Hồ sơ xin cấp mới thẻ Apec ở Bình Dương năm 2024

Thẻ doanh nhân APEC như một tấm thẻ quyền lực, tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nhân đi công tác tại các 19 quốc gia thuộc khối APEC mà không cần phải thực hiện thủ tục xin visa đầy phức tạp và tốn kém.

Thông qua bài viết dưới đây, Công ty Luật CIS sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin về hồ sơ cấp mới thẻ APEC ở Bình Dương năm 2024.

1. Thẻ APEC là gì?

Thẻ đi lại doanh nhân APEC (APEC Business Travel Card viết tắt là thẻ ABTC) là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của mỗi nền kinh tế thành viên APEC cấp cho doanh nhân của nước mình sau khi nhận được sự đồng ý cho phép nhập cảnh từ các nền kinh tế thành viên khác. Đây được xem là một loại visa đặc biệt mà doanh nhân các nước trong khối APEC dùng để nhập cảnh vào 19 nước thành viên khối này gồm: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Nga, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, New ZeaLand, Mexico, Chile, Brunei, Peru, Papua New Guinea và Việt Nam.

Tại Việt Nam, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh là cơ quan cấp thẻ APEC cho công dân Việt Nam. Thẻ APEC có hai dạng là thẻ cứng và thẻ điện tử. Thẻ Apec cứng và thẻ APEC điện tử có giá trị pháp lý như nhau. Trong đó:

– Thẻ Apec cứng là một dạng thẻ có kích thước hình chữ nhật, được in trên chất liệu đặc biệt theo công nghệ chung của các nền kinh tế thành viên và đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.

– Thẻ Apec điện tử là một dạng thẻ được cấp trên giao diện điện tử thông qua ứng dụng ABTC trên thiết bị điện tử thông minh có kết nối mạng internet.

Doanh nhân xin cấp thẻ APEC có quyền lựa chọn cấp thẻ ABTC cứng hoặc thẻ ABTC điện tử hoặc cả hai.

thu-tuc-lam-the-apec-o-binh-duong

2. Ai được cấp thẻ APEC ở Bình Dương năm 2024

Thẻ APEC chỉ được cấp cho một số đối tượng đặc biệt, được quy định tại Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, cấp và quản lý thẻ đi lại doanh nhân APEC. Theo đó, những doanh nhân giữ các chức danh dưới đây được xem xét cấp thẻ APEC:

– Chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị;

– Chủ tịch công ty;

– Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc doanh nghiệp;

– Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã;

– Kế toán trưởng, Giám đốc bộ phận hoặc Trưởng phòng có liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ trong các doanh nghiệp;

– Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp;

– Các chức danh tương đương khác.

3. Lợi ích khi sử dụng thẻ APEC

Một nguyên tắc chung mà chúng ta đều biết đó là, khi muốn nhập cảnh vào bất kỳ nước nào, nếu không phải là công dân nước đó thì bắt buộc phải có thị thực (visa) do cơ quan nhà nước của nước đó cấp. Đối với doanh nhân thường xuyên đến các nước APEC vì mục đích kinh doanh thương mại, thì thẻ APEC được xem là một công cụ thuận lợi giúp doanh nhân tiết kiệm chi phí và thời gian. Ngoài ra thẻ APEC còn mang đến những lợi ích dưới đây:

– Miễn thị thực đi 19 nước (“Visa”): Doanh nhân sở hữu thẻ APEC có thể tự do nhập cảnh, xuất cảnh và được nhập cảnh nhiều lần mà không phải làm thủ tục xin visa mỗi khi cần đến những nước thành viên APEC gồm: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Nga, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, New ZeaLand, Mexico, Chile, Brunei, Peru, Papua New Guinea và Việt Nam…

Nhanh chóng và tiết kiệm chi phí so với xin VISA đồng thời đặc biệt rất phù hợp với những chuyến đi đột xuất.

– Không giới hạn số lần sử dụng trong 5 năm: Không chỉ là loại visa đặc biệt có thể đi đến nhiều quốc gia, thẻ APEC còn không bị giới hạn số lần sử dụng trong suốt thời hạn thẻ là 5 năm. Lợi ích này giúp cho người sở hữu thẻ tiết kiệm được chi phí rất nhiều vì không phải xin visa từng lần cho mỗi lần đi nước ngoài.

– Thời gian lưu trú lâu dài: Thẻ APEC cho phép người sở hữu được lưu trú từ 30 – 90 ngày tại các nước APEC mà không phải làm nhiều thủ tục khai báo tạm trú phức tạp.

– Được ưu tiên làm thủ tục xuất nhập cảnh tại khu vực riêng ở cửa khẩu của các nền kinh tế thành viên: doanh nhân có thẻ APEC khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh sẽ được ưu tiên tại khu vực riêng ở sân bay, cảng, …của các nền kinh tế thành viên.

– Điểm cộng ưu tiên khi xin visa các nước phát triển khác như: Mỹ, Canada, Đức…

dich-vu-lam-the-apec

4. Điều kiện xin cấp mới thẻ APEC ở Bình Dương năm 2024

Để được cấp mới thẻ APEC tại Bình Dương, Doanh nhân và công ty nơi doanh nhân đang làm việc có trụ sở ở Bình Dương phải đáp ứng hai nhóm điều kiện sau:

♦ Điều kiện đối với Doanh nhân xin cấp thẻ:

– Doanh nhân là người Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

– Doanh nhân đang làm việc, giữ chức vụ thực tế được nêu tại mục 2 tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ APEC.

– Doanh nhân có tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ theo quy định của pháp luật, trừ một số trường hợp không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.

– Doanh nhân có hộ chiếu Việt Nam còn thời hạn sử dụng tối thiểu 5 năm.

– Doanh nhân có nhu cầu đi công tác thường xuyên tới các quốc gia khối APEC để ký kết, thực hiện các cam kết kinh doanh, thương mại trong khu vực APEC.

–  Không thuộc các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

♦ Điều kiện đối với Công ty nơi doanh nhân đang làm việc tại Bình Dương:

– Công ty đã có thời gian hoạt động liên tục từ 12 tháng trở lên;

– Công ty chấp hành đúng quy định của pháp luật về thương mại, thuế, hải quan, lao động, bảo hiểm xã hội và các quy định pháp luật liên quan khác;

– Công ty phải có các hoạt động ký kết, hợp tác kinh doanh trực tiếp với đối tác của các nền kinh tế thành viên APEC;

– Có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tối thiểu 05 tỉ đồng (hoặc tương đương) trong năm gần nhất;

– Công ty có nhu cầu cử nhân sự đi lại thường xuyên, ngắn hạn để thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ hoặc các mục đích kinh tế khác tại các nền kinh tế thành viên APEC.

5. Các bước xin cấp mới thẻ APEC ở Bình Dương năm 2024

Về cơ bản thủ tục xin cấp thẻ APEC tại Bình Dương gồm 02 bước:

♦ Bước 1: Xin Quyết định chấp thuận của UBND tỉnh Bình Dương về việc cho phép sử dụng thẻ APEC.

Doanh nhân muốn xin thẻ Apec phải nộp hồ sơ xin sử dụng thẻ APEC. Khi nhận hồ sơ, UBND tỉnh Bình Dương sẽ xem xem và quyết định có cho phép doanh nhân sử dụng thẻ Apec hay không.

Tại giai đoạn này, UBND tỉnh Bình Dương sẽ tổng hợp ý kiến của 7 cơ quan ban ngành về tình hình chấp hành pháp luật và hoạt động của Công ty và Doanh nhân, 7 cơ quan bao gồm Công an tỉnh, Sở Công Thương, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư (hoặc Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore nếu Công ty của bạn đăng ký hoạt động trong các khu công nghiệp này).

Và dựa trên ý kiến của 7 cơ quan trên, UBND tỉnh Bình Dương sẽ ra quyết định có chấp thuận cho Doanh nhân Công ty sử dụng Thẻ APEC hay không.

Thời gian xử lý hồ sơ phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, của doanh nhân cũng như thời gian xác minh, thẩm định hồ sơ của các cơ quan. Thời gian trung bình để Công ty có được kết quả ở bước này là khoảng 2-4 tháng kể từ khi nộp đủ bộ hồ sơ hợp lệ.

♦ Bước 2: Xin cấp thẻ APEC.

Sau khi có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh Bình Dương về việc cho phép doanh nhân sử dụng thẻ APEC, Công ty tiến hành nộp hồ sơ xin cấp thẻ APEC lên Cục Quản lý Xuất nhập cảnh.

Khi nhận đủ bộ hồ sơ xin cấp thẻ APEC, Cục QLXNC sẽ hỏi ý kiến của 18 quốc gia thuộc khối APEC.

Theo quy định, thời gian xin ý kiến 18 quốc gia trong khối APEC là 21 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Công ty. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian giải quyết hồ sơ trong giai đoạn này trung bình là khoảng 3 – 4 tháng vì phụ thuộc vào thời gian mà 18 quốc gia thuộc khối APEC đưa ý kiến phản hồi.

Khi các quốc gia trong khối APEC chấp thuận, Cục QLXNC sẽ in và cấp thẻ APEC cho doanh nhân. Các quốc gia chấp chuận sẽ được in trên mặt sau của thẻ APEC.

6. Hồ sơ xin cấp mới thẻ APEC ở Bình Dương năm 2024

Tương ứng với hai giai đoạn như đề cập tại Mục 5 ở trên, Hồ sơ từng giai đoạn gồm:

∗ Hồ sơ bước 1 – Xin quyết định chấp thuận của UBND tỉnh Bình Dương gồm có:

– Văn bản xin phép sử dụng Thẻ APEC (Tải mẫu CV01);

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực hợp đồng thương mại của doanh nghiệp ký kết trực tiếp hoặc qua giao dịch điện tử với đối tác của nền kinh tế thành viên APEC có thời hạn không quá 02 năm tính đến thời điểm đề nghị được sử dụng thẻ ABTC, kèm theo các văn bản thể hiện hợp đồng, tài liệu ký kết, hợp tác đã được thực hiện. như: Thư tín dụng (L/C), Vận đơn, Tờ khai hải quan, Hóa đơn thanh toán;

– Báo cáo tổng hợp kê chi tiết các khoản thuế của doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng vào Ngân sách nhà nước trong 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC;

– Hộ chiếu của Doanh nhân;

– Quyết định bổ nhiệm chức vụ;

– Báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp trong 12 tháng gần nhất và quá trình đóng bảo hiểm xã hội của doanh nhân tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC kèm theo tài liệu chứng minh; thời gian đóng bảo hiểm xã hội của doanh nhân với chức vụ đề nghị cấp thẻ tối thiểu là 12 tháng.

– Báo cáo quyết toán tài chính trong năm gần nhất của doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Giấy ủy quyền của người nộp hồ sơ.

∗ Hồ sơ bước 2 – Xin cấp thẻ APEC tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh gồm:

– Tờ khai đề nghị cấp thẻ (Tải mẫu X06);

– 02 ảnh mới chụp, cỡ 3cm x 4cm, đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính, phông nền màu trắng;

– Bản chính văn bản đề nghị cấp thẻ ABTC (Tải mẫu CV02);

– Hộ chiếu của Doanh nhân;

– Quyết định bổ nhiệm chức vụ của Doanh nhân;

– Văn bản cho phép sử dụng thẻ APEC của UBND tỉnh Bình Dương;

– Hồ sơ pháp nhân của công ty.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

7. Những khó khăn thường gặp khi xin cấp mới thẻ APEC

Hồ sơ xin cấp thẻ APEC trải qua nhiều giai đoạn, nhiều bước khác nhau, trong đó có sự xem xét của nhiều cơ quan, ban ngành có thẩm quyền về việc chấp hành pháp luật, năng lực hoạt động kinh doanh của công ty/doanh nghiệp nơi doanh nhân làm việc. Do vậy, trong quá trình xin cấp thẻ sẽ có nhiều khó khăn. Một số khó khăn điển hình như sau:

♦ Trong giai đoạn 1: Xin quyết định chấp thuận của UBND tỉnh Bình Dương:

Đây là giai đoạn đầu tiên nhưng cũng là giai đoạn quan trọng và khó khăn nhất. Tại giai đoạn này, UBND tỉnh Bình Dương sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các thông tin liên quan của doanh nghiệp và doanh nhân về việc đáp ứng điều kiện để xin cấp thẻ APEC hay không.

Những vấn đề mà Công ty và Doanh nhân thường gặp nhất trong giai đoạn này là:

– Doanh nhân không chứng minh được mình có nhu cầu thường xuyên đi lại đến các nước trong khối APEC để ký kết, thực hiện hợp đồng.

– Công ty không chứng minh được năng lực sản xuất và hợp tác với các đối tác thuộc khối APEC như không có đủ các giấy tờ, chứng từ liên quan chứng minh đã thực hiện hợp đồng kinh tế ký kết với đối tác thuộc các nước trong khối APEC.

– Công ty, Doanh nhân có sự vi phạm pháp luật và không khắc phục kịp thời. Các vi phạm thường gặp là: Công ty chưa thực hiện đầy đủ các quy định về lao động, nợ tiền thuế, không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc nợ tiền bảo hiểm xã hội, vi phạm hải quan…

– Công ty không theo dõi sát sao quá trình giải quyết hồ sơ nên không kịp thời cung cấp hồ sơ bổ sung, giải trình cho cơ quan giải quyết.

♦ Trong giai đoạn 2: Xin cấp thẻ APEC tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh

Đây là giai đoạn để xin ý kiến từ các nước thành viên khối APEC. Một số nước có thể từ chối, không chấp thuận cấp thẻ APEC vì một số lý do sau:

– Doanh nhân đã từng vi phạm về thời hạn xuất cảnh, hoặc doanh nhân đã từng vi phạm pháp luật nước đó.

– Tùy theo quy định của pháp luật của các quốc gia, Doanh nhân đã được cấp một loại visa khác đang có hiệu lực tại thời điểm xin cấp thẻ APEC thì có thể sẽ bị từ chối cấp mới thẻ APEC.

Quy trình cấp thẻ APEC trải qua nhiều bước và việc theo dõi và xử lý/giải trình khi hồ sơ gặp vấn đề là điều không thể tránh khỏi. Khi Công ty tự thực hiện thủ tục mà không nắm rõ điều kiện xin cấp thẻ, không có kinh nghiệm trong việc đánh giá, xử lý, theo dõi hồ sơ thì khả năng rất cao hồ sơ xin cấp thẻ APEC sẽ bị treo hoặc bị từ chối rất cao. Vì thế một giải pháp nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí và đảm bảo hiệu quả cho bạn chính là sử dụng dịch làm thẻ APEC trọn gói tại Công ty Luật CIS.

8. Dịch vụ xin cấp mới thẻ APEC trọn gói ở Bình Dương

Với bề dày kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp thẻ APEC, Công ty Luật CIS tự hào hỗ trợ cho nhiều đối tác được sở hữu chiếc thẻ ưu việt này.

Những lợi thế khi sử dụng dịch vụ tại Công ty Luật CIS:

– Tỉ lệ hồ sơ đã xử lý thành công: 100%.

– Dịch vụ làm thẻ APEC trọn gói, giá cả cạnh tranh, uy tín.

– Nhiều kinh nghiệm và quan hệ tốt với cơ quan Nhà nước;

– Tư vấn hoàn toàn miễn phí;

– Soạn thảo và nộp hồ sơ làm thẻ APEC nhanh chóng;

– Theo dõi, cập nhật tình trạng hồ sơ thường xuyên;

– Nhiều dịch vụ hậu mãi: tư vấn lập báo cáo tình hình sử dụng thẻ APEC hàng năm miễn phí, tư vấn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu công ty miễn phí.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về hồ sơ xin cấp mới thẻ APEC ở Bình Dương năm 2024. Nếu bạn có vướng mắc về Thủ tục, hồ sơ xin cấp thẻ APEC ở Bình Dương hay bạn có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582             Hotline: 0916 568 101

Email: info@cis.vn