Nhãn hiệu là một tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau. Tuy nhiên, để được công nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu này thì chủ sở hữu cần tiến hành một thủ tục gọi là đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp văn bằng bảo hộ.
Trong bài viết này, Công ty Luật CIS sẽ giải đáp câu hỏi mà nhiều bạn đã gửi đến CIS trong thời gian gần đây, đó là: cá nhân thì có thể nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu hay không?
Thông thường, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu chủ yếu là những doanh nghiệp, mục đích là sử dụng tên gọi, logo trong những lĩnh vực, ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật sở hữu trí tuệ vẫn cho phép ngoài các doanh nghiệp, tổ chức thì một cá nhân vẫn hoàn toàn có quyền đăng ký nhãn hiệu cho riêng mình, cụ thể: quyền đăng ký nhãn hiệu trong Luật SHTT quy định 3 trường hợp cá nhân có thể tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho riêng mình như sau:
- Một là, Cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Hai là, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
- Ba là, trường hợp Nhãn hiệu đó thuộc quyền sở hữu của nhiều người thì một cá nhân muốn đại diện các chủ sở hữu còn lại thực hiện thủ tục đăng ký thì phải có sự đồng ý của các chủ sở hữu còn lại.
Cá nhân là người nước ngoài đăng ký nhãn hiệu như thế nào?
Theo quy định của Luật SHTT về cách thức nộp đơn thì đối với người nước ngoài sẽ được chia làm 2 trường hợp:
- Một là, Cá nhân nước ngoài CÓ THƯỜNG TRÚ tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
- Hai là, Cá nhân nước ngoài KHÔNG THƯỜNG TRÚ tại Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì phải thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là những tổ chức hành nghề SHTT đã được Cục SHTT cấp giấy phép hoạt động như CIS Law Firm.
Như vậy, cá nhân vẫn có quyền đăng ký nhãn hiệu cho riêng mình theo những trường hợp nêu trên.
“CÁ NHÂN DƯỚI 18 TUỔI CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU KHÔNG?” – Theo quy định tại Điều 21 BLDS thì giao dịch dân sự liên quan đến các tài sản cần đăng ký của người dưới 18 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. – Hơn nữa, cá nhân chỉ có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp hoặc sản phẩm do mình đưa ra thị trường do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó (Điều 87.1, 87.2 Luật SHTT) – Người chưa thành niên không được quyền thành lập, quản lý, góp vốn vào doanh nghiệp để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh (Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014) Do đó, cá nhân chưa đủ 18 tuổi thì không được đứng tên chủ sở hữu văn bằng bảo hộ mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó theo Điều 136 BLDS. |
Công ty Luật HD Bản Quyền Quốc Tế (CIS Law Firm) là tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề bảo hộ nêu trên, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ:
PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 028 3911 8581
Email: info@cis.vn