Giải đáp toàn bộ chính sách bảo hiểm y tế học sinh sinh viên mới nhất

Tiếp nối chủ đề về Bảo hiểm y tế, trong bài viết ngày hôm nay Công ty Luật CIS sẽ giải đáp những câu hỏi thường gặp về Bảo hiểm y tế dành riêng cho học sinh sinh viên, đây là chủ đề đang rất được quan tâm trong thời gian gần đây, cụ thể: mức đóng Bảo hiểm y tế của các em Học sinh, sinh viên hiện nay thay đổi như thế nào? Có được Nhà Nước hỗ trợ gì hay không? Nếu có thì bao nhiêu? Khi đi khám cần mang theo những giấy tờ gì?

Xin mời bạn đọc xem nội dung giải đáp pháp luật thông qua bài viết “Giải đáp toàn bộ chính sách bảo hiểm y tế học sinh sinh viên mới nhất” để biết câu trả lời cho tất cả vấn đề này.

1. Mức đóng bảo hiểm y tế của Học sinh, sinh viên tăng bao nhiêu khi lương cơ sở tăng?

Như chúng ta được biết, mức đóng Bảo hiểm y tế sẽ căn cứ vào lương cơ sở, vừa rồi lương cơ sở được điều chỉnh tăng, kéo theo mức đóng Bảo hiểm y tế cũng tăng theo, trong đó Học sinh, sinh viên là đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia Bảo hiểm y tế, vậy hiện nay Học sinh, sinh viên được hỗ trợ mức đóng như thế nào? Có phân biệt Học sinh, sinh viên học trường tư hay trường công lập không?

Mức đóng Bảo hiểm y tế theo quy định hiện nay là 4.5% mức lương cơ sở, tương đương 105.300 đồng/tháng. Tuy nhiên, Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng Bảo hiểm y tế, khoảng 31.590 đồng/tháng, cho tất cả Học sinh, sinh viên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Điều này áp dụng cho cả trường công lẫn trường tư, không phân biệt học chính quy hay thường xuyên.

Học sinh, sinh viên chỉ cần đóng 70% còn lại, tức khoảng 73.710 đồng/tháng. Các em có thể chọn đóng 3 tháng, 6 tháng, hoặc cả năm, và thực tế thì nhà trường thường khuyến khích các em đóng một lần cho cả năm để đảm bảo quyền lợi liên tục. Cụ thể:

Riêng các em đã có thẻ Bảo hiểm y tế theo đối tượng khác, như hộ nghèo, sẽ không phải tham gia thêm theo diện Học sinh, sinh viên vì Nhà nước đã hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, có nghĩa là các thành viên trong hộ nghèo sẽ không phải tự đóng bất kỳ khoản nào cho Bảo hiểm y tế.

dich-vu-lam-the-apec

2. Khi đi khám bệnh bằng Bảo hiểm y tế thì học sinh sinh viên cần mang theo những giấy tờ gì?

Khi đi khám bệnh thì các em Học sinh, sinh viên cần mang theo thẻ Bảo hiểm y tế còn hạn hoặc hình ảnh thẻ trên ứng dụng VssID, kèm theo giấy tờ tùy thân có ảnh, như Thẻ Căn Cước hoặc hình ảnh Căn cước tích hợp Bảo hiểm y tế trên ứng dụng VneID. Chúng tôi đã có video hướng dẫn cách kiểm tra thời hạn thẻ bảo hiểm y tế, bạn đọc có thể xem lại trong video sau đây:

3. Mức chi trả Bảo hiểm y tế cho Học sinh, sinh viên có phân biệt giữa đi khám chữa bệnh đúng tuyến và trái tuyến không?

Mức chi trả Bảo hiểm y tế có phân biệt đúng tuyến và trái tuyến. Khi đi khám đúng tuyến, các em Học sinh, sinh viên được bảo hiểm chi trả 80% hoặc100% chi phí. Cụ thể, 100% chi phí khám chữa bệnh khi:

(i) khám tại tuyến xã;

(ii) tổng chi phí dưới 351.000 đồng, hoặc

(iii) tham gia bảo hiểm liên tục 5 năm và số tiền tự chi trả trong năm vượt 6 tháng lương cơ sở. Các trường hợp khác chi trả 80%.

Khi khám trái tuyến, nếu các em đi khám ở bệnh viện tuyến huyện thì sẽ được chi trả 80% chi phí, không phân biệt ngoại trú hay nội trú. Còn khi các em đi khám ở bệnh viện tuyến tỉnh thì bảo hiểm chi trả 80% chi phí nội trú, và tuyến Trung ương là 40% chi phí nội trú.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

4. Đi khám Bảo hiểm y tế nhưng quên đem thẻ Bảo hiểm y tế hoặc đi khám ở bệnh viện không có chế độ Bảo hiểm y tế thì Học sinh sinh viên có được giải quyết chế độ gì không?

Nếu các em Học sinh, sinh viên khám tại nơi không có Bảo hiểm y tế hoặc quên thẻ thì các em vẫn có thể yêu cầu bảo hiểm thanh toán lại chi phí các em đã trả cho bệnh viện (gọi là “thanh toán trực tiếp”).

Tuy nhiên, mức thanh toán lại sẽ tùy thuộc vào loại hình điều trị và tuyến khám.

Ví dụ, mức thanh toán lại tối đa khi các em đi điều trị ngoại trú là 351.000 đồng,

Còn khi các em đi điều trị nội trú thì có thể được thanh toán lại lên đến 5.850.000 đồng tùy vào tuyến bệnh viện.

Chi tiết về mức tối đa thanh toán trực tiếp đối với Học sinh, sinh viên, bạn đọc có thể tham khảo trong bảng dưới đây:

Tuy nhiên, để được thanh toán lại phần chi phí này thì các em cần phải làm hồ sơ gửi đến cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi mình cư trú chứ bảo hiểm không tự động hoàn lại tiền này.

5. Do đặc thù học sinh sinh viên thường bắt đầu niên khóa vào gần cuối năm, vậy hiệu lực thẻ Bảo hiểm y tế được tính như thế nào?

Hiệu lực thẻ tùy thuộc vào cấp học và thời gian đóng ban đầu. Thẻ của học sinh lớp 1 sẽ có hiệu lực sử dụng từ ngày 1/10 năm đầu tiên. Thẻ của học sinh lớp 12 sẽ hết hạn ngày 30/9. Sinh viên năm nhất có thẻ từ khi nhập học và sinh viên năm cuối sẽ có thẻ hết hạn vào cuối tháng kết thúc khóa học.

6. Học sinh sinh viên có thể đóng Bảo hiểm y tế ở đâu? Có được thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ Bảo hiểm y tế không?

Các em Học sinh, sinh viên sẽ đăng ký mua Bảo hiểm y tế ngay tại nhà trường vào đầu năm học. Trong quá trình tham gia, các em có thể thay đổi nơi khám ban đầu mỗi quý.

Công ty Luật CIS cũng đã có video hướng dẫn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:

Như vậy, Công ty Luật CIS vừa giải đáp toàn bộ các thắc mắc về Bảo hiểm y tế cho Học sinh, sinh viên. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.