tâm.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ miễn phí!

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: 028 3911 8580 – 028 3911 8581

Email: info@cis.vn

[1] Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP