Logo là một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng để nhận diện doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ và thu hút khách hàng. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ xây dựng và thiết kế cho riêng mình một logo đẹp, độc và lạ để ghi dấu doanh nghiệp của mình trên thị trường. Chính vì vậy, bảo hộ logo là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết để tránh những tranh chấp, đạo nhái, hàng giả làm ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng.
Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật CIS sẽ hướng dẫn các bạn về Thủ tục đăng ký bản quyền logo mới nhất năm 2023. Mời các bạn đọc theo dõi!
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- 1. Bản quyền là gì?
- 2. Bản quyền logo là gì?
- 3. Thủ tục đăng ký bản quyền logo năm 2023 như thế nào?
- 4. Hồ sơ đăng ký bản quyền logo năm 2023 gồm những gì?
- 5. Bản quyền logo được bảo hộ bao nhiêu năm?
- 6. Kinh nghiệm đăng ký bản quyền logo năm 2023
- 7. Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền logo của Công ty Luật CIS
1. Bản quyền là gì?
Bản quyền là quyền tác giả đối với tác phẩm do một hoặc nhiều cá nhân cùng sáng tạo ra. Cá nhân sử dụng thời gian và trí tuệ của mình sáng tạo ra tác phẩm sẽ được gọi là tác giả và cá nhân/tổ chức đầu tư tiền bạc, cơ sở vật chất để tác giả tạo ra tác phẩm sẽ được gọi là chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo quy định, Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền tác giả bao gồm:
– Quyền nhân thân được quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ:
Điều 19. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm: 1. Đặt tên cho tác phẩm. Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này; 2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; 3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; 4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. |
– Quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ:
Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm: a) Làm tác phẩm phái sinh; b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm; c) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; d) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; đ) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn; e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê. 2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của Luật này. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này. Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả. 3. Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây: a) Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại; b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối. |
2. Bản quyền logo là gì?
Bản quyền Logo là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong kinh doanh nói chung và trong hoạt động xây dựng thương hiệu nói riêng. Bản quyền logo là việc nhà nước bảo hộ để người sử dụng logo đó được sử dụng độc quyền, duy nhất mà không có bất kỳ bên thứ ba nào sử dụng logo trùng hoặc tương tự giống như vậy.
Chính vì ý nghĩa trên, mà bản quyền logo được hiểu ở 2 khía cạnh: bản quyền logo dưới hình thức bảo hộ thương hiệu và bản quyền logo bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả.
Tương ứng với hai hình thức bảo hộ này: thương hiệu hay quyền tác giả, thì thủ tục để đăng ký bảo hộ hoàn toàn khác nhau, theo đó, quyền và lợi ích khi logo được bảo hộ cũng rất khác nhau, mà pháp luật Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới gọi là bảo hộ song trùng.
Nếu như bản quyền logo bảo hộ dưới hình thức là quyền tác giả, mà theo đó, chủ sở hữu có các quyền như đề cập tại Mục 1, thì bản quyền logo bảo hộ dưới hình thức thương hiệu – chủ sở hữu có các quyền độc quyền sử dụng, như: Gắn thương hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; Bán, chào bán, quảng cáo để bán, trưng bày để bán, tàng trữ để bán, vận chuyển hàng hóa mang thương hiệu được bảo hộ; Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang thương hiệu được bảo hộ.
Như vậy, bản quyền logo bảo hộ dưới hình thức thương hiệu là một biểu tượng, là một hình vẽ hoặc hình ảnh đại diện cho một công ty, tổ chức hoặc sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Logo thường được thiết kế để tạo ra một hình ảnh độc đáo và dễ nhận biết, giúp người ta nhớ đến thương hiệu hoặc sản phẩm mỗi khi nhìn thấy nó. Logo có thể được tạo thành từ các ký hiệu, hình ảnh, đường nét và màu sắc khác nhau hoặc kết hợp của những yếu tố đó.
3. Thủ tục đăng ký bản quyền logo năm 2023 như thế nào?
Như trình bày tại Mục 2, đăng ký bản quyền logo có thể thực hiện theo một trong hai hình thức hoặc cả 2 hình thức, đó là đăng ký bản quyền logo dưới hình thức quyền tác giả và đăng ký bản quyền logo dưới hình thức độc quyền thương hiệu, cụ thể:
3.1 Thủ tục đăng ký bản quyền logo dưới hình thức quyền tác giả
Quy trình thẩm định hồ sơ đăng ký bản quyền logo tại Cục Bản quyền tác giả cụ thể như sau:
∗ Bước 1: Cục Bản quyền tác giả tiếp nhận hồ sơ đăng ký tại một trong các địa điểm sau:
– Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đây là trụ sở chính của Cục Bản quyền tác giả.
– Hồ Chí Minh: Số 170 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả.
– Đà Nẵng: Số 01 đường An Nhơn 7, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đây là Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả.
∗ Bước 2: Cục Bản quyền tác giả tiến hành rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ
– Cục Bản quyền tác giả sẽ thực hiện công việc rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ thông báo yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Người nộp đơn có thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp Người nộp đơn không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì Cục Bản quyền tác giả trả lại hồ sơ cho người nộp đơn.
∗ Bước 3: Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
– Hồ sơ sau khi hợp lệ ở Bước 2, Cục Bản quyền tác giả sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn trong thời hạn 15 ngày.
3.2 Thủ tục đăng ký bản quyền logo dưới hình thức độc quyền thương hiệu
Đăng ký bản quyền logo dưới hình thức độc quyền thương hiệu là thủ tục pháp lý để xác lập quyền sở hữu thương hiệu đối với logo, theo đó được nhà nước bảo hộ độc quyền khi sử dụng logo để giúp nhận diện sản phẩm/ dịch vụ của công ty/doanh nghiệp/cá nhân mình với sản phẩm/ dịch vụ của công ty/doanh nghiệp/cá nhân khác.
Thủ tục đăng ký bản quyền logo dưới hình thức độc quyền thương hiệu sẽ được thực hiện ở Cục Sở hữu trí tuệ.
Chi tiết thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu vui lòng xem Tại đây.
4. Hồ sơ đăng ký bản quyền logo năm 2023 gồm những gì?
Như trình bày ở Mục 2 và Mục 3, bản quyền logo có thể được đăng ký bảo hộ dưới hình thức độc quyền thương hiệu hoặc quyền tác giả. Tương ứng với các hình thức này, thì hồ sơ đăng ký bảo hộ là rất khác nhau, cụ thể
4.1 Đăng ký bản quyền logo dưới hình thức quyền tác giả
Để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền logo tại Cục Bản quyền tác giả, bạn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như sau:
– Tờ khai đăng ký bản quyền logo (theo mẫu mới nhất);
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền logo;
– Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký bản quyền logo là người được ủy quyền;
– Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
4.2 Đăng ký bản quyền logo dưới hình thức độc quyền thương hiệu
Chi tiết hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu vui lòng xem Tại đây
5. Bản quyền logo được bảo hộ bao nhiêu năm?
Như trình bày tại Mục 2 và 3, bản quyền logo có thể được bảo hộ theo một trong hai hình thức hoặc cả 2 hình thức, đó là bảo hộ bản quyền logo dưới hình thức quyền tác giả và bảo hộ bản quyền logo dưới hình thức độc quyền thương hiệu, theo đó, thời hạn bảo hộ cũng khác nhau, cụ thể:
– Thời hạn bảo hộ bản quyền logo dưới hình thức quyền tác giả là 75 năm kể từ khi logo được công bố lần đầu tiên.
– Thời hạn bảo hộ bản quyền logo dưới hình thức độc quyền thương hiệu là 10 năm và được gia hạn nhiều lần, không giới hạn số lần gia hạn và mỗi lần gia hạn được bảo hộ 10 năm.
6. Kinh nghiệm đăng ký bản quyền logo năm 2023
Sau khi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung ngày 01/01/2023, vào ngày 26/04/2023 Chính phủ đã cho ban hành Nghị định 17/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, đồng thời ngày 02/06/2023 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã cho ban hành Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Mặc dù đã có Nghị định và Thông tư hướng dẫn cho những quy định mới, tuy nhiên, thực tế khi tiến hành thủ tục đăng ký sẽ gặp không ít khó khăn cho người nộp đơn khi chuẩn bị hồ sơ.
Công ty Luật sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số kinh nghiệm khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền tác giả nói chung và đăng ký quyền tác giả đối với logo nói riêng.
6.1 Tờ khai đăng ký quyền tác giả
Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu mới nhất hiện nay khác rất nhiều so với mẫu cũ trước đây. Theo đó, người nộp đơn cần phải cung cấp nhiều thông tin hơn như là:
– Đường link địa chỉ trang điện tử (trong trường hợp công bố trên mạng Internet)
– Mô tả đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, tính năng hữu ích của tác phẩm
– Công cụ, ứng dụng dùng để sáng tạo tác phẩm
– Tác phẩm được tạo ra để gắn liền với đồ vật hữu ích nào (nếu có), được sản xuất thủ công hay công nghiệp
– Cam đoan về việc sáng tạo tác phẩm
– …
Bạn đọc cần lưu ý trường hợp này để khai tờ khai đầy đủ các thông tin theo yêu cầu quy định của pháp luật.
6.2 Tác phẩm đăng ký
Đối với tác phẩm logo, khi đăng ký quyền tác giả phải đáp ứng các điều kiện về tác phẩm như sau:
– Bản sao tác phẩm phải được thể hiện rõ ràng trên khổ giấy A4 thể hiện đúng bố cục, đường nét, màu sắc, hình khối của toàn bộ tác phẩm;
– Trường hợp tác phẩm có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt; có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập;
Để chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định mới của Luật Sở hữu trí tuệ là không đơn giản, yêu cầu người chuẩn bị hồ sơ phải có kiến thức chuyên môn và có kinh nghiệm thực tiễn thì mới có thể đảm bảo được hồ sơ đăng ký trôi chảy và có khả năng cao được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Tương tự, nếu đăng ký bản quyền logo dưới hình thức thương hiệu, thì chúng ta cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
– Thứ nhất, hồ sơ có thể bị từ chối về hình thức vì hồ sơ thiếu sót một trong tài liệu bắt buộc phải có, hay hồ sơ không thống nhất về mẫu nhãn hiệu, mô tả sai, phân nhóm sai lĩnh vực yêu cầu bảo hộ do không có kinh nghiệm…
– Thứ hai, hồ sơ có thể bị từ chối về mặt nội dung vì thương hiệu đăng ký không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ như: thương hiệu mang tính mô tả, nhất là trường hợp mà nhiều thương hiệu gặp phải đó chính là thương hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu đã được nộp trước đó trong lĩnh vực tương ứng, v.v…
Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên tìm một Tổ chức chuyên nghiệp hoặc Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả như Công ty Luật CIS để họ hỗ trợ tốt nhất cho bạn.
Nếu cần liên hệ và sử dụng dịch vụ của Chúng tôi, bạn vui lòng để lại tin nhắn trên website hoặc gọi đến số điện thoại:
028 3911 8580 – 091 911 8580
7. Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền logo của Công ty Luật CIS
Với kinh nghiệm hoạt động lâu dài, các Luật sư và chuyên viên của Công ty Luật CIS đã được đào tạo chuyên sâu về bản quyền tác giả và Sở hữu trí tuệ từ Cục Bản quyền tác giả và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:
– Tư vấn đăng ký bản quyền logo, thương hiệu.
– Hoàn thiện hồ sơ, theo dõi đơn đăng ký bản quyền logo, thương hiệu và phúc đáp với cơ quan đăng ký (nếu có).
– Tiếp nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với logo, thương hiệu.
– Khiếu nại các quyết định liên quan đến cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả đối với logo, thương hiệu.
Trên đây là Hướng dẫn đăng ký bản quyền logo mới nhất 2023. Nếu bạn muốn tư vấn hoặc muốn đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, Bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới đây:
PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: info@cis.vn – sohuutritue@cis.vn